HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THÔNG QUA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN PHÁP LUẬT CHO DOANH NGHIỆP TẠI CÁC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
Trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Các Quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (từ 97-99%) và được xác định là “đ
Tại Việt Nam, nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, đảm bảo mọi chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Đảng và Nhà nước đã chủ trương sớm xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97,7% trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động) làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ ban hành với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 – 2017 và định hướng đến năm 2020.
Trên cơ sở Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017, trong đó quy định về việc xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động mạng lưới hiện nay, Việt Nam cần đổi mới hoạt động và thực hiện hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để cộng đồng doanh nghiệp có đủ năng lượng để phát triển đột phá trong giai đoạn mới.
- Hệ thống pháp luật về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Việt Nam và quy định về mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
Quan tâm đến doanh nghiệp là vấn đề được Ðảng và Nhà nước ta coi trọng, nhất là hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội… Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”.
Hiện nay, Hiến pháp mới đã được Quốc hội ban hành năm 2013, các chương trình xây dựng Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương mới được ban hành cùng với việc phát sinh thêm các nhu cầu mới, các vấn đề pháp lý mới như hỗ trợ pháp luật kinh doanh thủy hải sản, pháp luật biển, pháp luật đầu tư công, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước… và việc Việt Nam gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm 2014 đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đối tượng cần được sự quan tâm hỗ trợ pháp luật từ Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.
Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp đang được hoàn thiện để góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Có thể nói hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay ở nước ta. Đó là khâu then chốt nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh và góp phần hạn chế rủi ro pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp.
Việc đưa pháp luật đi vào cuộc sống thì đối tượng là doanh nghiệp có những nét đặc thù, đây là lực lượng quan trọng là “xương sống” của nền kinh tế, là lực lượng tác động đến nhiều đối tượng khác trong xã hội, vì vậy việc hỗ trợ pháp luật cho đối tượng này cần có những nét đặc thù và phải được thực hiện bằng cơ chế riêng mà cụ thể đã được quy định trong Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Tiếp đó ngày 05/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2014, định hướng đến năm 2020, trong đó có 03 dự án gồm: hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể; tăng cường năng lực cho cơ quan tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Để triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Quyết định số 585/2008/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành nhiều văn bản như Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 157/2010/TT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính–Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế quản lý thực hiện Chương trình 585 (ban hành theo Quyết định số 2746/QĐ- BTP ngày 22/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Quyết định số 354/QĐ- BTP ngày 22/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình 585 giai đoạn 2010-2014.
Ngày 12/6/2017, Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trong đó, tại Điều 14 đã quy định về chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển để xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện những quy định của pháp luật liên quan đến doanh nghiệp. Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 – 2017 và định hướng đến năm 2020.
Trên cơ sở các quyết định, cơ chế đã được phê duyệt, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức phổ biến, quán triệt triển khai nội dung các văn bản trên trong Ngành Tư pháp và các Bộ ngành, các địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Đề xuất xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017
Điều 14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định về hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý như sau:
“2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.
Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên cơ sở Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nên được thiết kế và định hướng như sau:
Thứ nhất, thiết lập mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn ở Việt nam với các mục tiêu chủ yếu như sau:
– Vận hành hệ thống tư vấn pháp luật tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn với sự tham gia của các luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
– Xây dựng giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ, phương án tài chính nhằm hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
– Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam;
– Thông qua hệ thống mạng lưới tư vấn pháp luật để nắm bắt được những bất cập của chính sách, pháp luật, qua đó, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam.
Thứ hai, đối tượng thụ hưởng: Doanh nghiệp (chỉ giới hạn áp dụng đối với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa) và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, hoạt động tư vấn của mạng lưới được triển khai theo 02 phương thức:
– Phương thức trực tiếp: Doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn chủ động tiếp cận hệ thống mạng lưới.
– Phương thức gián tiếp: Hệ thống mạng lưới xây dựng kế hoạch, chương trình đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và hỗ trợ tư vấn của doanh nghiệp.
