[Gợi ý] 15+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng

Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé yêu không phải điều dễ dàng, đặc biệt đối với trẻ trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Làm thế nào để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho con? Con ăn như nào để có thể phát triển khỏe mạnh? Tham khảo ngay 15+ gợi ý của Monkey về các thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng dưới đây. 

Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt

Đăng ký ngay để được Monkey tư vấn sản phẩm phù hợp cho con.

10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey

Đôi nét về sự phát triển của bé 7 tháng tuổi

Bé yêu ở những độ tuổi khác nhau sẽ có tốc độ phát triển riêng biệt. Đối với bé ở giai đoạn 7 tháng tuổi đã có nhiều sự thay đổi khiến cha mẹ ngạc nhiên đó! 

Phát triển kỹ năng thô

Bé 7 tháng đã có thể tự ngồi và khả năng ngồi vững sẽ ngày càng tốt hơn. Một số trẻ cũng đã có thể bò thành thạo, thậm chí vịn tay vào mẹ hoặc những đồ vật xung quanh để đứng dậy. 

Phát triển khả năng vận động

Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai 7 tháng tuổi lần lượt là 67-71 cm và 7,4 – 9,2 kg. Đối với bé gái 7 tháng tuổi, chiều cao và cân nặng trung bình là 65-69cm và 6,8-8,6 kg. Bé yêu đã phát triển khỏe mạnh và cứng cáp hơn, bé sẽ có những bước nhảy vọt về khả năng vận động của ngón tay, bàn tay,… Con có thể tự nhặt những món đồ nhỏ bằng bàn tay và các ngón tay hay nắm giữ đồ vật bằng 2 tay. 

Bé 7 tháng tuổi đã khỏe mạnh và cứng cáp hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phát triển mặt ngôn ngữ

Bên cạnh phát triển khả năng vận động, bé 7 tháng cũng có sự thay đổi tích cực về mặt ngôn ngữ. Tuy chưa thể phát âm thành tiếng rõ ràng nhưng con đã có bước tiến lớn trong giao tiếp bằng cách riêng của mình như “ê a” vài ba tiếng.

Con sẽ bắt đầu bi bô, thậm chí cố gắng bắt chước theo những từ ngữ được nghe từ cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy siêng trò chuyện cùng con yêu mỗi ngày nhé!

Phát triển nhận thức

Khi được 7 tháng tuổi, não bộ của con sẽ phát triển rất nhanh, giúp trang bị những kỹ năng giúp con thích nghi được với môi trường xung quanh. Đặc biệt, con cũng có sẽ phản ứng đáng yêu như nghe thấy tên của mình, hiểu được cảm xúc qua ngữ điệu giọng nói.

Trong giai đoạn này, con đã phát triển nhận thức như bắt đầu có ký ức về các sự kiện gần đây, thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là các đồ vật ngoài tầm với của con. Không chỉ vậy, con có thể nhận ra tên mình trong các cuộc trò chuyện hay trốn hoặc né khi muốn từ chối một món ăn nào đó. 

Dinh dưỡng cần thiết cho bé 7 tháng tuổi

Bên cạnh sự thay đổi về mặt thể chất, bé 7 tháng tuổi cũng có những khác biệt rõ rệt trong ăn uống. Theo các chuyên gia, con trong giai đoạn này đẽ có thể ăn thô hơn một chút và con cũng có thể tự cầm nắm và đưa thức ăn lên miệng. 

Con cũng có thể ăn được đa dạng các món ăn có hương vị và màu sắc khác nhau. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý chuẩn bị những món ngon thật giàu dưỡng chất và tạo dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho bé nhé! 

Để con phát triển khỏe mạnh nhất, mẹ cần bổ sung cho con những chất dinh dưỡng cần thiết dưới đây:

Chất đạm

Mẹ đã có thể bổ sung chất đạm vào chế độ ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của con còn yếu nên mẹ hãy chú ý số lượng cũng như cách chế biến nguyên liệu nhé! 

Chất đạm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chất đạm đóng vai trò chính trong việc duy trì chức năng sống của cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ ăn ngon miệng và tiêu hóa tốt hơn. Những thực phẩm giàu đạm mẹ có thể bổ sung cho con gồm cá trắng, thịt heo, đậu phụ, trứng,… 

Vitamin và khoáng chất

Hoa quả là nguồn vitamin và khoáng chất vô cùng tuyệt vời cho trẻ. Các vitamin A, C, D, K và các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi… có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, giúp con tăng cân hiệu quả.

Không chỉ vậy, những chất này còn tham gia vào sự phát triển của mô tế bào, tiêu hóa và tim mạch của cơ thể. Trong đó, kẽm không chỉ chuyển hóa năng lượng, mà còn có tác dụng giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn.

Vitamin và khoáng chất là chất dinh dưỡng cần thiết cho con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bên cạnh đó, trái cây rất dễ chế biến, mẹ chỉ cần bỏ vỏ và hạt, sau đó đem nghiền nát là con yêu đã có một bữa ăn bổ dưỡng. 

Một nguồn vitamin và khoáng chất to lớn mà mẹ không thể bỏ qua chính là rau xanh. Các loại rau như cải bó xôi, rau dền, rau ngót,… đều rất có lợi cho bé yêu đó!

