Hướng dẫn cách làm chuồng gà đơn giản, tiết kiệm tại nhà – Woow.vn
8. Có nên sử dụng lưới để làm sàn cho gà hay không?
6. Thiết kế chuồng gà như thế nào để dễ dàng chữa trị khi gà bệnh?
5. Nên làm chuồng gà thấp hay cao?
4. Làm chuồng gà đơn giản sẽ gặp phải khó khăn nào khi trời mưa bão?
3. Làm thế nào để chống nóng cho gà vào mùa hè?
2. Vào mùa hè thì chuồng gà thường gặp những vấn đề nào?
II. Những vấn đề cần chú ý khi làm chuồng gà tại nhà
Cách làm chuồng gà đơn giản, nhanh chóng tại nhà? Có thể làm chuồng gà từ những vật liệu nào? Những vấn đề cần chú ý khi làm chuồng gà.
Ở Việt Nam, việc nuôi gà tại gia khá phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn có sân vườn rộng rãi. Để gà phát triển tốt, bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì người nuôi cũng cần chú trọng đến môi trường sống của gà hay chuồng gà. Dưới đây là tổng hợp các cách làm chuồng gà đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng tại nhà.
Nội Dung Chính
I. Tổng hợp 6 cách làm chuồng gà đơn giản tại nhà
1. Làm chuồng gà đơn giản với lưới B40
Làm chuồng gà bằng lưới B40 sẽ đảm bảo sự chắc chắn, an toàn đồng thời không làm mất đi tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, lưới B40 còn có độ bền tốt, dù sử dụng nhiều năm vẫn còn rất chắc chắn. Do đó, làm chuồng với lưới B40 vừa giúp hạn chế tình trạng bị trộm cắp vật nuôi vừa tiết kiệm chi phí.
Tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế mà bạn có thể kết hợp lưới B40 với những vật liệu có sẵn như cọc tre, cọc gỗ hoặc kết hợp với sắt hộp, máy hàn xì. Tổng chi phí làm chuồng khoảng 1-2.000.000 VNĐ. Những nguyên vật liệu cần có để làm chuồng: Lưới B40 cũ (15.000 – 20.000 VNĐ/kg); cọc tre, cọc gỗ hoặc khung inox hình chữ nhật; hàn xì và dây thép gai; máy cắt thép.
– Hướng dẫn cách làm chuồng gà từ lưới B40:
-
Tiến hành đo diện tích chuồng gà mà bạn muốn làm. Sau đó, dùng máy cắt sắt hoặc kìm để cắt lưới B40 thành 4 miếng tương ứng với chiều dài và chiều rộng bạn vừa đo.
-
Tiếp đến, cắt các thanh inox hộp chữ nhật tương ứng với kích thước trên. Cần chuẩn bị 8 đoạn thanh sắt chữ V để tạo được hình hộp, trong đó 4 thanh sắt có kích thước bắt buộc là 1,5-1,8m. Còn độ dài rộng tùy vào bạn mong muốn.
-
Đóng 4 thanh sắt xuống mặt đất sâu khoảng 20-30cm và dùng hàn xì cố định 4 thanh chiều cao của chuồng gà. Làm tương tự như vậy với các thanh còn lại.
-
Đến đây là đã hoàn thành phần khung của chuồng. Tiếp đến, bạn hãy hàn phần lưới B40 vào khung và cần để lại một vị trí để làm cửa chuồng.
Tuy nhiên, loại chuồng này cũng có một vài hạn chế như cần phải có vật che chắn khi mưa bão; chỉ thích hợp làm nơi nuôi nhốt ban ngày hay cần phải có kiềm hoặc máy cắt, máy hàn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho chuồng.
2. Làm chuồng gà đẻ trứng đơn giản
Một chuồng gà đẻ trứng lý tưởng phải đảm bảo được 2 yếu tố là dễ dàng thực hiện việc cho ăn uống và thu hoạch trứng.
– Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Lốp xe cũ (xe 3 bánh hoặc xe tay ga) để làm ổ cho gà đẻ
-
Thùng carton
-
Băng keo khổ lớn
-
Rơm hoặc lá khô
– Các bước thực hiện:
-
Dùng băng keo quấn toàn bộ bên ngoài thùng carton nhằm chống nước và tăng tính chắc chắn cho khung
-
Kê bên dưới một lớp gạch cách mặt đất khoảng 20-30cm
-
Để bánh xe đã chuẩn bị vào và lót 1 lớp rơm rạ hoặc lá khô dày vào để tạo thành ổ cho gà đẻ
-
Có thể làm khung tre, nứa, hoặc sắt bên ngoài các thùng carton để tăng tính kiên cố nếu muốn
Đối với loại chuồng này thì chi phí không cao do bạn có thể tận dụng các vật liệu sẵn có. Tuy nhiên, kiểu chuồng này có độ bền không cao, cần phải đặt ở nơi khuất gió, tránh mưa nắng để hạn chế chuồng bị hư hỏng.
