Hiện tượng tĩnh điện là gì? Tác hại, mối nguy hiểm từ tĩnh điện – Takumi Safety – Giày bảo hộ Nhật Bản
Nội Dung Chính
1.Hiện tượng tĩnh điện là gì?
– Tĩnh điện là một hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt một vật liệu. Lúc này, điện tích sẽ được lưu trữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Tĩnh là sự tương phản với dòng điện, hình thức điện được truyền qua vật dẫn mang theo năng lượng.
– Hiện tượng tĩnh điện rất dễ thấy vào những ngày tháng mùa đông dù bạn có ở môi trường khô hay trong môi trường có điều hòa không khí. Với độ ẩm lên đến 60% sẽ hạn chế được hiện tượng tĩnh điện vì độ ẩm trên bề mặt của vật liệu làm giảm những điện tích trên bề mặt. Độ ẩm khoảng 60% là quá cao và gây ra nhiều vấn đề khác như hiện tượng gỉ sét trong các môi trường sản xuất,…
– Trong cuộc sống, cũng như công việc, tĩnh điện tồn tại ở mọi nơi nhưng không ảnh hưởng nhiều. Nhưng trong những nhà máy, cơ sở sản xuất tĩnh điện lại là vần đề đau đầu của nhiều nhà sản xuất vì tác hại chúng gây ra. Do đó, người ta luôn cố gắng tìm mọi cách để chống tĩnh điện (antistatic).
2. Tác hại của hiện tượng tĩnh điện đến môi trường sản xuất
– Tĩnh điện là trên bề mặt của vật thể khi lớn đến mức độ thích hợp khoảng 3000 volt sẽ tạo ra một từ trường tĩnh điện. Chính từ trường này gây tác động đến sự phân cực của vật thể sẽ lọt vào trường tĩnh điện, việc phân cực này sẽ tao ra lực hút Culon đủ lớn để hút cưỡng bức các vật thể này vào về mặt của vật mang tĩnh điện.
– Tương tự như sét trong tự nhiện tĩnh điện gây phóng tĩnh điện sẽ phát sinh tia lửa điện nếu gặp các vật dễ cháy nỗ như xăng, dầu, ga,… sẽ gây hiện tượng cháy nổ.
– Đây là hiện tượng gây ảnh hướng đến chất lượng của nhiều quá trình sản xuất khác nhau như: in ấn, lắp đặt, đóng gói thực phẩm, dược phẩm, tráng sơn, sản xuất điện tử,….
– Dưới đây là những vấn đề khó chịu mà tĩnh điện gây ra trong quá trình sản xuất:
+ Màng film, chai lọ bị bám dính tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
+ Bao bì làm ra không thể xếp hàng.
+ Dễ xảy ra hỏa hoạn ở những nơi như dung môi in ấn.
+ In không được rõ nét.
+ Nhiều người bị điện giật nhẹ.
– Không chỉ vậy nếu tĩnh điện gặp phải khi đang ở trên máy bay sẽ làm nhiễu sóng những trang thiết bị vô tuyến.
3. Tĩnh điện có nguy hiểm không?
a.Phóng tĩnh điện
Tĩnh điện trên bề mặt vật thể sẽ gây ra sự phóng điện xuống đất hình thành các tia lửa điện. Khi năng lượng tạo ra của tia lửa điện vượt qua điểm bắt chát sẽ tạo ra ngọn lửa dễ gây ra cháy nổ lớn.
b.Sự bám hút
Làm nhiều trang thiết bị dễ bị bám bụi gây hư hỏng hoặc ăn mòn vật liệu.
c. Sức khỏe con người
Cùng một lượng điện tích lớn trên bề mặt vật thể tạo ra những từ trường cực mạnh ảnh hưởng gây tác hại lâu dài đến sức khỏe con người đặc biệt là hệ thần kinh, hệ sinh sản, hệ tuần hoàn. Hơn thế, lực tĩnh điện còn có khả năng làm giật điện gây ra nhiều vụ tai nạn lao động.
4.Khắc phục giảm nguy cơ tĩnh điện
– Hiện tượng tĩnh điện hầu hết rất dễ nhận thấy được với những vật liệu cách điện. Nếu không thể trung hòa được do những điện tích tự do thì tĩnh điện sẽ di chuyển rất là chậm. Với vật liệu cách điện cho phép nhóm những điện tích âm thành điện tích dương.
– Vì vậy, cần quan tâm những giải pháp sau để khắc phục hiện tượng tĩnh điện:
a. Trong sản xuất
+ Cần quan tâm và áp dụng những giải pháp để loại bỏ tĩnh điện trong thiết kế.
+ Nối đất hợp lý với những thiết bị có khả năng phát sinh tĩnh điện.
+ Sử dụng chất chống tĩnh điện.
+ Sử dụng quần áo bảo hộ 100% cotton, giày ESD ở nơi làm việc có tồn tại hợp chất dễ cháy nổ hoặc nơi sản xuất. lắp ráp điện tử.
+ Xác định nguồn tĩnh điện, khảo xác địa hình nhà máy, xưởng sản xuất.
+ Đưa khí trơ vào phía trong các bể xăng dầu, hợp chất dễ gây cháy nổ dưới dạng fire blanket.
+ Sử dụng tốc độ bơm chất lỏng/khí dể chát ở hạn mức cho phép.
b. Trong cuộc sống thường ngày
+ Hạn chế mặc quần áo bằng sợi tổng hợp hay hóa học, chạm tay vào những vật làm bằng kim loại để bớt truyền điện tích, chải tóc khi tóc ướt và giữ độ ẩm trong phòng.
+ Giữ độ ẩm cho tay chân bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày.
(*) Cần hiểu rõ về chống tĩnh điện và chống tĩnh điện ESD.
5. Phân biệt chống tĩnh điện và chống tĩnh điện ESD
-Chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ ESD và chống tĩnh điện. Tuy là cùng liên quan đến sự kháng điện khi tiếp xúc nhưng chúng cũng có những điểm khác nhau riêng biệt.
+ Chống tĩnh điện là gì? Là sử dụng những vật liệu có điện trở cho phép làm tiêu tán những điện tích được sinh ra hoặc đưa các điện tích đó xuống hệ thống nối đất để bảo vệ sản phẩm khỏi chập, cháy, nỗ,… Tiếng Anh gọi là antistatic.
+ ESD là gì? ESD là tiêu chuẩn chống tĩnh điện là viết tắt của tiếng Anh (Electrostatic Discharge) nghĩa là “xả tĩnh điện”. Vật dụng đạt tiêu chuẩn ESD không những ngăn ngừa sự tích tụ tĩnh điện trong cơ thể người mà còn gửi các điện tích này xuống đất một cách an toàn và có kiểm soát.
Tiêu chuẩn chống tĩnh điện hay còn gọi là tiêu chuẩn ESD. ESD là viết tắt của tiếng Anh ElectroStatic Discharge ý nghĩa là “xả tĩnh điện”. Sơn chống tĩnh điện là sơn có tác dụng giảm tác hại của hiện tượng phóng xả tĩnh điện bằng cách xả giảm điện áp cao lên tới hàng nghìn Vol một cách từ từ thông qua các thiết bị chống tĩnh có điện trở theo tiêu chuẩn ESD STM S7. 1-2005 là từ 10^4 ~ 10^9 Ohm.
Xem thêm: