Hướng dẫn cách trồng, chăm sóc lan thủy tiên mỡ gà đơn giản

Lan thủy tiên mỡ gà dễ thích nghi và không cần điều kiện đặc biệt khi chăm sóc, nên rất phù hợp cho những người mới tập trồng lan, tuy nhiên, nên nắm rõ kỹ thuật để không phạm sai lầm khi trồng nhé. Sau đây Đặng Gia Trang sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan thủy tiên mỡ gà hiệu quả nhất, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

1/ Đặc điểm của lan thủy tiên mỡ gà

Lan thủy tiên mỡ gà (Callista densiflora) hay kiều mỡ gà. Giả hành thân bụi màu xanh sẫm to 1-2cm và cao 40-60cm, trên thân chia đốt và có rãnh chạy dọc. Lá khá dày, hình thoi hơi nhọn, có 5-7 lá màu xanh đậm và mọc so le. Thuộc loại rễ chùm có màu xanh trắng. Hoa chùm có nhiều hoa đơn với màu sắc vàng óng ánh, ở giữa môi hoa là màu vàng đậm. Chùm hoa dài từ 25-30cm, khi nở có mùi hương dịu nhẹ, chỉ nở được 5-7 ngày và mùa hoa vào cuối xuân đến hết mùa hè.

2/ Cách nhận biết thủy tiên mỡ gà

  • Thủy tiên mỡ gà: Có thân vuông nhưng cạnh không sắc, sắc hoa màu vàng mỡ gà, có môi tròn màu vàng đậm. Mùa hoa nở hoa tầm tháng 3-5 dương lịch.

  • Thủy tiên vuông/kiều trắng: Thân phình to ở giữa hình vuông, góc cạnh khá sắc thường không dài lắm (20-40cm). Cánh hoa trắng muốt cùng với môi màu vàng cam. Mùa hoa nở vào tháng giêng.

  • Thủy tiên vàng/thủy tiên hoàng lạp: Giả hành hình dùi bắp. Hoa chùm mọc mạnh, nghiêng xéo ra rồi cong xuống, hoa màu vàng đậm, môi vàng cam, có lông và rìa mép. Tháng 4 là mùa hoa đẹp nhất.

3/ Chuẩn bị trồng thủy tiên mỡ gà

3.1 Giá thể trồng

Cũng như các lan kiều khác, lan thủy tiên mỡ gà rất dễ trồng với nhiều loại giá thể như: Lũa, vỏ thông, dớn, xơ dừa,…

Lũa: Kiều mỡ gà ghép lũa được đánh giá thẩm mỹ cao. Tuy nhiên loại giá thể này khó vận chuyển xa và làm cây phát triển kém. Phải làm sạch bằng bàn chải sắt, sau đó để khô và làm móc.

Vỏ thông và than: Giá thành thấp, dễ sử dụng và thoàng nước tốt. Bạn chỉ cần đập giá thể nhỏ vừa, rửa sạch và cho vào chậu.

Rêu và dớn: Giữ ẩm tốt cho lan, dễ tìm và hợp túi tiền, bạn nên ngâm qua đem 24 tiếng, rửa lại nhiều lần cho hết chát hoặc luộc lên rồi mới cho vào chậu.

3.2 Giống trồng

Trước khi trồng kiều mỡ gà bạn nên cắt bỏ rễ già, bị dập nát và chừa lại khoảng 1-2cm rồi rửa sạch lại với nước. Tiến hành ngâm gốc lan vào dung dịch Physan (hoặc Benkona/Nano bạc) từ 5-20 phút để loại bỏ nấm. Sau khi gốc lan khô ráo, tiếp tục cho ngâm vào nước đã pha thuốc kích thích sinh trưởng Hùng Nguyễn 6 trong 1 (hoặc các loại chế phẩm kích cây/mầm, B1+Atonik, chống sốc,…) trong thời gian từ 30-60 phút. Nếu ít gốc thì có thể dùng bình xịt thay vì ngâm.

