Học Nhạc Viện Ra Làm Gì? Lối đi Nào Cho Sinh Viên Thanh Nhạc

Học Nhạc viện ra làm gì, có những cơ hội nghề nghiệp nào đang dành cho bạn? Những tố chất cần có đối với những sinh viên Nhạc viện là gì? Nếu chưa biết học Nhạc viện ra làm gì, bạn hãy tham khảo ngay những chia sẻ dưới đây.

Học nhạc viện ra làm gì?Học nhạc viện ra làm gì?

1. Học Nhạc viện ra làm gì và bạn phải thi khối gì?

Để biết được học Nhạc viện ra làm gì thì bạn hãy thử tìm hiểu các khối thi liên quan đến ngành này. Bạn cần phải biết được các môn học liên quan đến khối thi tuyển để có sự chuẩn bị kỹ cho việc thi cử. Vậy thì để thi vào Học viện âm nhạc, bạn phải thi khối gì?

Học nhạc viện ra làm gì? Thi khối nào?Học nhạc viện ra làm gì? Thi khối nào?

Học viện Âm nhạc có hình thức tổ chức thi kết hợp với phương thức xét tuyển. Để thi vào Học viện Âm nhạc, bạn cần dự thi khối N, gồm có môn cơ sở (chuyên môn chính) và môn cơ bản (kiến thức âm nhạc tổng hợp).

Tổ hợp các môn thi khối N từ N00 đến N09 sẽ gồm có môn ngữ văn cùng năng khiếu tự chọn, năng khiếu âm nhạc (ghi âm, xướng âm, hát, biểu diễn, hòa thanh…).

>>> Xem thêm: Bằng cử nhân là gì? 4 loại bằng cử nhân thông dụng nhất hiện nay

2. Những tố chất cần có đối với sinh viên Thanh nhạc

Thanh nhạc là một trong những lĩnh vực ngoài kiến thức ra thì bạn cần phải có năng khiếu. Để tìm hiểu việc học Nhạc viện ra làm gì, bạn hãy tìm hiểu những tố chất cần có của sinh viên Thanh nhạc là gì dưới đây:

2.1 Khả năng cảm âm tốt

Người học Thanh nhạc cần phải có khả năng lắng nghe cũng như khả năng cảm âm tốt. Như vậy, bạn mới có thể cập nhật kịp thời các xu hướng âm nhạc mới ở Việt Nam và thế giới. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có giọng hát hay và truyền cảm, tư duy âm nhạc cần phải rõ ràng.

Bạn cần có khả năng lắng nghe, cảm âm tốtBạn cần có khả năng lắng nghe, cảm âm tốt

2.2 Kiến thức nhạc lý căn bản

Các kiến thức nhạc lý căn bản là tố chất cần có khi học Thanh nhạc. Bạn cần phải tìm tòi, học hỏi những người có kinh nghiệm, những nhạc sĩ đi trước. Ngoài ra bạn cũng cần phải biết nỗ lực để trau dồi những kiến thức chuyên ngành mà mình chọn. Có kiến thức nhạc lý căn bản sẽ giúp bạn nghiên cứu những tác phẩm hay của thế hệ đi trước, dành thời gian chuyên tâm cho các môn chuyên ngành.

Các kiến thức nhạc lý căn bản là tố chất cần có khi học thanh nhạcCác kiến thức nhạc lý căn bản là tố chất cần có khi học thanh nhạc

2.3 Năng khiếu âm nhạc

Năng khiếu âm nhạc là điều hiển nhiên mà bạn cần phải có khi lựa chọn học Thanh nhạc. Có năng khiếu sẽ giúp bạn có sự yêu thích, hứng thú hơn trong việc học tập, sáng tạo. Có năng khiếu sẽ giúp bạn yêu nghề và tạo nên sự đam mê với nghề nghiệp sau này.

2.4 Sự nhanh nhạy

Sự nhạy bén trong Thanh nhạc sẽ giúp bạn nắm bắt được cảm xúc và giúp cảm xúc của mình thăng hoa hơn. Ngoài ra thì để học Thanh nhạc, bạn phải có được sự cẩn trọng và tính chính xác cao để xử lý linh hoạt các vấn đề liên quan đến công việc. Giao tiếp tốt và có khả năng ngoại giao cùng với ngôn ngữ tốt cũng là yếu tố giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc. Đồng thời, bạn cũng cần phải có sức khỏe tốt, bền bỉ để theo nghề lâu dài.

Bạn cần phải có sự nhanh nhạy trong âm nhạcBạn cần phải có sự nhanh nhạy trong âm nhạc

Như vậy, để học Đại học Âm nhạc, bạn cần hội tụ cả kiến thức – năng khiếu – sở thích. Ngoài ra, để thành công thì bạn còn cần phải có sự nỗ lực, may mắn, điều kiện cũng như hoàn cảnh… Do đó, nếu đã lựa chọn thì bạn nên tự tin vào trình độ cũng như khả năng của mình để tạo nên bước đệm đúng đắn cho sự nghiệp của mình.

