Hoa hồi là gì, mua ở đâu? Giá tiền, tác dụng và cách dùng – Tâm Minh Đường
Hoa hồi là dược phẩm quý hiếm ở Việt Nam, có thể được áp dụng chữa nhiều bệnh như: cảm lạnh, đau nhức, phòng ngừa các triệu chứng nhiễm trùng. Loại dược phẩm này được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và được đánh giá cao nhờ những công dụng đem lại.
Hoa hồi là gì?
Cây hồi là một loại cây xanh quanh năm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa của cây hồi còn có các tên gọi khác là đại hồi, bát giác hồi hương – hiểu theo nghĩa tiếng trung nghĩa là quả tám cánh có hương thơm.
Hoa hồi thường có vào tầm tháng 3-5, quả hồi có tầm tháng 6-9. Ngoài vụ chính này ra, hồi vẫn có thể ra quả trái mùa vào tầm cuối năm và đầu xuân. Tuy nhiên, chất lượng của hoa hồi vào vụ này không được tốt như vụ chính và thường có giá thành rẻ hơn.
Hoa hồi mọc đơn ở vị trí nách lá. Hoa thường xếp theo chùm 2-3 bông, cuống to và ngắn. Hoa hồi có 5 đài màu trắng mép màu hồng. Cánh hoa hồi thường xếp vào nhau 5-6 cánh màu hồng thẫm. Quả hồi kép thường gồm 6-8 đại, xếp thành hình sao với đường kính 2,5-3cm. Khi quả hồi còn non sẽ có màu xanh lục, khi già hơn, quả hồi chuyển sang màu nâu sẫm với kích thước đài lớn hơn, dài 10-15mm, ở đầu có mũi nhọn.
Tại Việt Nam, hoa hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Cạn, Cao Bằng,.. và trở thành sản vật quý hiếm tại những vùng đất này. Với đặc tính thơm, ấm, hồi được sử dụng và chế biến đa dạng. Hồi có thể được bảo quản với dạng quả khô, xay thành dạng bột hay đặc chế thành tinh dầu. Hoa hồi và quả hồi được sử dụng như một loại dược liệu, gia vị, mỹ phẩm,… Hoa hồi có hương thơm đặc trưng với tác dụng khử khuẩn, tăng cường sức đề kháng.
Thực chất quả hồi có hình dạng như bông hoa nên nhiều người vẫn gọi là hoa hồi. Quả hồi cũng chính là kết tinh của hoa nên gọi như vậy cũng không ảnh hưởng gì.
Hoa hồi có tác dụng gì?
Như đã đề cập ở trên, hoa hồi có rất nhiều công dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Dược phẩm chữa bệnh
Những căn bệnh có thể áp dụng hoa hồi để chữa trị bao gồm:
- Trị ho, long đờm
- Cảm lạnh, cảm cúm, tăng cường sức đề kháng chống lại cảm do thời tiết
- Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả
- Điều trị đau bụng và các triệu chứng co thắt dạ dày
- Trị đái dầm, đái nhiều
- Trị hôi miệng
- Xua đuổi côn trùng, làm dịu những vết cắn của côn trùng
- Các bệnh liên quan đến tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn mửa, kiết lị
- Khử trùng không khí
- Kích thích vị giác
- Lợi sữa cho bà mẹ cho con bú
- Chữa vết thương do rắn cắn
- Chữa nấm da, ghẻ lở.
Đối với mỗi loại bệnh, hoa hồi được sử dụng với những công thức khác nhau, có thể kết hợp với các loại dược phẩm khác để phát huy công dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng hoa hồi để chữa bệnh vẫn cần có sự tham khảo và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Nếu sử dụng quá liều lượng, hoa hồi có thể gây tình trạng ngộ độc do loài thực vật này chứa chất độc Cis-Athenol.
Gia vị nấu ăn
Nếu biết cách chế biến, hoa hồi sẽ giúp món ăn của bạn được nâng lên tầm đẳng cấp mới. Hoa hồi giúp các món ăn như phở truyền thống, món cà ri hay thịt đông thêm thơm ngon, hấp dẫn và có mùi đặc trưng.
Ngũ vị hương – một loại gia vị nổi tiếng trong ẩm thực, được sử dụng rộng rãi cũng có thành phần chính là hoa hồi và quế.
Không chỉ giúp món ăn trọn vị, cho thêm hoa hồi vào thức ăn cũng giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh hay thay đổi thất thường.
Mỹ phẩm chăm sóc da
Hoa hồi dưới dạng bột hoặc tinh dầu có thể pha cùng nước ấm, dùng để xông, giúp se khít lỗ chân lông và giúp da mặt sáng mịn. Bên cạnh đó, tinh chất khử khuẩn có trong hoa hồi cũng là giảm nguy cơ bị viêm nhiễm da và mụn trứng cá.
Hoa hồi giá bao nhiêu tiền 1kg?