Thứ tư, các hình thức tư vấn pháp luật của mạng lưới:
– Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp: i) Giải đáp bằng văn bản; ii) Giải đáp thông qua mạng điện tử iii) Giải đáp trực tiếp; iv) Thông qua điện thoại.
– Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ;
– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng đúng pháp luật;
– Cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
(Hoạt động tư vấn thuộc mạng lưới có thể nghiên cứu phương án có hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tranh tụng tại các cơ quan tài phán nhằm góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững khi gặp những rủi ro pháp lý trong kinh doanh).
Thứ năm, nội dung tư vấn pháp luật thuộc hoạt động của mạng lưới bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau đây: tư vấn doanh nghiệp; tư vấn đối với các lĩnh vực pháp lý cụ thể liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ sáu, nguyên tắc xây dựng, vận hành, tổ chức hoạt động mạng lưới:
– Việc xây dựng, vận hành, tổ chức hoạt động mạng lưới phải đảm bảo tính gắn kết, thống nhất trong quản lý, điều hành, triển khai thực hiện hoạt động từ trung ương tới địa phương và giữa các địa phương với nhau;
– Việc xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới đảm bảo sự tham gia của các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các Luật sư, Luật gia đồng thời huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước;
– Việc hình thành, tổ chức hoạt động mạng lưới phải đảm bảo tính gắn kết, hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động khác thuộc Chương trình 585;
– Việc tổ chức, vận hành, duy trì, phát triển hệ thống mạng lưới thuộc phạm vi nguồn lực của Chương trình 585;
– Hoạt động tư vấn của mạng lưới là hoạt động mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích lợi nhuận;
– Việc lựa chọn cơ quan, đơn vị, cộng tác viên tham gia hoạt động mạng lưới phải mang tính khả thi.
Thứ bảy, mạng lưới được tổ chức, vận hành theo 03 cấp độ: Tại Trung ương; Tại địa phương và Cộng tác viên tư vấn pháp luật.
– Tại Trung ương: Bộ Tư pháp (thông qua Ban Quản lý Chương trình 585) đóng vai trò Ban Tổ chức, điều hành mạng lưới tại Trung ương (mô hình Hàn Quốc đang thực hiện).
– Tại địa phương (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được lựa chọn làm đầu mối triển khai thực hiện hoạt động mạng lưới tại địa phương; Lựa chọn cơ quan, đơn vị làm đầu mối điều hành, quản lý và vận hành hoạt động mạng lưới tại địa phương; Điều kiện đảm bảo việc tổ chức quản lý, vận hành, phát triển hoạt động mạng lưới tại địa phương.
3. Đề xuất hoàn thiện cơ chế thực hiện
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điểu chỉnh các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, thực hiện giai đoạn 2015-2020, trong đó xác định việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong giai đoạn 2015-2020.
Việc thực hiện mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong thời gian qua ngoài một số kết quả đạt được như hình thành mạng lưới tư vấn ban đầu tại các, tỉnh thành thì vẫn còn nhiều hạn chế như chưa phát huy hiệu quả các hoạt động mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, chưa thu hút các luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Để triển khai hiệu quả hơn nữa hoạt động này trên tinh thần quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
Thứ nhất, tổ chức rà soát, khảo sát, đánh giá việc triển khai mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, trong đó xác định trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo;
Thứ hai, thực hiện đổi mới công tác triển khai mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm đảm bảo thiết thực hiện quả thông qua các đoàn luật sư, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.
Thứ ba, nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT ngày 16/10/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./.
