Kỷ niệm ngày giải phóng Hải Phòng (13/05/1955)


          Hải Phòng – vị trí chiến lược quan trọng nhất của khu tập kết 300 ngày. Với hệ thống cảng biển, sân bay Cát Bi, sân bay Kiến An, sân bay Đồ Sơn… Hải Phòng – Kiến An trở thành cầu nối duy nhất giữa miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn này. Đây là nơi thực dân Pháp chuyên chở binh lính vào Nam, cùng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, gài gián điệp trước khi rút khởi miền Bắc.
         Ba trăm ngày đóng quân cuối cùng của thực dân Pháp ở Hải Phòng – Kiến An cũng là 300 ngày đấu tranh gay go quyết liệt nhưng vô cùng sôi động của nhân dân trên các mặt chính trị, kinh tế đòi đối phương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được.
        Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, hội nghị Thành uỷ Hải Phòng mở rộng (từ ngày 18 đến ngày 20/9/1954) xác định nhiệm vụ của nhân dân thành phố Hải Phòng lúc này là: Chuẩn bị tốt cho việc tiếp quản, chống cưỡng ép di cư, chống di chuyển phá hoại tài sản, chống bắt lính và vận động binh sĩ ngụy trở về gia đình quê hương…
        Để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ trên, hai Đảng bộ chú trọng tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơnevơ, giải thích sâu rộng chính sách của Đảng và Chính phủ, chống luận điệu vu cáo và xuyên tạc của kẻ thù, ổn định tư tưởng quần chúng. Trước hết Thành uỷ và Tỉnh uỷ gấp rút xây dựng phát triển cơ sở, kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tăng cường nhiều cán bộ chỉ đạo nội thành. Ngành quân sự xúc tiến củng cố Ban chỉ huy Thành đội, Tỉnh đội và các ban chuyên môn, hướng dẫn xây dựng đội tự vệ khu phố, xí nghiệp, kiện toàn các đội dân quân du kích huyện ngoại thành. Thành uỷ Hải Phòng đã di chuyển chỉ huy sở về gần thành phố để kịp thời chỉ đạo công tác hàng ngày.
        Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng thắng lợi Hội nghị Giơnevơ đã mang đến niềm vui trong toàn dân. Nhân dân Hải Phòng – Kiến An dù còn sống trong sự o ép của kẻ thù thêm 300 ngày, vẫn náo nức chuẩn bị mọi mặt chờ ngày giải phóng. Các ngành, các đoàn thể có điều kiện thuận lợi phát triển cơ sở nhanh trong các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là trong các nhà máy công sở. Với phương châm “Kiên trì, thận trọng, chủ động, linh hoạt, phổ biến kịp thời” cán bộ vừa xây dựng cơ sở vừa tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân lao động, công nhân, trí thức, tiểu tư sản, đồng bào công giáo và người Hoa… Truyền đơn, báo chí của Đảng được bí mật đưa vào nội thành. Báo Cứu quốc, Nhân dân, Quân đội, Lao động và tờ Tin Hải Phòng với số lượng lớn, nội dung phong phú, kịp thời đến với nhân dân.
        Thực hiện chủ trương của trên, hai Đảng bộ Hải Phòng – Kiến An triển khai sâu rộng, mạnh mẽ công tác địch vận, vận động binh sĩ ngụy bỏ hàng ngũ trở về quê hương. Cán bộ các đoàn thể tổ chức rải truyền đơn tuyên truyền chính sách của Chính phủ đối với ngụy quân ngụy quyền. Bằng nhiều hình thức phong phú thích hợp, chị em hội phụ nữ phát huy khả năng vốn có của mình, đến từng gia đình gặp binh sĩ trao đổi động viên, khơi gợi tình cảm gia đình, tình làng xóm quê hương.