3. Sử dụng tre, gỗ để làm chuồng gà
Đối với cách làm này, bạn sẽ sử dụng tre, gỗ để làm khung cho chuồng. Loại chuồng này chỉ thích hợp cho mô hình nuôi gà thả vườn, quy mô nhỏ.
– Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Tre, nứa: Hãy chọn cây tre giống đực, cao thẳng, lóng nhỏ để làm chuồng vững hơn
-
Dây thép, đinh, cưa, búa
-
1 tấm tôn
– Cách làm chuồng gà đơn giản với tre, gỗ:
-
Độ cao lý tưởng của chuồng gà là cao hơn mặt đất từ 10 – 15 cm giúp cho gà dễ dàng sinh hoạt cũng như có thể vệ sinh chuồng thuận tiện hơn
-
Hãy vót tre thành các thanh nan nhỏ có chiều rộng từ 2-5cm
-
Đối với cột chuồng, hãy dùng cưa để cắt tre thành từng đoạn tương ứng với chiều cao mà bạn muốn. Sau đó, đóng 4 đoạn tre lớn ở 4 góc để tạo khung cho chuồng
-
Cắt dây thép thành các đoạn 7-10cm để quấn các thanh nan lại với nhau, hoặc có thể cố định bằng đinh cho chắc chắn
-
Quấn lần lượt như thế cho các mặt còn lại của chuồng gà
-
Sau đó, đóng các thanh tre lên trên để làm phần mái cho chuồng. Tiếp đến, đặt tấm tôn lên trên và dùng đinh cố định lại
-
Lưu ý: Bạn cần để lại 1 khoảng trống vừa đủ để làm cửa chuồng
Làm chuồng gà từ tre, gỗ có nhiều ưu điểm như: tre là loại vật liệu dễ tìm, giá thành rẻ; cách làm tương đối dễ; đồng thời chuồng gà từ tre tạo môi trường thông thoáng giúp gà phát triển tốt.
Tuy nhiên chuồng gà làm từ tre, gỗ thường có độ bền không cao, chỉ thích hợp để nuôi nhỏ lẻ. Đặc biệt, nếu vệ sinh chuồng không kỹ sẽ dẫn đến tình trạng tre bị ẩm mốc và dễ bị mục nát.
4. Làm chuồng gà bằng sắt, tre và lưới
– Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
4 thanh sắt chắc chắn, cao từ 1m trở lên để làm phần khung chính ở 4 góc
-
8 thanh sắt nhỏ hoặc tre nứa
-
Lưới để bao quanh chuồng gà
-
Dây thép, tua vít, kìm
– Cách thực hiện:
-
Dùng 4 thanh sắt lớn để làm khung chính cho chuồng gà
-
Cắt dây thép thành từng đoạn khoảng 10 cm
-
Sử dụng dây thép để buộc 8 thanh sắt nhỏ còn lại hoặc các thanh tre để tạo thành hình hộp chữ nhật, hình vuông. Sau đó, dùng tua vít để cố định lại cho chắc chắn hơn
-
Cắt lưới tương ứng với kích thước của chuồng và dùng dây thép để quấn quanh chuồng
-
Có thể dùng vải che phía trên để tránh nắng cho gà
Ưu điểm của loại chuồng này là vật liệu dễ tìm mua, thời gian làm nhanh, chi phí không cao. Còn nhược điểm là chỉ thích hợp cho những quy mô nuôi gà nhỏ, gà tơ và không thích hợp sử dụng nuôi nhốt vật nuôi vào mùa mưa gió.
5. Sử dụng sắt chữ V lỗ để làm chuồng gà
– Chuẩn bị nguyên liệu:
-
Chuẩn bị 12 thanh sắt chữ V lỗ, để chuồng được đẹp hơn thì bạn hãy chọn loại mỏng khoảng 1,5mm. Sắt V lỗ 3x3cm (dày 1,5 ly) có giá khoảng 15.000 VNĐ/mét, loại 4x4cm và 3x5cm (dày 1,5 ly) giá rơi vào khoảng 20.000 VNĐ/mét
-
Lưới B40 hoặc cũng có thể thay bằng loại lưới inox chuyên dụng để làm chuồng
-
Dây thép, ốc vít, kìm, cờ lê
– Cách thức thực hiện:
-
Dùng ốc vít để gắn kết các thanh sắt chữ V lỗ lại với nhau để tạo thành phần khung chuồng
-
Cắt lưới thành kích thước tương ứng với khung và quấn lưới bao quanh chuồng
-
Dùng dây thép để cố định các vị trí này lại
Chuồng gà làm bằng thanh sắt chữ V lỗ với thời gian làm nhanh chóng, cách thức đơn giản; độ chắc chắn và khả năng tái sử dụng cao; có thể làm loại chuồng 2 tầng để nuôi nhốt vật nuôi khác nhau.
Tuy nhiên, chuồng gà làm bằng thanh sắt chữ V lỗ cũng có một vài hạn chế phải kể đến như: trọng lượng nặng dẫn đến tình trạng khó khăn khi di chuyển, tổng chi phí dao động từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ.
6. Các bước làm chuồng gà từ ống nước nhựa
– Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Các đoạn ống nước nhựa (không yêu cầu kích thước)
-
Lưới mắt cáo, hoặc lưới nhựa lỗ nhỏ, trọng lượng nhẹ
-
Cưa, kéo, dây thép
– Các bước thực hiện:
-
Dùng cưa để cắt các ống nước thành nhiều đoạn có kích thước phù hợp để có thể ghép lại thành hình hộp chữ nhật là được
-
Đục các lỗ tương ứng với kích thước của ống và nhét các thanh nan ống vào
-
Cắt lưới thành kích thước tương ứng với khung chuồng. Sau đó quấn quanh chuồng và dùng dây thép để cố định.
Chuồng gà làm từ ống nước nhựa có các ưu điểm nổi bật như: cách làm đơn giản, dễ dàng di chuyển vì chuồng có trọng lượng nhẹ. Còn nhược điểm của loại chuồng này là độ chắc chắn, độ bền không cao, dễ hư hỏng khi bị va đập.
II. Những vấn đề cần chú ý khi làm chuồng gà tại nhà
1. Chiều cao tối thiểu của chuồng gà là bao nhiêu?
Chiều cao trung bình của chuồng gà thường ở khoảng 2,5-3 mét. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu bạn có đủ điều kiện để làm chuồng gà cao hơn, điều này sẽ dễ dàng hơn trong việc ngăn cách không gian thành nhiều ô sau này.
2. Vào mùa hè thì chuồng gà thường gặp những vấn đề nào?
Thường thì chúng ta hay lợp mái chuồng bằng những vật liệu như ngói, tôn… Những vật liệu này sẽ khiến gà dễ bị say nắng, chán ăn, không phát triển. Vì vậy, bạn cần quan tâm đến vấn đề cách nhiệt khi tiến hành xây chuồng gà
3. Làm thế nào để chống nóng cho gà vào mùa hè?
Hiện nay có 2 cách được nhiều người sử dụng rộng rãi để chống nóng cho gà vào mùa hè là: trồng cây leo và làm dàn mưa nhân tạo.
4. Làm chuồng gà đơn giản sẽ gặp phải khó khăn nào khi trời mưa bão?
Dù làm chuồng gà từ vật liệu nào thì điều quan trọng nhất là phải thiết kế khung cột chắc chắn để chịu được mưa gió. Bạn cũng nên theo dõi thời tiết thường xuyên để ứng phó kịp thời nhằm tránh cho gà bị cúm.
5. Nên làm chuồng gà thấp hay cao?
Bạn không nên làm chuồng quá thấp hay quá cao, và chiều cao không nên vượt quá 3m. Điều cần chú trọng khi làm chuồng là đảm bảo không gia trong chuồng luôn thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
6. Thiết kế chuồng gà như thế nào để dễ dàng chữa trị khi gà bệnh?
Nếu bạn nuôi nhiều gà hoặc có điều kiện thì hãy thiết kế chuồng có khu vực cách ly để dễ dàng tách gà bị bệnh ra khỏi đàn, tránh lây nhiễm. Theo đó, việc chữa trị cũng trở nên hiệu quả hơn.
7. Mật độ nuôi gà hợp lý là bao nhiêu?
Thông thường, cứ trung bình 5 – 8 con/m2 là mật độ hợp lý đảm bảo không gian thông thoáng cho gà phát triển.
8. Có nên sử dụng lưới để làm sàn cho gà hay không?
Không nên làm sàn lưới cho gà vì điều này sẽ dẫn đến việc gà dễ bị xước chân, gà hay nằm chồng lên nhau dẫn đến việc bí bách.
Bài viết trên đã chia sẻ những cách thức làm chuồng gà đơn giản từ những vật liệu dễ kiếm, dễ mua, giá thành phải chăng. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã lựa chọn được một kiểu chuồng gà phù hợp với nhu cầu và nắm được các vấn đề cần lưu ý để thiết kế một chiếc chuồng gà tốt nhất.
Chuyên mục: Thú cưng
Đăng bởi: WOOW