ThS. Trần Minh Sơn
Trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là DNNVV) đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Các Quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh nghiệp (từ 97-99%) và được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương sống” của nền kinh tế. Các nước đã phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Liên minh Châu Âu (EU)… và các nước đang phát triển trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… đều coi trọng vai trò của khu vực DNNVV. Do đó, công tác hỗ trợ DNNVV được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia và đã được các quốc gia này luật hóa từ nhiều thập kỷ trước thông qua việc sớm ban hành các đạo luật cơ bản về hỗ trợ DNNVV hoặc doanh nghiệp nhỏ nhằm thúc đẩy khu vực doanh nghiệp này phát triển và đổi mới sáng tạo, đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế. Hầu hết các quốc gia đã thể chế hoá hỗ trợ DNNVV dưới hình thức đạo luật hoặc luật (Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…). Thậm chí ở một số quốc gia, việc bảo vệ, hỗ trợ DNNVV được quy định trong Hiến pháp như Hàn QuốcTại Việt Nam, nhằm cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, đảm bảo mọi chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Đảng và Nhà nước đã chủ trương sớm xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (chiếm 97,7% trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động) làm động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ ban hành với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 – 2017 và định hướng đến năm 2020.Trên cơ sở Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 đã được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017, trong đó quy định về việc xây dựng mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành về hoạt động mạng lưới hiện nay, Việt Nam cần đổi mới hoạt động và thực hiện hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để cộng đồng doanh nghiệp có đủ năng lượng để phát triển đột phá trong giai đoạn mới.Quan tâm đến doanh nghiệp là vấn đề được Ðảng và Nhà nước ta coi trọng, nhất là hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Ðảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội… Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”.Hiện nay, Hiến pháp mới đã được Quốc hội ban hành năm 2013, các chương trình xây dựng Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương mới được ban hành cùng với việc phát sinh thêm các nhu cầu mới, các vấn đề pháp lý mới như hỗ trợ pháp luật kinh doanh thủy hải sản, pháp luật biển, pháp luật đầu tư công, đầu tư kinh doanh vốn nhà nước… và việc Việt Nam gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm 2014 đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý theo nhu cầu của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, đối tượng cần được sự quan tâm hỗ trợ pháp luật từ Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế.Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp đang được hoàn thiện để góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả với nhiều hình thức, biện pháp phù hợp. Có thể nói hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay ở nước ta. Đó là khâu then chốt nhằm ngăn ngừa, hạn chế các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho doanh nghiệp, tăng cường năng lực cạnh tranh và góp phần hạn chế rủi ro pháp luật kinh doanh cho doanh nghiệp.Việc đưa pháp luật đi vào cuộc sống thì đối tượng là doanh nghiệp có những nét đặc thù, đây là lực lượng quan trọng là “xương sống” của nền kinh tế, là lực lượng tác động đến nhiều đối tượng khác trong xã hội, vì vậy việc hỗ trợ pháp luật cho đối tượng này cần có những nét đặc thù và phải được thực hiện bằng cơ chế riêng mà cụ thể đã được quy định trong Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong đó quy định cụ thể nội dung, hình thức và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Tiếp đó ngày 05/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 585/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2014, định hướng đến năm 2020, trong đó có 03 dự án gồm: hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên một số hoạt động cụ thể; tăng cường năng lực cho cơ quan tổ chức thực hiện chức năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Để triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và Quyết định số 585/2008/QĐ-TTg ngày 05/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn năm 2010-2014, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành nhiều văn bản như Chỉ thị, Quyết định, Kế hoạch triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 157/2010/TT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chínhBộ Tư pháp hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Bộ Tư pháp đã ban hành Quy chế quản lý thực hiện Chương trình 585 (ban hành theo Quyết định số 2746/QĐ- BTP ngày 22/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Quyết định số 354/QĐ- BTP ngày 22/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình 585 giai đoạn 2010-2014.Ngày 12/6/2017, Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ ba đã thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trong đó, tại Điều 14 đã quy định về chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016 – 2017 và định hướng đến năm 2020.Trên cơ sở các quyết định, cơ chế đã được phê duyệt, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã tổ chức phổ biến, quán triệt triển khai nội dung các văn bản trên trong Ngành Tư pháp và các Bộ ngành, các địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp để triển khai hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.