Gợi ý cách thực hiện 5 món ngon tặng mẹ nhân dịp Ngày của Mẹ
– Ngày của Mẹ hay còn được gọi là Mother’s Day là ngày đặc biệt dùng để tôn vinh công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của mẹ. Hãy vào bếp thực hiện những món ăn ngon này như món quà tặng mẹ nhé!
Cà hồi sốt chanh dây
Nguyên liệu:
– Một miếng cá hồi khoảng 300gr
– Chanh dây vàng: 4 quả
– Hai miếng bơ nhỏ Anchor hoặc President (loại bơ nhạt)
– Hạt tiêu
– Hạt nêm
– Đường
– Tỏi băm 1/2 thìa cà phê
Cách làm:
– Bước 1: Cá hồi đem ngâm với sữa tươi không đường khoảng 30p để khử mùi tanh của cá. Sau đó ướp cá với 1/3 thìa cà phê hạt nêm, hạt tiêu, để cá ngấm gia vị.
– Bước 2: Chanh dây lọc lấy nước cốt, để lại một ít hạt trang trí cho đẹp, còn lại bỏ đi.
– Bước 3: Cho nước cốt chanh dây cùng với 1 thìa cà phê đường, ít muối, thêm 3 thìa canh nước lọc, cho tất cả vào chảo đun nhỏ lửa cho sền sệt, nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Tiếp đến cho 1 miếng bơ vào, bơ tan tắp bếp là xong phần nước sốt chanh dây.
– Bước 4: Cho dầu vào chảo, phi thơm chút tỏi, tiếp đến cho một miếng bơ vào, bơ sôi lên thì cho luôn miếng cá hồi vào áp chảo, cá vàng đều hai mặt là được.
– Bước 5: Gắp miếng cá hồi ra đĩa, rưới nước sốt chanh dây lên và thưởng thức.
Sườn sốt chua ngọt
Nguyên liệu:
– Sườn non: 500g
– Hành khô: 3 củ
– Tỏi: 1 củ
– Gia vị: Bột canh, hạt tiêu, đường trắng, nước mắm, giấm, tương ớt, dầu ăn.
Cách làm:
Sườn rửa sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó trần qua bằng nước sôi để loại bỏ mùi hôi và chất bẩn từ sườn, rồi vớt ra rửa lại bằng nước sạch.
Hành, tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi đập dập, băm nhỏ.
Pha nước sốt với công thức sau: 5 thìa đường, 4 thìa nước mắm, 5 thìa dấm, 3 thìa nước sôi để nguội và 4 thìa tương ớt.
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun cho nóng rồi đổ sườn vào xào cùng 1 muỗng bột canh đến khi sườn hơi ngả màu vàng thì gắp ra.
Tiếp đó, cho hành tỏi vào phi vàng rồi đổ bát nước sốt cùng sườn vào đun nhỏ lửa đến khi nước gần cạn, sườn mềm là chín. (thường đun khoảng 15 phút là sườn mềm tới).
Bò nướng lá lốt
Nguyên liệu:
– 400g thịt bò
– 200g thịt heo
– 1 bó lá lốt
– Sả, hành lá
– Hành tím
– Đậu phộng
– Bún
– Bánh tráng
– Các loại rau sống ăn kèm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt bò và thịt heo khi mua về, bạn rửa sạch, rồi băm nhuyễn sau đó cho vào chén.
– Hành tím bóc vỏ, cho vào chảo dầu phi thơm.
– Lá lốt nhặt cuống, rửa sạch với nước muối rồi vớt ra để ráo.
– Các loại rau ăn kèm bạn có thể chọn xà lách, dưa leo, rau diếp, tía tô… Tiếp theo, mang rửa sạch để ráo.
Bước 2: Ướp thịt bò
Bạn cho thịt bò và thịt heo vào trong một chiếc bát. Rồi cho hành tím đã phi thơm, 1 muỗng nước tương, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê tiêu xay, 1 muỗng dầu mè và sả băm vào thịt. Sau đó, trộn đều lên và ướp thịt trong khoảng 30 phút để thịt ngấm gia vị.
Bước 3: Cuốn thịt bò với lá lốt
Bạn dùng muỗng múc một ít thịt bằm rồi cho lên lá lốt, tiếp đến nhẹ tay cuốn tròn lại để thịt không rớt ra ngoài. Lần lượt cuộn thịt bò với lá lốt như vậy cho đến khi hết nguyên liệu.