4/ Cách trồng lan thủy tiên mỡ gà

Khi đã xử lý lan thủy tiên mỡ gà xong thì có thể ghép gốc hoặc trồng vào chậu đều được. Để ghép gốc, bạn cần cố định gốc lan vào giá thể thật chặt bằng dây hoặc kẽm, tránh cho cây bị lung lay khi tưới hay gặp gió lớn (phải gỡ bỏ vật liệu ghép gốc bằng kim loại khi rễ mới đã bám chặt vào giá thể). Nếu trồng kiều mỡ gà vào chậu gỗ/gốm thì nên cho ở đáy một ít than củi hoặc vỏ thông và tiếp theo là dớn cọng xếp vào gần đầy chậu (tỷ lệ 2:3). Đặc gốc lan lên trên và cố định tốt, rồi cho ít dớn trải mỏng xuống gốc để giữ ẩm (cây ra rễ mới thì bỏ lớp dớn ra để bộ rễ được thông thoáng). Sao đó treo gốc lan vào nơi râm mát, thoáng khí và ẩm cao. Duy trì tưới nước 1-3 lần/ngày tùy theo thời tiết.

Cách trồng thủy tiên mỡ gà

Cách trồng thủy tiên mỡ gà

5/ Cách chăm sóc lan thủy tiên mỡ gà

5.1 Ánh sáng

Lan thủy tiên mỡ gà ưa nắng sáng và nắng nhẹ cuối ngày, với cường độ 50-60%. Tuy nhiên phải tránh cho cây bị cháy lá vì nắng gắt trực tiếp vào buổi trưa, kiêng kỵ để cây lan trực tiếp chịu nắng mưa thất thường (nắng gắt rồi mưa dầm hay ngược lại), vì vậy, nên sử dụng lưới che nắng thái chuyên dụng cho lan để che chắn.

5.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng để kiều mỡ gà phát triển tốt là 30oC mùa hè và 24-25oC vào giữa tháng chín và tháng tư. Nếu điều khiển được nhiệt độ, độ ẩm phù hợp bạn sẽ khiến cho lan ra hoa đúng tết

5.3 Tưới nước

Bình thường bạn có thể tưới hơi sương 1-3 lần/ngày. Tùy vào độ ẩm và thời tiết mưa hay nắng để tăng, giảm số lần tưới. Vào giai đoạn tăng trưởng kiều mỡ gà cần được tưới hằng ngày và giảm lượng nước tưới trong thời gian cây trưởng thành.

5.4 Phân bón

Bạn cần cung cấp dinh dưỡng bằng phân bón để cây phát triển tốt và đủ sức kháng sâu bệnh. Định kỳ phun thuốc kích rễ 1 tuần/lần cho đến khi gốc lan ra rễ, rồi sử dụng phân NPK 20-20-20 pha loãng tưới mỗi tuần khi cây ra rễ ổn định. Tưới phân NPK 10-30-10 đều đặn 1 lần/tuần tại thời điểm 1 tháng trước mùa hoa đến sau mùa hoa, để cây tích trữ và bổ sung dinh dưỡng cho cây khỏe mạnh, cây con phát triển tốt.

Bên cạnh đó, sử dụng phân trùn quế dạng viên nén để bổ sung dinh dưỡng lành tính cho cây. Giúp kích thích cây đâm chồi, ra hoa và tránh các tác nhân gây hại.

6/ Phòng trừ sâu bệnh trên lan thủy tiên mỡ gà

Để hạn chế vấn đề sâu bệnh gây hại trên lan thủy tiên mỡ gà thì bạn cần lưu ý:

Lựa chọn và xử lý tốt cây giống khi mua về và giá thể trồng lan.

Quan sát và kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời sâu bệnh hại.

Đối với sâu hại như: Rệp, rầy, nhện đỏ,… thì nên sử dụng Pesieu + Moven phun đẫm vào gốc giả hành, nách và mặt dưới lá, phun đều 3-4 lần và cách 15 ngày/lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bệnh hại thường gặp như: Thán thư, đốm đen, thối nhũn,… bạn có thể cách nửa tháng phun một lần Nano bạc luân phiên với Agrifos 400 với liều lượng 60ml pha với 16l nước (hoặc 3,75ml/1l nước), pha loãng Agrifos để tránh gây sốc cho cây. Nên phun kết hợp lên lá và tưới vào gốc, phải loại bỏ phần bệnh hại sạch sẽ rồi hun thuốc.

Để có cho mình một chậu lan thủy tiên mỡ gà khỏe mạnh đạt chuẩn thì bạn hãy tham khảo và thực hiện theo hướng dẫn cách trồng và chăm sóc mà Đặng Gia Trang đã hướng dẫn trong bài viết hôm nay nhé! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099.

Sfarm.vn

*Xem thêm:

Đánh giá bài viết