Hoa hồi được đặc chế và bảo quản với nhiều hình thức khác nhau: hồi tươi, quả hồi sấy khô, bột hồi tán mịn, tinh dầu hoa hồi.
Tuy là một loại dược liệu được đánh giá cao hiệu quả nhưng giá của hoa hồi không quá đắt, chỉ khoảng 120.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ/kg. Hoa hồi dạng bột xay thì có giá thành đắt hơn một chút và có thể bảo quản trong thời gian lâu hơn.
Tinh dầu hoa hồi hiện nay được bán ở nhiều hiệu thuốc hoặc các cửa hàng dược liệu với nhiều nhãn hiệu đa dạng và giá thành khác nhau. Tinh dầu hoa hồi được dùng phun sương, khử khuẩn không khí, tạo cảm giác thư thái và chống lại các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Giá trung bình của 100ml tinh dầu hoa hồi nguyên chất là 250.000 VNĐ.
Mức giá trên được cho là khá rẻ so với những công dụng hoa hồi đem lại như làm thuốc chữa bệnh, gia vị, mỹ phẩm, tạo hương thơm cho quần áo, nhà cửa,… Vì thế, tại Việt Nam, hoa hồi được sử dụng phổ biến với những mục đích khác nhau.
Cách sử dụng hoa hồi
Hoa hồi nấu bò kho
Đối với món bò kho truyền thống, hoa hồi là một gia vị không thể thiếu giúp món ăn có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn.
Nguyên liệu chuẩn bị: Nạm bò, hoa hồi, quế, ngũ vị hương, tỏi, sốt cà chua, sả, cà rốt.
Cách thực hiện:
- Thái thịt bò vừa miếng và ướp bò với tỏi băm, muối, ngũ vị hương khoảng 15-30 phút cho gia vị ngấm đều vào thịt bò.
- Cho dầu vào nồi và thả tỏi băm, sả, hoa hồi, quế vào đảo qua cho dậy mùi
- Cà chua thái lát mỏng cho vào và xào qua cùng thịt bò đã ướp
- Cho nước vào hầm thịt bò với lửa nhỏ trong 1 tiếng
- Khi thịt chuẩn bị mềm, cho cà rốt vào đun cùng
- Nêm thêm muối (nước mắm) cho vừa khẩu vị
- Thêm nước bột năng vào và khuấy đều cho sánh
- Tắt bếp và thưởng thức cùng rau thơm bao gồm: hành lá, rau mùi, rau ngổ,…
Hoa hồi được cho là “tinh thần” của món ăn này, giúp thịt bò dậy mùi và tạo hương vị đặc trưng không thể thiếu.
Hoa hồi nấu phở
Khi nấu nước dùng phở truyền thống, đầu bếp chỉ cần thả 3-5 quả hồi vào nước xương, tạo mùi thơm rất đặc trưng, hấp dẫn.
Rượu hoa hồi
Loại rượu phù hợp để ngâm hoa hồi là loại 50-60 nồng độ cồn. Với nồng độ này, các vi sinh vật có hại trong hoa hồi sẽ bị loại bỏ, đồng thời kích thích tinh dầu và dưỡng chất trong hoa hồi tiết ra.
Tỷ lệ phù hợp để ngâm rượu hoa hồi là 1:10 (1kg hoa hồi ngâm với 10l rượu) vì đặc tính của hoa hồi rắn và khó ngấm nước. Khi ngâm rượu hoa hồi cần phải đậy nắp kín. Rượu hoa hồi nên được ngâm trong bình hoặc chum bằng sành sứ để phát huy tác dụng và có mùi thơm đặc trưng.
Sau 1-2 tháng, rượu hoa hồi có thể được đem ra sử dụng giúp phòng chống cảm cúm và chữa một số bệnh đau nhức xương khớp.
Hoa hồi mua ở đâu?
Tại Việt Nam, khá dễ để tìm những sản phẩm được điều chế từ hoa hồi. Hoa hồi khô và bột hồi có thể tìm thấy rộng khắp ở các chợ đầu mối, các nhà thuốc gia truyền trên cả nước. Tuy nhiên, người mua cần tinh mắt và cẩn thận không mua phải hoa hồi có pha lẫn tạp chất hay được sơ chế không đảm bảo vệ sinh. Để đảm bảo hơn, bạn nên tìm đúng nguồn hàng hoa hồi ở Lạng Sơn và một số tỉnh miền núi phía Tây Bắc.
Tinh dầu hoa hồi dễ mua hơn so với dạng bột và dạng quả khô do đã được đóng chai thủy tinh và có các nhãn hiệu được kiểm chứng, lưu hành trong các hiệu thuốc.
Hoa hồi là một dược phẩm quý ở nước ta. Hiện nay, diện tích trồng hoa hồi bị hạn chế và thu hẹp nên sản phẩm này cũng khan hiếm và có giá thành cao hơn. Với những công dụng tuyệt vời của hoa hồi, loại dược phẩm này đã được tin dùng bởi nhiều người dân Việt Nam và được áp dụng rộng rãi trong các bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền.
Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.