Gợi ý thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đầy đủ dinh dưỡng
Sau khi sinh mổ cơ thể người người mẹ thường suy yếu do mất một lượng máu nhất định. Chính vì vậy, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Cùng tham khảo ngay những thực đơn sau đây để cơ thể mẹ bầu nhanh hồi phục nhé!
Nội Dung Chính
Những vấn đề mẹ sinh mổ thường gặp phải
Sau sinh mổ bên cạnh cơ thể mệt mỏi, cơ thể mẹ còn phải đối diện với nhiều ảnh hưởng như:
- Sữa về chậm:
Sau khi sinh mổ, nhiều mẹ không thể cho con bú mà cần phải đợi hồi sức khoảng 2 tiếng. Bên cạnh đó, cảm giác đau, tác dụng phụ từ thuốc gây tê, kháng sinh cũng khiến sữa mẹ về chậm hơn bình thường. Nhiều trường hợp còn bị tắc sữa.
- Lâu hồi phục:
Vết mổ thường sẽ dài hơn rất nhiều so với vết rạch ở tầng sinh môn (sinh thường). Chính vì vậy, cơ thể phụ nữ sinh mổ cần khoảng 1 tuần để vết thương liền bên ngoài và 1 – 2 tháng để lành cả bên trong. Hơn nữa cơn đau sẽ thỉnh thoảng xuất hiện trong 1 năm.
- Khó chăm sóc vùng vết mổ:
Như đã nói ở trên, vết mổ của phụ nữ sinh mổ sẽ dài hơn bình thường. Chính vì vậy, sau khi sinh mổ cơ thể không chỉ đau nhức mà việc chăm sóc vết thương này cũng rất khó khăn. Mẹ bầu cần phải rất cẩn thận để vết mổ không bị nhiễm trùng và ít để lại sẹo nhất có thể.
- Táo bón sau sinh:
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường xuất phát từ tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, cơ thể mất nước. Từ đó nhu động ruột giảm khiến phân khó di chuyển. Bên cạnh đó, sau sinh mổ nhiều mẹ thường chán ăn nên dẫn đến thiếu dưỡng chất. Thực tế, mẹ sinh thường vẫn có thể bị táo bón nhưng tình trạng sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Xem thêm: Phụ nữ sau sinh bao lâu thì tập gym trở lại được?
Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Nhìn chung, thực đơn cho mẹ sau sinh mổ cần phải cung cấp các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ và cân bằng. Sau đây là những gợi ý mà chúng tôi dành cho bạn:
- Thực đơn ngày 1
Tôm đồng rang
Trứng gà ta luộc
Mướp nấu gạch tôm
Cơm trắng
- Thực đơn sau sinh ngày 2
Gà rang gừng
Bầu băm nấu mọc
Tôm đồng rang
Cơm trắng
Dứa ngọt (món tráng miệng)
- Thực đơn sau sinh ngày 3
Mướp đắng nhồi thịt hấp
Móng giò nấu đu đủ xanh
Tôm đồng rang
Cơm trắng
- Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ ngày 4
Tôm rang
Thịt bò xào lặc lè
Canh rau ngót, Cơm trắng
- Thực đơn sau sinh ngày 5
Thịt thăn rim
Canh rau ngót nấu thịt băm
Rau bí xào thịt bò
Cơm trắng
Thanh lỏng đỏ (món tráng miệng)
- Thực đơn sau sinh ngày 6
Chả lá lốt chiên
Trứng gà luộc
Ruốc thịt thăn
Bí luộc + nước canh luộc
Cơm trắng
- Thực đơn sau sinh ngày 7
Nem rán
Thịt nhồi mướp đắng hấp
Lặc lè + nước canh luộc
Cơm trắng
- Thực đơn ngày 8
Trứng gà non xào lặc lè
Chả lá lốt chiên
Bí luộc + nước canh
Cơm trắng.
- Thực đơn ngày 9
Gà rang gừng lá chanh
Đỗ quả xào
Canh chua nấu thịt băm
Cơm trắng
- Thực đơn ngày 10
Bê xào
Rau bí xào tỏi
Nước canh rau bí luộc
Cơm trắng
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Chế độ ăn cho mẹ sau sinh cần được xây dựng dựa trên những yếu tố sau:
-
Thực đơn cho mẹ sau sinh nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất bao gồm: chất bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất.
-
Mẹ nên ăn đủ bữa để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
-
Nếu xảy ra tình trạng chán ăn, mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ để không tạo cảm giác ngán khi ăn.
-
Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các vitamin bổ sung hay sữa bổ sung để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Những thực phẩm không nên ăn
Thông thường, sau 2 ngày sinh mổ mẹ đã có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cần tránh những thực phẩm sau:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ
: Khiến cơ thể mẹ khó tiêu, tăng cân và ảnh hưởng đến độ hồi phục của vết mổ.
- Rau muống:
Có thể làm da để lại sẹo
- Thực phẩm có tính hàn:
Những thực phẩm như rau bắp cải, dưa hấu, củ cải trắng… đều có tính hàn. Khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông máu
- Thức ăn cay nóng:
Ớt, tiêu, xoài… đều có thể gây nóng cơ thể và dễ khiến vết thương thành mủ. Từ đó quá trình hồi phục vết mổ sẽ ảnh hưởng rất nhiều.
- Thức ăn chưa được nấu chín:
Nhiều mẹ có sở thích ăn đồ sống và đồ tái, tuy nhiên sau khi sinh mổ và trong quá trình nuôi trẻ sơ sinh các mẹ nên từ bỏ thói quen này. Vì thực phẩm chưa nấu chín có thể chứa nhiều vi khuẩn hay ký sinh trùng, giun sán, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của chị em.
- Đồ ăn thô cứng:
Sau khi sinh mổ, đường ruột của mẹ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, Nên khi dùng những thức ăn thô cứng sẽ gây “sức ép” cho hệ tiêu hóa.
- Đồ uống có chất kích thích:
Trà xanh, rượu, cà phê, bia… đều chứa cồn hoặc caffeine. Chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục vết mổ của mẹ sau sinh. Đặc biệt, còn ảnh hưởng đến chất lượng của sữa. Thay vào đó, mẹ nên uống nhiều nước lọc để cơ thể nhanh hồi phục
Xem thêm: Cách chườm muối sau sinh dành cho mẹ bầu
Những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ
Trong quá trình nghỉ hậu sản, mẹ sinh mổ cần bổ sung những thực phẩm phù hợp nhằm giúp cơ thể nhanh khỏe và kích thích tuyến sữa. Sau đây là danh sách những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh mổ:
Đu đủ xanh
Theo quan niệm dân gian, đu đủ xanh mang đến nhiều công dụng cho mẹ sau sinh. Đặc biệt trong việc kích thích tuyến sữa, giúp sữa mẹ dồi dào hơn. Bên cạnh đó, đu đủ chứa nhiều chất xơ nên sẽ giảm tình trạng táo bón sau sinh hiệu quả.
Thịt trứng sữa
Thịt, trứng, sữa hay nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn cho mẹ sau sinh. Sau khi sinh mổ, mẹ mất nhiều máu dẫn đến kiệt sức. Thực phẩm chứa đạm cung cấp một nguồn năng lượng nhất định để cơ thể nhanh hồi phục.
Các loại hạt
Nếu mẹ thèm ăn vặt sau sinh thì các loại hạt chính là món ăn rất phù hợp, vì trong các loại hạt chứa nhiều hoạt chất tốt cho nội tiết tố nữ. Từ đó kích thích tuyến sữa và tăng chất lượng của sữa.Đặc biệt là các loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, macca… rất giàu omega 3 và các vitamin khoáng chất tốt cho hệ tim mạch. Việc thường xuyên ăn các loại hạt này còn có khả năng chống viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương trên cơ thể.
Yến mạch
Yến mạch là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ sau sinh mổ. Vì trong yến mạch chứa rất nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phòng tránh tình trạng táo bón sau sinh.
Bên cạnh đó, yến mạch còn là thực phẩm có lợi cho đường huyết và tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, yến mạch còn bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong quá trình sinh mổ. Nếu dùng thường xuyên còn kích thích quá trình tiết sữa.
Khi bạn đã sinh xong nếu bạn muốn giảm cân, thì hãy áp dụng yến mạch. Xem ngay ăn yến mạch giảm cân có tốt không? Thực đơn ăn kiêng với yến mạch
Các loại rau xanh
Rau xanh là một trong những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. Rau xanh không chỉ giúp phòng tránh tình trạng táo bón sau sinh (đặc biệt là các loại rau xanh đậm). Bên cạnh đó, rau xanh còn kích thích ruột hoạt động tốt hơn.
Các loại rau quả có màu đỏ
Những loại rau quả nên bổ sung thực đơn cho mẹ sau sinh mổ là: Củ dền, cà rốt, ớt chuông… Đây là rau quả có tác dụng cho mẹ sau sinh. Chúng hỗ trợ đào thải những độc tố trong cơ thể và đẩy nhanh quá trình hồi phục cho cơ thể.
Lưu ý trong quá trình ăn uống của mẹ sau sinh mổ
Sau sinh mổ cơ thể mẹ trở nên nhạy cảm hơn với mọi thứ, nên quá trình ăn uống của mẹ sinh mổ cần ghi nhớ nhiều lưu ý sau đây:
-
Mẹ sau sinh mổ tuyệt đối không không ăn đồ sống. Thay vào đó, nên ăn chín uống sôi để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng sữa.
-
Lựa chọn nguồn nguyên liệu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Không nên nêm đậm vị, tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Trên đây là gợi ý về thực đơn cho mẹ sau sinh mổ. S-Life hy vọng các mẹ sẽ có thêm những gợi ý để thực đơn đa dạng hơn. S-Life hi vọng rằng bài viết này giúp mẹ xây dựng thực đơn đủ chất, lành mạnh và cân bằng.