Hình ảnh bánh chưng ngày Tết của các vùng miền ở Việt Nam

Mỗi dịp Tết đến xuân về chắc chắn trên mâm cỗ truyền thống của người dân Việt Nam không thể thiếu món bánh chưng. Dưới đây là hình ảnh bánh chưng ngày Tết của các vùng miền ở Việt Nam.

1. Nguồn gốc của bánh chưng bánh dày

Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh dày: Từ truyền thuyết dân gian xa xưa kể lại rằng: Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho con. Vào dịp đầu xuân, vua cho mở hội và bảo các con rằng: Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho. Các Lang (các người con của vua Hùng) đã đua nhau làm ra những món lạ từ những nguyên liệu là sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi, đầy đủ các món sơn hào hải vị, trên trời dưới biển, các của cải châu báu quí hiếm làm quà dâng tặng vua cha. Trong đó, người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu, chí hiếu, đã làm ra bánh chưng, bánh dày.

Hình ảnh bánh chưng bánh dày

Xem thêm: Các món ăn truyền thông của Việt Nam

Bởi trong giấc mơ, Lang Liêu nào mơ thấy có một vị thần đến bảo: Trời đất không có gì qúy bằng hạt gạo hãy lấy gạo nặn thành hình tròn và vuông tượng trưng cho đất và trời, nhân bánh tựa công ơn sinh thành cha mẹ”.

Và rồi, Lang Liêu đã dâng món bánh chưng, bánh dày này lên nhà vua và nói lên ý nghĩa của hai loại bánh khiến vua cha vô cùng vui mừng và đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Cũng chính vì thế hình ảnh bánh chưng ngày Tết trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam ta qua nhiều đời nay.

2. Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết có hình vuông, màu xanh tượng trưng cho đất. Bánh chưng thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Nền văn minh nông nghiệp lúa nước của ta phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, cũng bởi vì thế mà hình ảnh bánh chưng ngày Tết còn mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên, đất trời đồng thời thể hiện được chữ hiếu của con cháu đối với công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết

Click ngay: Sự tích bánh chưng bánh dày

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt. Mỗi dịp Tết đến xuân về, cả gia đình cùng quây quần bên nồi bánh chưng thật ấm áp và hạnh phúc. Bánh chưng thể hiện cho sự đoàn viên và chan chứa yêu thương.

Bên cạnh đó, bánh chưng còn có ý nghĩa tích cực đối với sức khỏe bởi cung cấp nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể với các nguyên liệu tự nhiên từ gạo nếp, đỗ xanh và thịt lợn.

3. Hình ảnh bánh chưng ngày Tết của các vùng miền ở Việt Nam

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết của miền Bắc

Bánh được gói bằng lá dong, nguyên liệu bánh bao gồm: gạo nếp cái hoa vàng, đồ xanh, thịt lợn cùng các gia vị.

Bánh chưng miền Bắc có hình vuông, cách thực hiện khá cầu kỳ: gạo ngâm đãi thật kỹ; đậu xanh đồ vừa chín tới; thịt có cả nạc, bì, mỡ, ướp đủ gia vị; gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Yêu cầu bánh gói phải vuông, chắc chắn, phần nhân bên trong phải được trải đều cân đối.

Thời gian tiến hành luộc bánh từ 8 – 10 tiếng và để bánh được ngon nhất người dân vẫn thường luộc bánh bằng bếp củi.

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết của miền Nam

Bánh chưng của miền nam gọi là bánh Tét, nguyên liệu chuẩn bị khá giống với bánh chưng của miền Bắc chỉ khác về cách gói.

Bánh tét thường được gói với gạo nếp, đậu xanh, không có hoặc có ít thịt. Người dân dùng lá chuối thay cho lá dong.

Với 2 – 4 chiếc lá xếp theo chiều dọc, người ta sẽ khéo léo rải gạo, đậu xanh và thịt lợn theo chiều của lá và quấn bằng lạt để bó chặt chiếc bánh. Bánh tét của miền Nam cũng có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét không nhân, bánh tét ngọt…

Hình ảnh bánh chưng ngày Tết của miền Trung

Bánh chưng của miền Nam thường bé và ít nhân hơn bánh chưng của miền Bắc. Còn bánh Tét của miền Trung thì khá giống với bánh Tét của miền Nam.

Trên đây là hình ảnh bánh chưng ngày Tết của các vùng miền ở Việt Nam. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

About the author

Hữu Thiện