Bước 4: Nướng thịt bò cuốn lá lốt
Bạn có thể nướng bằng lò nướng hoặc nướng trên bếp than hoa. Nếu nướng bằng lò, trước tiên, làm nóng lò khoảng 10 phút rồi cho bò cuộn lá lốt vào nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong 10 phút. Sau đó, lấy khay ra và phết 1 ít dầu ăn lên cuốn bò lá lốt rồi cho vào nướng thêm 5 phút là được.
Bước 5: Làm mỡ hành
Bạn cho dầu ăn lên chảo, đun sôi rồi nhấc xuống và cho hành lá băm nhỏ cùng ít muối vào. Tiếp theo, dùng đũa trộn đều lên là được. Như thế hành lá sẽ dậy mùi thơm và giữ được màu xanh đẹp mắt. Bạn dùng mỡ hành rưới lên cuốn bò và rắc đậu phộng lên trên là hoàn thành.
Cơm dứa
Nguyên liệu:
-
– 800g cơm nguội
– 2 quả trứng gà
– 200g tôm nõn tươi
– 1 quả dứa (500-600g)
– 2 quả ớt sừng
– 3 cây sả
– 50g hành tím
– 1 thìa cà-phê bột gia vị
– 2 thìa cà-phê hạt nêm
– 1/5 thìa cà-phê tiêu
– Dầu ăn, muối - Cách làm:
-
– Cơm nguội trộn đều với bột gia vị, hạt nêm, trứng gà và tiêu chi vừa ăn.
– Dứa tỉa răng cưa ở phần đầu cà tách rời ra. Phần đầu dùng làm nắp đậy. Phần thân moi lấy thịt dứa, thái hạt lựu. Vỏ của phần thân để đựng cơm.
– Tôm nõn thái hạt lựu
– Ớt sừng bỏ hạt, thái nhỏ.
– Hành khô và sả băm nhỏ.– Phi thơm một ít hành khô với chút dầu ăn, cho ớt sừng, tôm, sả, dứa vào xào săn, múc ra để riêng.
– Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành, cho cơm vào rang khoảng 10 phút, đổ dứa xào vào, trộn đều, tắt bếp. Cho cơm rang vào quả dứa trang trí thật đẹp mắt.– Để cơm rang ngon hơn, khi nấu cơm, bạn cho thêm một chút nước cốt dừa (50ml).
Vịt nướng chao
- Nguyên liệu:
- 1 con vịt (đã làm sạch)
- 1 hũ nhỏ chao môn trắng
- 5 củ hành tím
- 2 quả chanh
- 1 củ gừng
- Gia vị gồm: tiêu, muối, đường, dầu điều, sa tế, hạt nêm, bột ngọt
- Đậu bắp, dưa leo, rau sống
Cách làm:
Chặt vịt thành từng miếng to rồi ướp cùng 1 muỗng nước cốt chanh.
Hành tỏi, băm nhuyễn.
Tán nhuyễn chao, nêm thêm một chút đường cho dịu thanh, bớt mặn.
Bạn cho chao vừa tán nhuyễn, hành tím băm, tỏi băm, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê dầu điều, 1 muỗng cà phê sa tế, ½ muỗng bột ngọt vào phần thịt vịt và ướp trong 45 phút đến 1 tiếng cho thấm đẫm tất cả các gia vị.
Thịt vịt sẽ thêm thơm ngon và dậy mùi nếu được nướng trên bếp than hoa. Trong quá trình nướng, bạn nên trở đều tay để thịt vịt được chín đều, tránh xảy ra tình trạng cháy xém, làm mất hương vị cũng như màu sắc. Khi thấy, thịt chuyển sang màu vàng sẫm và dậy mùi thơm thì lúc này thịt đã chín bạn có thể thưởng thức được rồi đấy! Thời gian nướng lý tưởng để thịt vịt chín là 20 phút đối với miếng nhỏ và 40 phút khi còn nguyên con.
Bạn nên ướp một ít nước cốt chanh để thịt vịt mềm hơn sau khi chế biến.
Rửa sạch vịt cùng muối để khử hết mùi hôi đặc trưng, bạn có thể thay muối bằng gừng và rượu, sau đó rửa lại một lần nữa bằng nước sạch để khử hết mùi hôi của vịt.
Để món ăn ngon hơn, bạn nên lựa chọn loại vịt cỏ thả vườn sẽ chắc thịt và ít mỡ hơn vịt bầu hay vịt xiêm
-
Tiểu Bảo (Tổng hợp)
- Ảnh: Sưu tầm
Không chung huyết thống nhưng các mỹ nữ này lại giống nhau tới khủng khiếp