        Hằng ngày, từng đoàn người dẫn đầu là các mẹ các chị kéo lên đồn bốt gọi chồng con, anh em trở về. Nhiều chị em dù không có người thân đi lính cũng gia nhập đoàn, lên đồn bốt nhận người nhà lôi kéo về. Phong trào địch vận mở ra rầm rộ, sôi nổi và đạt nhiều thắng lợi lớn. Ở các địa phương, ngụy binh bỏ ngũ tập thể ngày càng đông. Một tháng sau hội nghị Giơnevơ kết thúc, Hải Phòng đã có 3481 binh sĩ và 23 đại đội ngụy bỏ ngũ. Ở Thuỷ Nguyên cả đại đội quận dũng bỏ đơn vị, tiểu đoàn pháo Núi Đèo cũng tan vỡ, 100 lính thuộc các đồn Trịnh Xá, Kiền Bái đem súng trở về với nhân dân. Huyện đảo Cát Hải những ngày cuối năm 1954, nhân dân kéo lên đồn đòi chồng con làm tan rã đại đội lính địa phương. Tỉnh uỷ Kiến An có kế hoạch đẩy mạnh công tác binh vận, ngăn chặn việc chuyển lính vào Nam. Hàng vạn truyền đơn, áp phích, khẩu hiệu được rải khắp nơi, vào đồn bốt đến tận tay binh lính và sĩ quan địch.
         Đêm 12 tháng 5, nhân dân Hải Phòng không ngủ. Rạng sáng ngày 13/5/1955, đường phố đã chật kín người. Nhân dân nội thành xuống đường hoà cùng nhân dân ngoại thành đón mừng đội quân giải phóng tiến vào thành phố. Bộ đội tiến tới đâu, rừng cờ hoa nở ra tới đó. Nhà nhà mở tung cửa vẫn khép kín lâu nay. Hải Phòng rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ và những bộ quần áo đẹp, đón chào những người con thân yêu của mình. Sắc cờ hoa rạng trên gương mặt mỗi người, ánh lên niềm vui vô tận mừng ngày giải phóng. Nhiều người sung sướng quá ùa vào giữa hàng quân, ôm chầm anh bộ đội, gửi gắm lòng tin yêu cảm phục vô bờ. Không ai để ý tới đội quân Pháp đang lầm lũi bước ra Cảng, xuống tầu. Lá cờ ba sắc bị kéo xuống, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân trên miền Bắc Việt Nam. Chiều 13 tháng 5, người dân đất Cảng được chứng kiến cảnh tượng những tên lính Pháp xâm lược cuối cùng cuốn gói ra đi trên chiếc tàu đổ bộ.

     

 

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam quy định giới tuyến quân sự tạm thời để hai bên tập kết là vĩ tuyến 17: Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, quân đội Pháp ở phía Nam giới tuyến. Lịch rút quân và chuyển quân của quân đội Pháp được quy định: Chu vi Hà Nội 80 ngày, chu vi Hải Dương 100 ngày, chu vi Hải Phòng 300 ngày.Hải Phòng – vị trí chiến lược quan trọng nhất của khu tập kết 300 ngày. Với hệ thống cảng biển, sân bay Cát Bi, sân bay Kiến An, sân bay Đồ Sơn… Hải Phòng – Kiến An trở thành cầu nối duy nhất giữa miền Nam và miền Bắc trong giai đoạn này. Đây là nơi thực dân Pháp chuyên chở binh lính vào Nam, cùng đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu phá hoại Hiệp định Giơnevơ, gài gián điệp trước khi rút khởi miền Bắc.Ba trăm ngày đóng quân cuối cùng của thực dân Pháp ở Hải Phòng – Kiến An cũng là 300 ngày đấu tranh gay go quyết liệt nhưng vô cùng sôi động của nhân dân trên các mặt chính trị, kinh tế đòi đối phương thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được.Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, hội nghị Thành uỷ Hải Phòng mở rộng (từ ngày 18 đến ngày 20/9/1954) xác định nhiệm vụ của nhân dân thành phố Hải Phòng lúc này là: Chuẩn bị tốt cho việc tiếp quản, chống cưỡng ép di cư, chống di chuyển phá hoại tài sản, chống bắt lính và vận động binh sĩ ngụy trở về gia đình quê hương…Để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ trên, hai Đảng bộ chú trọng tuyên truyền thắng lợi của cuộc kháng chiến, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơnevơ, giải thích sâu rộng chính sách của Đảng và Chính phủ, chống luận điệu vu cáo và xuyên tạc của kẻ thù, ổn định tư tưởng quần chúng. Trước hết Thành uỷ và Tỉnh uỷ gấp rút xây dựng phát triển cơ sở, kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể, tăng cường nhiều cán bộ chỉ đạo nội thành. Ngành quân sự xúc tiến củng cố Ban chỉ huy Thành đội, Tỉnh đội và các ban chuyên môn, hướng dẫn xây dựng đội tự vệ khu phố, xí nghiệp, kiện toàn các đội dân quân du kích huyện ngoại thành. Thành uỷ Hải Phòng đã di chuyển chỉ huy sở về gần thành phố để kịp thời chỉ đạo công tác hàng ngày.Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng thắng lợi Hội nghị Giơnevơ đã mang đến niềm vui trong toàn dân. Nhân dân Hải Phòng – Kiến An dù còn sống trong sự o ép của kẻ thù thêm 300 ngày, vẫn náo nức chuẩn bị mọi mặt chờ ngày giải phóng. Các ngành, các đoàn thể có điều kiện thuận lợi phát triển cơ sở nhanh trong các tầng lớp nhân dân lao động, nhất là trong các nhà máy công sở. Với phương châm “Kiên trì, thận trọng, chủ động, linh hoạt, phổ biến kịp thời” cán bộ vừa xây dựng cơ sở vừa tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân lao động, công nhân, trí thức, tiểu tư sản, đồng bào công giáo và người Hoa… Truyền đơn, báo chí của Đảng được bí mật đưa vào nội thành. Báo Cứu quốc, Nhân dân, Quân đội, Lao động và tờ Tin Hải Phòng với số lượng lớn, nội dung phong phú, kịp thời đến với nhân dân.Thực hiện chủ trương của trên, hai Đảng bộ Hải Phòng – Kiến An triển khai sâu rộng, mạnh mẽ công tác địch vận, vận động binh sĩ ngụy bỏ hàng ngũ trở về quê hương. Cán bộ các đoàn thể tổ chức rải truyền đơn tuyên truyền chính sách của Chính phủ đối với ngụy quân ngụy quyền. Bằng nhiều hình thức phong phú thích hợp, chị em hội phụ nữ phát huy khả năng vốn có của mình, đến từng gia đình gặp binh sĩ trao đổi động viên, khơi gợi tình cảm gia đình, tình làng xóm quê hương.Hằng ngày, từng đoàn người dẫn đầu là các mẹ các chị kéo lên đồn bốt gọi chồng con, anh em trở về. Nhiều chị em dù không có người thân đi lính cũng gia nhập đoàn, lên đồn bốt nhận người nhà lôi kéo về. Phong trào địch vận mở ra rầm rộ, sôi nổi và đạt nhiều thắng lợi lớn. Ở các địa phương, ngụy binh bỏ ngũ tập thể ngày càng đông. Một tháng sau hội nghị Giơnevơ kết thúc, Hải Phòng đã có 3481 binh sĩ và 23 đại đội ngụy bỏ ngũ. Ở Thuỷ Nguyên cả đại đội quận dũng bỏ đơn vị, tiểu đoàn pháo Núi Đèo cũng tan vỡ, 100 lính thuộc các đồn Trịnh Xá, Kiền Bái đem súng trở về với nhân dân. Huyện đảo Cát Hải những ngày cuối năm 1954, nhân dân kéo lên đồn đòi chồng con làm tan rã đại đội lính địa phương. Tỉnh uỷ Kiến An có kế hoạch đẩy mạnh công tác binh vận, ngăn chặn việc chuyển lính vào Nam. Hàng vạn truyền đơn, áp phích, khẩu hiệu được rải khắp nơi, vào đồn bốt đến tận tay binh lính và sĩ quan địch.Đêm 12 tháng 5, nhân dân Hải Phòng không ngủ. Rạng sáng ngày 13/5/1955, đường phố đã chật kín người. Nhân dân nội thành xuống đường hoà cùng nhân dân ngoại thành đón mừng đội quân giải phóng tiến vào thành phố. Bộ đội tiến tới đâu, rừng cờ hoa nở ra tới đó. Nhà nhà mở tung cửa vẫn khép kín lâu nay. Hải Phòng rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ và những bộ quần áo đẹp, đón chào những người con thân yêu của mình. Sắc cờ hoa rạng trên gương mặt mỗi người, ánh lên niềm vui vô tận mừng ngày giải phóng. Nhiều người sung sướng quá ùa vào giữa hàng quân, ôm chầm anh bộ đội, gửi gắm lòng tin yêu cảm phục vô bờ. Không ai để ý tới đội quân Pháp đang lầm lũi bước ra Cảng, xuống tầu. Lá cờ ba sắc bị kéo xuống, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ thực dân trên miền Bắc Việt Nam. Chiều 13 tháng 5, người dân đất Cảng được chứng kiến cảnh tượng những tên lính Pháp xâm lược cuối cùng cuốn gói ra đi trên chiếc tàu đổ bộ.