[ĐÚNG] Hồ nước mặn thường có ở những nơi: – Top Tài Liệu

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “ Hồ nước mặn thường có ở những nơi: ” và phần kiến thức mở rộng thú vị do TOP TÀI LIỆU biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo

Câu hỏi

Hồ nước mặn thường có ở những nơi:
A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
D. Gần biển do có nước ngầm mặn.

Lời giải :

đáp án đúng : B
Hồ nước mặn thường có ở những nơi : Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn. Ví dụ : những hồ trong hoang mạc .

Kiến thức tham khảo

Tìm hiểu về hồ và phân loại hồ

1. Khái niệm hồ
Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
2. Phân loại
– Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt.
– Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
+ Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)
– Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện…
– Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
– Ví dụ: Hồ Lăk (Đăk Lăk), Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)…
3. Khái niệm hồ nước
Hồ nước mặn hay hồ muối là một vùng nước kín trong đó có hàm lượng muối và chất khoáng lớn hơn phần lớn những hồ bình thường khác (theo tiêu chuẩn ít nhất là khoảng 3 gram muối trên một lít nước). Trong một vài trường hợp, hồ nước mặn có hàm lượng muối cao hơn cả nước biển. Nếu lượng muối trong hồ đạt khoảng 3 gam thi đạt đều kiện tiêu chuẩn cho các sinh vật sinh sống.

Tại sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?

– Trước đây, phần lớn nước trong ao hồ đều là do nước sông đổ vào. Các dòng sông trong quá trình lưu thông đã hòa tan một phần thổ nhưỡng và nham thạch ở khu vực mà nó đi qua, ngoài ra một lượng muối cũng được để lại trong các dòng nước ngầm khi các dòng sông chay qua đấy. Khi các dòng sông chảy qua ao hồ lại để lại cho ao hồ một lượng muối. Nếu như nước hồ tiếp tục chảy qua chỗ khác thì lượng muối cũng theo đó mà chảy theo. Tại những hồ mà dòng nước chảy cực kỳ thuận lợi thì lượng muối rất khó có thể tập trung được. Lấy hai hồ lớn nhất Trung Quốc là hồ Phồn Dương và hồ Động Đình làm ví dụ, rất nhiều con sông lớn của tỉnh Giang Tây và Hồ Nam đều chảy qua hai hồ này rồi cuối cùng nước của hai hồ này đều đổ về sông Trường Giang. Do đó các hồ lớn như hồ Phồn Dương, Động Đình đều là hồ nước ngọt.
– Nếu một số ao hồ có hệ thống thoát nước không thuận lợi nhưng do khí hậu khô, khiến nước bốc hơi và làm tiêu hao một lượng nước đáng kể, hàm lượng muối thì càng ngày càng cao, nước hồ thì càng ngày càng mặn, điều đó hình thành nên hồ nước mặn. Tại những cao nguyên lớn và vùng địa đới hoang mạc, do mực nước thấp, bốc hơi nước lại mạnh, địa hình bằng phẳng, thoát nước không dễ dàng thì hồ nước mặn thường phân bố tương đối nhiều, những hồ nước mặn như Trà Ca hay hồ Sát Nhĩ Hãn ở trong khu vực bồn địa Sài Đạt Mộc thuộc tỉnh Thanh Hải là những hồ nước mặn nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng còn có người cho rằng hồ nước mặn trong niên đại địa chất vốn là một bộ phận của biển. Sau khi nước biển rút, tại những vùng trũng thấp có một phần nước biển được lưu lại nên hình thành hồ như ngày nay. Do đó nước trong hồ còn giữ lại một lượng muối rất lớn. Lại có người cho rằng, hồ nước mặn là do kết tinh của nham thạch trong quá trình phong hóa. Tạo thành do các nguyên nhân như một phần muối được phóng ra hoặc do một lượng muối trong quá trình tích tụ của mạch nước ngầm thời cổ đại sau khi được giải phóng đã hòa vào nước hồ.