>>> Xem thêm: Ngành Quản lý văn hóa là gì? Tổng quan và cơ hội nghề nghiệp hiện nay

3. Những trường đào tạo Thanh nhạc ở Việt Nam

Học Nhạc viện ra làm gì và ở Việt Nam đang có những trường nào đào tạo Thanh nhạc? Bạn hãy thử tham khảo một số trường đào tạo ở các khu vực dưới đây:

3.1 Trường đào tạo Thanh nhạc ở khu vực miền Bắc

  • Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương
  • Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (tiền thân là Nhạc viện Hà Nội)
  • Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc
  • Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc (Tỉnh Thái Nguyên)

Buổi hòa nhạc trong Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam Buổi hòa nhạc trong Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

3.2 Trường đào tạo Thanh nhạc ở khu vực miền Trung

  • Học viện Âm nhạc Huế (Tỉnh Thừa Thiên Huế)

3.3 Trường đào tạo Thanh nhạc ở khu vực miền Nam

  • Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (Học viện Âm nhạc TP HCM)
  • Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật & Du lịch Sài Gòn
  • Trường Đại học Văn Hiến
  • Trường Đại học Văn Lang
  • Trường Đại học Sài Gòn
  • Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (Học viện Âm nhạc TP HCM)Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh (Học viện Âm nhạc TP HCM)

Mỗi trường sẽ có những tiêu chuẩn đào tạo cũng như thi tuyển khác nhau. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin để quá trình thi tuyển, học tập được thuận lợi và hiệu quả hơn.

>>> Xem thêm: 100 trường đại học top đầu Việt Nam

4. Học Nhạc viện ra làm gì – Cơ hội nghề nghiệp dành cho bạn

Sau khi tốt nghiệp thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội khác nhau để phát triển bản thân và sự nghiệp. Nếu bạn chưa biết học Nhạc viện ra làm gì thì hãy tham khảo một số ngành nghề dưới đây:

  • Trở thành người làm nhạc: Cụ thể như sáng tác nhạc, soạn nhạc, làm nhạc (phối âm hòa khí…)
  • Trở thành người biểu diễn: Cụ thể như làm nhạc công, ca sĩ, hỗ trợ ca sĩ (hát bè), chỉ huy dàn nhạc…
  • Trở thành người xây dựng các chương trình ca nhạc: Nhà tài trợ, nhà quảng cáo hoặc kỹ thuật viên âm nhạc…
  • Trở thành người kinh doanh âm nhạc: Cụ thể như nhà sản xuất chương trình hoặc kinh doanh các phòng thu âm, đầu tư vào các hãng thu âm…
  • Mở các lớp đào tạo Thanh nhạc cho học viên ở mọi lứa tuổi
  • Tham gia giảng dạy Thanh nhạc tại các trường học các cấp từ mầm non đến Cao đẳng, Đại học trên Toàn quốc
  • Làm việc tại các cơ quan như đài truyền hình, cơ quan xuất bản âm nhạc trên toàn quốc

Học nhạc viện ra làm gì? Bạn có thể giảng dạy thanh nhạc tại các trường họcHọc nhạc viện ra làm gì? Bạn có thể giảng dạy thanh nhạc tại các trường học

Tùy vào khả năng cũng như kinh nghiệm để bạn có thể lựa chọn công việc phù hợp nhất. Tốt nhất, bạn thử xem bạn có sở thích với công việc nào để lựa chọn ngành thi phù hợp thì sẽ không phân vân việc học Nhạc viện ra làm gì?

>>> Xem thêm: Môi Trường Làm Việc Là Gì? Như Thế Nào Là Môi Trường Làm Việc Lý Tưởng

5. Một số nghệ sĩ nổi tiếng từng học Nhạc viện

Khi tìm hiểu học Nhạc viện ra làm gì thì bạn có thể tham khảo một số nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam từng học ở Nhạc viện. Điển hình có những nghệ sĩ như:

  • Ca sĩ Mỹ Linh, Nhạc viện Quốc gia Hà Nội khóa 1993 – 1997
  • Ca sĩ Mỹ Tâm, tốt nghiệp thủ khoa Thanh nhạc tại Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh năm 2001
  • Ca sĩ Hoàng Hải, thủ khoa đầu vào khoa Thanh nhạc, Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội 1999
  • Ca sĩ Dương Hoàng Yến, thủ khoa đầu vào tại Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội 2009. Hiện nay, cô còn là giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường
  • Văn Mai Hương, thủ khoa đầu vào tại Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội TP.Hồ Chí Minh
  • Sơn Tùng MTP, thủ khoa đầu vào tại Nhạc viện TP.Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, còn có những nghệ sĩ gạo cội khác từng theo học Thanh nhạc như NSND Tạ Minh Tâm, NSƯT Thanh Thúy, NSƯT Trọng Tấn, NSƯT Đăng Dương…

Như vậy, nếu chưa biết học Nhạc viện ra làm gì thì những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Ngoài ra, nếu có nhu cầu tìm việc làm thì bạn có thể tham khảo ngay website Muaban.net. Những thông tin tuyển dụng với nhiều ngành nghề khác nhau trên Toàn quốc luôn được cập nhật mới nhất mỗi ngày với mức lương hấp dẫn nhất!

>>> Tìm hiểu thêm: TOP 12 Việc Làm Thêm Lương Cao Ngày Tết – Bạn Đã Biết Chưa?

–  Vân Anh (Content Writer) –