Học giỏi để làm gì?

Hoạt động “Vận hành phòng thí nghiệm nước sạch” đã gợi mở cho các bậc phụ huynh góc nhìn phong phú về vấn đề này. Hoạt động được tổ chức bởi iSMART Education theo mô hình giáo dục STEAM, dành cho các bạn học sinh Quán quân và Á quân cuộc thi “ Biệt đội khoa học iSMART ”.

Kiến tạo vì cộng đồng

Đến với sự kiện, các em học sinh trong tâm thế của những người chiến thắng từ một cuộc thi Toán-Khoa bằng tiếng Anh; song, thay vì đắm chìm trong vinh quang, các em được khuyến khích tham gia vào một dự án có ý nghĩa xã hội: chế tạo máy lọc nước sạch mini cho cư dân thành phố.

Gần 100 bạn nhỏ chia thành 4 đội, tham gia các thử thách STEAM như: “Giải mã DNA sự sống”, “Nước rút Tangram”, “Vòng tuần hoàn màu sắc”, “Cú chạm kỳ diệu”. Qua đó, học thêm các kiến thức về nước và thu thập nguyên liệu để hoàn thành dự án lớn của mình.

Cơn mưa nặng hạt cuối hè cùng thời tiết khó đoán của Hà Nội không làm chùn bước chân các nhà khoa học nhí. Ngược lại, chính sự bất định của ngoại cảnh và thách thức trong quá trình “lọc nước” càng tôi rèn thêm ý chí quyết tâm của các bạn nhỏ.

Bạn Hoàng Giang chế tạo và sửa máy lọc tới 15 lần mới lọc được màu nước ưng ý, trong khi Thái Hưng (THCS Mai Dịch) chia sẻ: “Con đã làm đi làm lại thiết bị lọc nước nhiều lần tới không thể đếm được”.

Ông Kiều Huy Hòa, Giám đốc iSMART Education khu vực phía Bắc chia sẻ: “Vượt trên ý nghĩa thông thường của một cuộc thi, chúng tôi muốn tạo môi trường cho các em học sinh áp dụng kiến thức của mình vào thực tiễn. Qua đó, nhắn nhủ các em và các bậc phụ huynh ý nghĩa lớn của việc học. Học để lập thân, lập nghiệp nhưng học cũng là để giúp cộng đồng và xã hội đổi mới. Học giỏi không chỉ là điểm số mà là kiến tạo, áp dụng phát triển đời sống”.

Trưởng thành và hoàn thiện bản thân

Trời mưa không phải là khó khăn duy nhất với “biệt đội khoa học”. Các thử thách tại sự kiện cũng “khó nhằn” không kém, đòi hỏi áp dụng kiến thức Toán, Khoa học linh hoạt kết hợp làm việc nhóm, thảo luận, phân công hiệu quả, và trên hết là sự kiên trì bền bỉ.

Làm việc nhóm, xử lý tình huống

Cụ thể như ở trạm “Vòng tuần hoàn màu sắc”, các đội được yêu cầu tạo ra 15 con bướm màu cam nhưng chỉ được cung cấp ít màu vàng, hồng, xanh cùng lượng giấy rất hạn chế. Có nhóm suýt bỏ cuộc vì lỡ dùng gần hết bảng màu mà vẫn chưa “sáng chế” đủ màu cam như yêu cầu.

Cụ thể như ở trạm “Vòng tuần hoàn màu sắc”, các đội được yêu cầu tạo ra 15 con bướm màu cam nhưng chỉ được cung cấp ít màu vàng, hồng, xanh cùng lượng giấy rất hạn chế. Có nhóm suýt bỏ cuộc vì lỡ dùng gần hết bảng màu mà vẫn chưa “sáng chế” đủ màu cam như yêu cầu.

Hay như ở trạm “Giải mã DNA sự sống”, các bạn phải tạo ra một ly nước với các tầng màu sắc khác nhau dựa trên kiến thức vật lý về khối lượng riêng. Nếu không chuẩn xác trong việc đong lượng đường, nước hay thiếu sự phối hợp giữa các thành viên, sản phẩm sẽ bị hòa lẫn với nhau.

Khó khăn nhất phải kể đến dự án cuối cùng. Những nhà khoa học nhí tự tạo ra thiết bị lọc nước mini với nguồn nước được lấy từ chính con sông Tô Lịch chảy qua thành phố. Với vỏ chai nhựa, cát, sỏi, than hoạt tính…, các bạn bắt tay vào chế tạo thiết bị lọc theo công thức khác nhau và bắt đầu “thất bại” khi nước lọc ra không sạch trong lần đầu thử nghiệm.

Lý giải cho việc “làm khó” các em học sinh, ông Hạ Mạnh Quyết, Trưởng phòng Chuyên môn iSMART Education nhắn nhủ: “Thiết kế độ khó vừa phải cho những hoạt động thú vị là cách tạo động lực phát triển cho các em học sinh. Chính trong những thử thách, các em phát huy được năng lực phân tích, vận dụng kiến thức vào xử lý tình huống; tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và sự kiên định, “không chùn bước” trước khó khăn. Ví dụ như không đủ bút vẽ thì có thể dùng chỉ buộc giấy lọc thành hình con bướm, hay lọc nước chưa sạch thì tìm hiểu nguyên nhân, thử và sai nhiều lần để có được thành quả tốt nhất. Đây cũng là cách chúng ta giáo dục một thế hệ sáng kiến, sáng tạo, mạnh mẽ và tự tin”.

“Nhà khoa học nhí” và sản phẩm lọc nước đầu tay

Dường như chính cái “khó” lại đem tới sự thích thú cho các bạn học sinh. Bạn Thùy Linh (THCS Mai Dịch) cho biết thích nhất phần “Giải mã DNA sự sống” vì “Kiến thức này chúng con đã được học trên trường nhưng hôm nay mới có cơ hội trải nghiệm thực tế”.

Dường như chính cái “khó” lại đem tới sự thích thú cho các bạn học sinh. Bạn Thùy Linh (THCS Mai Dịch) cho biết thích nhất phần “Giải mã DNA sự sống” vì “Kiến thức này chúng con đã được học trên trường nhưng hôm nay mới có cơ hội trải nghiệm thực tế”.

Chị Tâm, mẹ bé Vân Khánh, học sinh Trường tiểu học Nghĩa Tân chia sẻ niềm hạnh phúc khi nhìn thấy cô bé nhút nhát nhà mình mạnh dạn hơn, vui vẻ tham gia các hoạt động bằng tiếng Anh tại sự kiện cùng các bạn học sinh khác.

Cách thức tổ chức, vận hành các trò chơi, cùng với sự quan tâm của các thầy cô giúp mọi thành viên đều được tham gia, đóng góp công sức vào kết quả chung của cả đội, khép lại một dự án mùa hè ý nghĩa của “Biệt đội khoa học iSMART”.