Tinh bột

Tinh bột có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu không có tinh bột, con sẽ không được cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Bé 7 tháng tuổi cũng cần phải bổ sung tinh bột.

Vì vậy, mẹ hãy bổ sung vào các bữa ăn chính của con nhé! Một ngày mẹ có thể cho con ăn 3 bữa bột và thêm lượng rau xanh để hỗ trợ hệ tiêu hóa của con tốt hơn nhé!

Tinh bột giúp cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng

Xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng như thế nào để vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng cần thiết ? Mẹ hãy tham khảo ngay các gợi ý thực đơn dưới đây: 

Thực đơn 1: Cháo cá hồi nấu với bí đỏ, súp lơ

Món cháo cá hồi bí đỏ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo 

  • Cá hồi 

  • Bí đỏ 

  • Súp lơ 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ hãy vo gạo và nấu cháo

  • Bước 2: Cá hồi mẹ đem khử mùi tanh và rửa sạch, để ráo sau đó thái miếng nhỏ 

  • Bước 3: Mẹ gọt vỏ bí đỏ và đem rửa sạch cùng súp lơ. Sau đó mẹ đem đi luộc và dũng muỗng tán nhuyễn ra. 

  • Bước 4: Mẹ phi thơm hành tím băm nhỏ và cho cá hồi vào xào chín, sau đó dùng muỗng dầm nhỏ 

  • Bước 5: Mẹ cho hỗn hợp vừa tán nhuyễn cùng cháo trắng, sau đó khuấy đều là bé yêu có thể măm măm. 

Thực đơn 2: Cháo thịt bò nấu cùng cà rốt, súp lơ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Thịt bò 

  • Cà rốt 

  • Súp lơ 

  • Gạo 

Cách thực hiện:

  • Bước 1:  Mẹ hãy vo gạo và nấu cháo

  • Bước 1: Mẹ hãy sơ chế súp lơ, cà rốt sau đó rửa sạch và đem đi hấp cùng cà rốt 

  • Bước 2: Thịt bò mẹ thái mỏng, xay cùng súp lơ và cà rốt vừa hấp, đem khuấy đều với cháo vừa nấu. 

Thực đơn 3: Cháo cá lóc, su su, cà rốt, phomai

Cháo cá lóc su su. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo tẻ

  • 250g su su 

  • 2 viên phô mai con bò cười

  • 500g cá lóc 

  • 200g cà rốt

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Sau khi sơ chế cá, mẹ hãy đem cá hấp cách thủy với một chút hành và gừng. Sau đó mẹ tách xương, chỉ lấy thịt cá và đem dằm nát 

  • Bước 2: Mẹ hãy xào lại cá cho thịt săn lại 

  • Bước 3: Mẹ cho gạo vào nồi nấu cùng su su, cà rốt đến khi chín nhừ. Tiếp tục cho thịt cá, phô mai vào nồi và trộn đều. 

  • Bước 4: Nấu thêm khoảng 3 đến 5 phút là bé yêu đã có thể thưởng thức món ngon mẹ nấu. 

Thực đơn 4: Cháo cà rốt, bí đỏ, ruốc cá hồi và nước Dashi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo tẻ

  • 250g cà rốt

  • 50g bí đỏ

  • Ruốc cá hồi

  • Nước Dashi đã chuẩn bị sẵn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Vo gạo thật sạch để loại bỏ bui bẩn, mẹ có thể thêm một chút gạp nếp để cháo khi chín sẽ sánh và mịn hơn

  • Bước 2: Cho gạo và nước Dashi vào nồi hầm nhừ. Mẹ có thể điều chỉnh lượng nước để cháo loãng hay đặc tùy lựa chọn

  • Bước 3: Cà rốt, bí đỏ mẹ đem xay nhuyễn rồi cho vào đun cùng với cháo

  • Bước 4: Múc cháo ra bát, thêm ruốc cá hồi rồi khuấy đều cho bé thưởng thức

Thực đơn 5: Cháo trứng gà, nấu với khoai lang và bí đỏ

Cháo trứng gà. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Khoai lang 

  • Bí đỏ 

  • Trứng gà 

  • Sữa tươi không đường

  • Gạo

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ hãy vo gạo và đem nấu cháo 

  • Bước 2: Sau khi sơ chế khoai lang, mẹ hãy luộc khoai và trứng gà. Bí đỏ mẹ hãy đem hấp nhé! 

  • Bước 3: Mẹ tiếp tục cho 220ml sữa tươi không đường cùng khoai lang, bí đỏ đã chín cùng lòng đỏ trứng gà rồi đem xay nhuyễn 

  • Bước 3: Trộn đều với cháo là bữa ăn đã hoàn thành 

Thực đơn 6: Cháo yến mạch nấu cùng rau ngót, khoai tây và thịt lợn

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Yến mạch

  • Thịt lợn

  • Khoai tây

  • Rau ngót

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ ngâm trước hạt yến mạch với nước trong vòng 10-15 phút 

  • Bước 2: Sơ chế rau ngót, khoai tây. Mẹ hãy đem khoai tây, rau ngót và thịt lợn thái nhỏ xay nhuyễn

  • