Học viên Học viện Phòng không – Không quân VN được đào tạo thế nào?
Học viên Học viện Phòng không Không quân hành quân lên giảng đường
Thiếu tướng, PGS, TS. Trần Văn Thanh – Giám đốc Học viện Phòng không Không quân (PK-KQ) cho biết: Để nâng cao chất lượng GD-ĐT, Học viện thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo phù hợp với từng ngành học, bảo đảm có tính liên thông kiến thức giữa các bậc học, kết hợp giữa đào tạo theo chức vụ với đào tạo học vấn.
Quá trình thực hiện, Học viện chỉ đạo các cơ quan, khoa giáo viên bám sát chức năng, nhiệm vụ, tiến hành rà soát kỹ nội dung, chương trình đào tạo, kiên quyết cắt bỏ những nội dung trùng lặp, tập trung điều chỉnh nội dung, dung lượng giữa các học phần trong từng môn học, đảm bảo thiết thực, khoa học, cập nhật kiến thức mới phù hợp với vũ khí, trang bị hiện có và thực tiễn huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng…
Chuẩn bị khí tài phục vụ công tác huấn luyện tại trung tâm thực hành Học viện PK-KQ
Trước tiên, Học viện tập trung vào đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cho các đối tượng. Với đối tượng đào tạo là cán bộ trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn phòng không, không quân, thực hiện giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian luyện tập thực hành trên sở chỉ huy các cấp và các giảng đường chuyên dùng. Đối với học viên cuối khóa các chuyên ngành không quân, tên lửa, ra đa, pháo phòng không tập trung nâng cao chất lượng thực tập, diễn tập.
Song song với đổi mới nội dung, chương trình và quy trình đào tạo, Học viện đẩy mạnh đổi mới phương pháp đào tạo theo 03 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy – học. Trong đó, coi trọng nâng cao trách nhiệm của giảng viên; năng lực tự học, tự nghiên cứu của học viên; xây dựng phong trào và môi trường học tập tốt.
Đồng thời, đẩy nhanh việc chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, trước mắt là đối với đối tượng cao học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người học tích lũy kiến thức, có thể liên thông, chuyển tiếp các cấp học và các ngành học khác trong Quân đội hoặc chuyển đổi, liên thông với các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc gia, quốc tế.
Cùng với đó, Học viện coi trọng đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng đề cao năng lực thực hành, vận dụng lý luận vào thực tiễn, phù hợp với yêu cầu môn học, ngành học. Để đạt hiệu quả, Học viện tiếp tục chỉ đạo đổi mới cách ra đề thi, thực hiện đa dạng hình thức thi, kiểm tra; đồng thời, phát huy vai trò của Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng GD-ĐT trong thanh tra, kiểm tra việc coi thi, chấm thi, bảo đảm đánh giá kết quả công tác GD-ĐT khách quan, công bằng, chính xác.
Học viện đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý sớm đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu công tác GD-ĐT. Để đẩy nhanh việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, Học viện tích cực đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện nhiều biện pháp, kết hợp giữa đào tạo tại chỗ và liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo khác; giữa nâng cao kiến thức lý luận tại Nhà trường với bồi dưỡng kiến thức thực tế tại đơn vị; ưu tiên tuyển chọn, đào tạo giảng viên các chuyên ngành, như: tác huấn, dẫn đường, ra đa, kỹ sư hàng không và chỉ huy tham mưu cấp chiến thuật, chiến dịch. Mặt khác, Học viện chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, các đơn vị của Quân chủng gửi cán bộ, giảng viên đi đào tạo trong và ngoài nước; đi thực tế chức vụ, tham quan, học tập chuyển loại khí tài, nghiên cứu thực tế tại các đơn vị, nhà máy trong Quân chủng…
Diễn tập cuối khóa tại Học viện PK-KQ thực tiễn quá trình sẵn sàng chiến đấu của Quân chủng Phòng không Không quân
Ngoài ra, Học viện đã đẩy mạnh việc biên soạn giáo trình, tài liệu phục vụ cho huấn luyện, đào tạo. Riêng năm học 2014 – 2015, Học viện đã biên soạn mới 06 tài liệu Điều lệnh chiến đấu Phòng không, Không quân; 14 tài liệu dạy học, 02 giáo trình điện tử; viết các phầngiờ học thực hành trên khí tài pháo phòng không tại Học viện PK-KQ mềm dạy học, như: phần mềm huấn luyện sĩ quan điều khiển tên lửa C125-2TM, thiết bị mô phỏng hàng không trên máy bay Su-30MK, v.v.
Cùng với đó, Học viện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật mô phỏng, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, liên kết với một số viện kỹ thuật, các công ty để triển khai các dự án phục vụ huấn luyện, đào tạo, như: Hệ thống sở chỉ huy diễn tập sư đoàn, trung đoàn phòng không, không quân; mô phỏng một số loại ra-đa cảnh giới, ra-đa bảo đảm bay và xây dựng Trung tâm đào tạo kíp chỉ huy bay, v.v.
Giờ học thực hành trên khí tài pháo phòng không tại Học viện PK-KQ
Với cách đồng bộ trên, Học viện PK-KQ ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng là trung tâm GD-ĐT cán bộ, sĩ quan PK-KQ, nghiên cứu khoa học của Quân chủng và QĐND Việt Nam.
Lương Kiên Cường