Điều 14 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 quy định về hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý như sau:“2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luậtb) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn trên cơ sở Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nên được thiết kế và định hướng như sau:- Vận hành hệ thống tư vấn pháp luật tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn với sự tham gia của các luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật, cán bộ thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;- Xây dựng giải pháp tổng thể về cơ chế, chính sách hỗ trợ, phương án tài chính nhằm hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định xã hội, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam;- Thông qua hệ thống mạng lưới tư vấn pháp luật để nắm bắt được những bất cập của chính sách, pháp luật, qua đó, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh doanh tại Việt Nam.đối tượng thụ hưởng: Doanh nghiệp (chỉ giới hạn áp dụng đối với đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa) và tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.hoạt động tư vấn của mạng lưới được triển khai theo 02 phương thức:- Phương thức trực tiếp: Doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn chủ động tiếp cận hệ thống mạng lưới.- Phương thức gián tiếp: Hệ thống mạng lưới xây dựng kế hoạch, chương trình đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và hỗ trợ tư vấn của doanh nghiệp.các hình thức tư vấn pháp luật của mạng lưới:- Giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp: i) Giải đáp bằng văn bản; ii) Giải đáp thông qua mạng điện tử iii) Giải đáp trực tiếp; iv) Thông qua điện thoại.Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ;Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng đúng pháp luật;Cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.(Hoạt động tư vấn thuộc mạng lưới có thể nghiên cứu phương án có hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tranh tụng tại các cơ quan tài phán nhằm góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững khi gặp những rủi ro pháp lý trong kinh doanh).nội dung tư vấn pháp luật thuộc hoạt động của mạng lưới bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau đây: tư vấn doanh nghiệp; tư vấn đối với các lĩnh vực pháp lý cụ thể liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tư vấn hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.nguyên tắc xây dựng, vận hành, tổ chức hoạt động mạng lưới:- Việc xây dựng, vận hành, tổ chức hoạt động mạng lưới phải đảm bảo tính gắn kết, thống nhất trong quản lý, điều hành, triển khai thực hiện hoạt động từ trung ương tới địa phương và giữa các địa phương với nhau;- Việc xây dựng, quản lý, vận hành mạng lưới đảm bảo sự tham gia của các cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, các Luật sư, Luật gia đồng thời huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ trong và ngoài nước;- Việc hình thành, tổ chức hoạt động mạng lưới phải đảm bảo tính gắn kết, hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động khác thuộc Chương trình 585;- Việc tổ chức, vận hành, duy trì, phát triển hệ thống mạng lưới thuộc phạm vi nguồn lực của Chương trình 585;- Hoạt động tư vấn của mạng lưới là hoạt động mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích lợi nhuận;- Việc lựa chọn cơ quan, đơn vị, cộng tác viên tham gia hoạt động mạng lưới phải mang tính khả thi.mạng lưới được tổ chức, vận hành theo 03 cấp độ: Tại Trung ương; Tại địa phương và Cộng tác viên tư vấn pháp luật.- Tại Trung ương: Bộ Tư pháp (thông qua Ban Quản lý Chương trình 585) đóng vai trò Ban Tổ chức, điều hành mạng lưới tại Trung ương (mô hình Hàn Quốc đang thực hiện).- Tại địa phương (Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được lựa chọn làm đầu mối triển khai thực hiện hoạt động mạng lưới tại địa phương; Lựa chọn cơ quan, đơn vị làm đầu mối điều hành, quản lý và vận hành hoạt động mạng lưới tại địa phương; Điều kiện đảm bảo việc tổ chức quản lý, vận hành, phát triển hoạt động mạng lưới tại địa phương.Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 18/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điểu chỉnh các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014, thực hiện giai đoạn 2015-2020, trong đó xác định việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong giai đoạn 2015-2020.Việc thực hiện mạng lưới tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp trong thời gian qua ngoài một số kết quả đạt được như hình thành mạng lưới tư vấn ban đầu tại các, tỉnh thành thì vẫn còn nhiều hạn chế như chưa phát huy hiệu quả các hoạt động mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, chưa thu hút các luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp. Để triển khai hiệu quả hơn nữa hoạt động này trên tinh thần quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:tổ chức rà soát, khảo sát, đánh giá việc triển khai mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, trong đó xác định trọng tâm là các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp sáng tạo;thực hiện đổi mới công tác triển khai mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trên phạm vi cả nước nhằm đảm bảo thiết thực hiện quả thông qua các đoàn luật sư, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp.nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT ngày 16/10/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./.