Hoa hồi và 19+ tác dụng của hoa hồi đối với sức khỏe
Có thể bạn chưa biết, hoa hồi thật ra là quả từ cây đại hồi được ví như một loại thảo mộc “quý tựa ngàn vàng”. Mọc và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng khá nhiều người còn chưa hiểu biết thực sự về loại cây này. Đó là lý do bài viết dưới đây, chúng tôi muối giới thiệu đến bạn đọc và hoa hồi cùng 19+ tác dụng của hoa hồi đối với sức khỏe.
Tìm hiểu về cây đại hồi và hoa hồi
Một số đặc điểm bên ngoài của cây đại hồi được biết đến là:
- Thân cây thẳng, to, cao khoảng 6m đến 10m
- Lá mọc so le, có hình trứng thuôn hay hình mác, đầu nhọn, dài 8 đến 12cm
- Quả hồi gồm 8 đài, mỗi đài dài 10 – 15mm, có hình ngôi sao
- Khi non, quả có màu xanh lục, già có màu nâu sẫm, lúc này người ta sẽ thu hái làm thảo dược gọi là hoa hồi
Thông thường cây đại hồi có tuổi đời từ 5 năm trở lên mới được thu hái quả, mỗi năm thu hoạch 2 vụ vào khoảng tháng 6 – 9 và 11 – 12.
19+ tác dụng của hoa hồi đối với sức khỏe
Bên cạnh hương vị độc đáo và cuốn hút thì hoa còn mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người như:
-
Nội Dung Chính
Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng hơn
Nhiều người sử dụng hoa hồi xay thành bột giống như một loại gia vị có mùi thơm thêm vào các món ăn giúp tăng hương vị.
Người ta dùng một ít hoa khô ngâm rượu trong chai thủy tinh nhỏ dùng để xoa bóp xương khớp giúp giảm đau nhức hiệu quả.
-
Kích thích chức năng hệ tiêu hóa
Dùng hoa hồi khô ngâm rượu uống lượng phù hợp mỗi ngày có tác dụng kích thích chức năng hệ tiêu hóa, trị đau bụng, giảm đau dạ dày.
-
Trị cảm cúm
Tinh dầu hồi điều chế từ hoa hồi dùng massage thái dương giảm đau đầu, xông mũi trị sổ mũi. Bên cạnh đó, rượu ngâm hoa còn dùng để massage lòng bàn chân làm ấm cơ thể giảm triệu chứng cảm cúm.
-
Trị bệnh nấm da, ghẻ lở
Hoa hồi khô dùng ngâm rượu hoặc làm tinh dầu có chứa nhiều thành phần hóa học có khả năng kháng khuẩn cao. Do đó, người ta dùng thoa lên các vùng da bị nấm hay ghẻ lở giúp chữa trị an toàn và hiệu quả.
Các mẹ sau sinh cũng có thể dùng hồi hoa giúp lợi sữa. Người xưa thường cho hoa vào các món ăn của phụ nữ sau sinh để giúp sữa có mùi thơm và về nhiều hơn.
Hoa hồi còn có thành phần giải độc, giảm các triệu chứng của ngộ độc thức ăn. Đây là nguyên liệu thường thấy trong các bài thuốc chữa đau bụng, ói mữa do ngộ độc thực phẩm.
-
Giải độc rắn cắn
Trong một vài trường hợp bị rắn độc cắn thì hồi hoa cũng là phương pháp chữa bệnh quen thuộc. Lá cây hồi nhai nát đắp lên chỗ bị rắn cắn sẽ giúp giải độc nhanh chóng
-
Điều hòa khí huyết
Đông y dùng hồi hoa như một vị thuốc giúp điều hòa khí huyết cơ thể, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Đây là bí quyết của người xưa để duy trì tình thần thoải mái nhất là với những người có cường độ công việc cao.
Dùng khoảng 4 – 8g hoa khô sắc nước uống hàng ngày trị được bệnh đái dầm và đái nhiều lần trong ngày.
-
Trị hôi miệng
Với mùi hương đặc trưng cùng đặc tính dược lý cao, hoa cũng là bí phương trị hôi miệng hiệu quả. Chỉ cần nhai đài hoa mỗi ngày rồi nuốt chữa được bệnh hôi miệng
Dùng hoa hồi, bìm bìm sắc chung với ít gừng uống trong ngày cải thiện tình trạng táo bón, đại tiện dễ dàng hơn.
-
Giảm đau, giảm bầm
Rượu hoa hồi dùng xoa bóp ngoài da giúp làm tan các vết bầm, giảm đau tức thời.
Dùng hoa hồi đã bỏ hạt, sao vàng, tán nhỏ, tẩm chung với muối đắp lên lưng hay dùng rượu hồi xoa bóp đều giúp chữa bệnh đau lưng hiệu quả.
-
Trị ho, long đờm
Người bị ho đờm có thể dùng tinh dầu hồi pha loãng với nước ấm uống giúp long đờm, giảm ho. Tuy nhiên, tuyệt đối không uống tinh dầu hồi nguyên chất gây bỏng cổ họng.
-
Bổ tỳ
Dùng 4 đến 5 cánh hoa hồi nấu nước uống hàng ngày giúp bổ tỳ.
-
Trị bệnh nấm âm đạo
Có thể nói, hoa hồi là một trong những bí phương chữa trị bệnh nấm âm đạo cho phụ nữ thời xưa. Dùng hoa sắc nước rửa âm đạo giúp trị nấm, vệ sinh sạch sẽ.
-
Đi ngoài, nôn mửa
Khi bị đi ngoài hay nôn mửa mà không quá nặng thì có thể sử dụng hoa hồi để cải thiện tình hình tại nhà.
-
Diệt khuẩn, đuổi côn trùng
Người ta thường sử dụng tinh dầu hoa hồi để đuổi côn trùng như muỗi, kiến, … Đây cũng là nguyên liệu giúp tiêu diệt vi khuẩn rất công hiệu.
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hoa hồi
Mặc dù có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng sử dụng hoa hồi cũng cần phải lưu ý một vài điều như:
– Không tùy ý sử dụng hoa quá nhiều vì thành phần cis-athenol có thể thể gây ngộ động cho người dùng.
– Khi dùng tinh dầu hoa hồi cho da cần phải thử trước để tránh dị ứng với thành phần.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về hoa hồi và những tác dụng thần kỳ cho sức khỏe từ loại thảo mộc quý này.