Học hàm và học vị trong ngành bác sĩ Nha khoa: Ai giỏi hơn?

Hiện nay, trong các tin tức sức khỏe hoặc các quảng cáo của nha khoa có đề cập đến một chuyên gia bác sĩ nào đó, chúng ta rất thường bắt gặp các cụm từ như Chuyên khoa 1, Chuyên khoa 2, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo Sư, Phó Giáo Sư,… Đã bao giờ bạn tự hỏi những chữ đó là gì chưa?

Đối với nhiều người, học hàm, học vị vốn là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn và khó hiểu. Các chức danh chỉ học vị, học hàm thông thường bao gồm: Thạc sĩ; Tiến sĩ; Giáo sư;….Trong ngành y nói chung và nha khoa nói riêng, các khái niệm này lại càng khó hiểu vì sử dụng những thuật ngữ hoàn toàn khác như: Bác sĩ chuyên khoa I; Bác sĩ chuyên khoa II; Thạc sĩ bác sĩ;….Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn, Nha Khoa Miền Trung sẽ chia sẻ về những học hàm học vị trong ngành nha khoa ở bài viết này.

1. Phân biệt giữa Học vị và Học hàm của bác sĩ nha khoa

Đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm học vị và học hàm và các quy trình để đạt được.

1.1 Học vị

Học vị là văn bằng do cơ sở giáo dục cấp cho người học sau khi họ đã hoàn thành chương trình đào tạo.

Đối với ngành y nói chung và nha khoa nói riêng, người sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo liên quan trong vòng 6 năm thì được gọi là Bác sĩ. Lúc này, bác sĩ phải làm việc tại bệnh viện 1,5 năm thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề 18 tháng. Sau đó, các bác sĩ sẽ có 3 lựa chọn để nâng cao trình độ chuyên môn

học hàm học vị của bác sĩ nha khoahọc hàm học vị của bác sĩ nha khoa

Theo học Hệ thực hành lâm sàng

Là hệ đào tạo thiên về thực hành khám và chữa bệnh. Có 3 học vị thuộc hệ thực hành lâm sàng, bao gồm:

  • Bác sĩ chuyên khoa định hướng: Bác sĩ sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, tiếp tục học thêm chuyên ngành nào đó trong 1 năm. Ví dụ như Bác sĩ Đa khoa học định hướng qua Bác sĩ Răng Hàm Mặt
  • Bác sĩ chuyên khoa I

    : Bác sĩ sau khi tốt nghiệp chuyên khoa định hướng, tiếp tục học thêm về chuyên khoa khoảng 2 năm. Nếu bạn học Bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu tiên thì không cần phải qua bước Bác sĩ chuyên khoa định hướng.

  • Bác sĩ chuyên khoa II

    : Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I, hành nghề một thời gian rồi tiếp tục học thêm khoảng 2 năm, kết hợp trình luận văn thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa II.

Theo học Hệ đào tạo nghiên cứu

Là hệ đào tạo thiên về hướng nghiên cứu khoa học. Có 2 chức danh thuộc hệ đào tạo này:

  • Thạc sĩ: Bác sĩ sau khi đi làm được 2 năm, thi vào cao học, bảo vệ 1 đề tài thành công sẽ được nhận bằng Thạc sĩ.
  • Tiến sĩ

    : Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, hành nghề một thời gian và đăng ký thi nghiên cứu sinh, học thêm khoảng 3 năm và kết hợp trình luận văn đề tài và có ít nhất 2 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành, sẽ được nhận bằng Tiến sĩ.

Theo học Bác sĩ nội trú

Chương trình học bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm. Sau khi học xong, bác sĩ sẽ được cấp đồng thời bằng bác sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ và bác sĩ nội trú. Tuy nhiên, hệ đào tạo này chỉ dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành y có thành tích đạt loại giỏi trở lên và dưới 27 tuổi. Mỗi bác sĩ chỉ được dự thi bác sĩ nội trú một lần trong đời.

Tóm lại: Khi quy đổi giữa các hệ đào tạo thì bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa I sẽ tương đương với thạc sĩ còn bác sĩ chuyên khoa II tương đương tiến sĩ.

1.2 Học hàm

Khác với học vị, học hàm là chức danh do Nhà nước cấp cho những người đáp ứng đủ điều kiện. Các học hàm bao gồm: giáo sư và phó giáo sư. Riêng với ngành y, Nhà nước còn phong tặng thêm hai danh hiệu cao quý khác là thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân.

Nếu như danh hiệu giáo sư và phó giáo sư chỉ được cấp cho những người có làm công tác nghiên cứu, giảng dạy thì thầy thuốc nhân dân và thầy thuốc ưu tú lại trao cho bất cứ ai đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: Có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực y học (từ 15 – 25 năm tùy chuyên ngành); Có phẩm chất đạo đức tốt; Có đóng góp to lớn cho ngành Y học của đất nước;….

Quy trình nhận học hàm: Giáo sư và Phó Giáo sư đều phải trải qua quá trình suy xét của Hội đồng Giáo sư nhà nước và được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.

Quá trình xét sẽ đánh giá các điều kiện cụ thể của 1 người như

  • Lượng giờ giảng
  • Số lượng Nghiên cứu sinh hướng dẫn
  • Lượng sách đã viết
  • Lượng bài báo đã đăng

Hiện tại trong ngành Răng Hàm Mặt theo tìm hiểu của chúng tôi thì Thạc sĩ Bác sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa, Tiến Sĩ rất là nhiều và trải dài khắp đất nước. Tuy nhiên danh hiệu thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân chỉ có vài người có thể kể đến như: PGS.TS. BSNT Võ Trương Như Ngọc, GS.TS. Nhà giáo ưu tú Hoàng Tử Hùng

2. Bác sĩ nha khoa nào giỏi hơn?

Nỗi băn khoăn lớn nhất của các bệnh nhân khi lựa chọn bác sĩ nha khoa là nên lựa chọn người điều trị cho mình là Bác sĩ thông thường hay là Thạc sĩ Bác sĩ hay là Bác sĩ chuyên khoa. Vậy ai là người giỏi nhất để bệnh nhân có thể gửi gắm sức khoẻ răng miệng được?

Về tiêu chí một bác sĩ nha khoa giỏi thì tác giả sẽ trình bày ở một bài viết khác chuyên sâu hơn. Nhưng qua tham khảo các ý kiến của các bác sĩ trong ngành nha khoa thì chúng tôi rút ra kết luận sau: Ngành nghề bác sĩ nha khoa cơ bản là thuộc ngoại khoa nên đòi hỏi sự “Khéo tay” khá là nhiều. Và càng không thể so sánh xem bác sĩ có bằng cấp cao hơn thì giỏi hơn được. Và sự giỏi ở đây thì mỗi người giỏi một cái. Đặc biệt chất lượng thăm khám điều trị sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc tự trau dồi kiến thức thực tế, kinh nghiệm hành nghề và tình trạng của từng bệnh nhân.

Đánh giá bài viết