Hiện tượng tĩnh điện là gì? Tĩnh điện có nguy hiểm không?
Vào mùa đông, khi cởi áo bạn nghe thấy tiếng nổ lách tách phát ra thì đó chính là hiện tượng tĩnh điện. Điều đó gây ra nhiều sự phiền toái và nguy hiểm đến con người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng tĩnh điện là gì? Chúng có nguy hiểm không nhé?
Hiện tượng tĩnh điện là gì?
Hiện tượng tĩnh điện là một vật có thể tích điện, đây là một tính chất căn bản của đa số các vật chất đều có thể tích điện. Hiện nay, toàn bộ điện tích có trong vũ trụ đều được mang bởi electron và proton.
Kiến thức Vật Lý cho biết, proton có điện tích +1 đơn vị electron, trong khi đó thì electron có điện tích -1. Proton không được chuyển động tự do bởi chúng nằm trong hạt nhân nguyên tử. Bởi vậy khi nhắc đến dòng điện thì người ta thường nghĩ ngay đến dòng electron, tuy nhiên hiện tượng tĩnh điện xảy ra là bởi sự mất cân bằng giữa điện tích âm và điện tích dương bên trong các vật.
Hiện tượng tĩnh điện có nguy hiểm không?
Hiện tượng tĩnh điện gây ra nhiều phiền toái cho con người mà chúng còn gây nguy hiểm nếu không biết xử lý đúng cách.
a. Phóng tĩnh điện
Trên bề mặt vật thể nếu bị tĩnh điện thì chúng sẽ gây ra sự phóng điện xuống đất để hình thành nên các tia lửa điện. Còn nếu như năng lượng tạo ra từ tia lửa điện vượt qua điểm bắt cháy thì chúng sẽ tạo ra ngọn lửa dẫn đến sự cháy nổ lớn.
b. Sự bám hút
Sự tĩnh điện khiến cho nhiều trang thiết bị dễ bị bám bụi, từ đó gây hư hỏng hoặc ăn mòn vật liệu.
c. Sức khỏe con người
Trên bề mặt vật thể sẽ có một lượng điện tích lớn từ đó tạo ra từ trường cực mạnh, đây là yếu tố làm ảnh hưởng gây tác hại lâu dài đến sức khỏe con người nhất là với hệ sinh sản, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó thì lực tĩnh điện còn có khả năng gây giật điện, đó chính là nguyên nhân gây nhiều vụ tai nạn lao động tại nơi sản xuất.
Nguyên nhân gây ra tĩnh điện
Tĩnh điện xảy ra là do hai vật rắn cọ sát vào nhau, khiến cho một vật sẽ bị mất electron mang điện tích dương và vật được nhận electron sẽ mang điện tích âm. Nếu như vật nhận electron mà có nhiều khoảng trống trong lớp vỏ ngoài cùng sẽ khiến cho sự liên kết các electron bị yếu đi. Bởi vậy mà electron chúng thường di chuyển từ vật này sang vật kia, từ đó sẽ tạo ra sự mất cân bằng điện tích.
Nếu như các điện tích có cùng dấu (+) hay dấu (-) thì chúng sẽ đẩy nhau, bởi vậy mà chúng thường có xu hướng di chuyển ra ngoại vi của vật nhiễm điện càng xa càng tốt. Điều này đã giải thích nguyên nhân tóc bạn bị dựng đứng khi cơ thể bị nhiễm điện.
Tác hại của tĩnh điện
Trên bề mặt vật thể lớn khoảng 3000 volt nếu xảy ra hiện tượng tĩnh điện thì tạo ra một từ trường tĩnh điện. Chúng sẽ tác động để gây ra sự phân cực trong các vật thể khi vật thế đó lọt vào trường tĩnh điện. Tình trạng phân cực trên sẽ tạo ra lực hút Culon rất lớn để hút các vật thể vào với bề mặt của các vật mang tĩnh điện. Nếu như chúng hút bụi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất cần sạch bề mặt bao gồm: In ấn, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, lắp đặt, tráng phủ, sơn, xi mạ hay những quy trình sản xuất điện tử …v.v..
Trong điều kiện phòng sạch công nghiệp thì vẫn có thể xảy ra những vấn đề khó chịu:
- Bị bám bụi trên chai lọ, màng phim, hiện tượng tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Các bao bì làm ra thì chúng không thể xếp ngay hàng
- Tĩnh điện cao sẽ có thể gây ra tia lửa điện, đây là nguyên nhân gây cháy nổ. Trong đó có những nơi dễ cháy như dung môi in – Mực in bị lem (vết chân chim, kéo râu…)
- Tai nạn lao động: Công nhân bị điện giật
- Công nhân không muốn gần màng phim khiến cho phế phẩm tăng …
- Quy trình đóng gói bị hút bụi, bị hở miệng túi
- Với các sản phẩm nằm không đúng vị trí khi nhiễm tĩnh điện sẽ đẩy nhau gây phế phẩm – Bị kẹt màng vào trục cuốn của máy với nhiều tác hại khác.
Ứng dụng của tĩnh điện
Hiện tượng tĩnh điện gây ra nhiều phiền toái cho người dùng, tuy nhiên nếu như bạn biết cách xử lý thì chúng mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống:
- Có lợi với sức căng cơ học:
Dưới sức căng cơ học có thể khiến cho các vật liệu áp điện, các electron bị ép rời ra khỏi chỗ và buộc phải di chuyển ra khỏi vùng đó. Theo đó thì sự mất cân bằng điện tích thu được sẽ khai thác điện áp để thực hiện công. Đây chính là một ứng dụng được dùng để khai thác năng lượng, giúp cho dụng cụ công suất thấp có thể hoạt động dựa trên việc tạo ra năng lượng bởi các dao động nhiệt.
- Ứng dụng cho microphone tinh thể:
Chắc hẳn bạn chưa biết, sóng âm trong không khí có tác dụng làm uốn một màng chắn nối với một bộ phận áp điện giúp làm biến đổi sóng âm thành tín hiệu điện. Trường hợp hoạt động ngược lại thì tín hiệu điện có thể làm chuyển động bộ phận biến năng áp điện trong loa. Kết quả này khiến tái tạo lại âm thanh.
- Ứng dụng hoạt động cho máy photocopy và máy in laser:
Ứng dụng này dựa vào sự nhiễm điện cục bộ ảnh hưởng bởi ánh sáng có cường độ mạnh.
- Nhà máy chạy than:
Tại đây, người lao động thường sử dụng các chất kết tủa tĩnh điện nhằm giúp bạn thu gom những hạt mịn trong ống khói nhằm giúp cho chúng gom lại dưới dạng chất thải rắn thay vì phóng thích vào không khí.
- Ứng dụng trong sơn tĩnh điện:
Với hiện tượng tĩnh điện này khiến cho nước sơn bị hút đồng thời bám nhiều hơn lên vật cần sơn, đồng thời chúng ít gây tổn thất đến dung dịch sơn.
- Ứng dụng vào sản xuất trang bị bảo hộ lao động:
Người ta có thể áp dụng tĩnh điện để phòng sạch các dụng cụ như quần áo, hay giày, găng tay chống tĩnh điện…
Những thông tin chia sẻ về hiện tượng tĩnh điện trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên tham khảo bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé. Chúc bạn thành công!
Rate this post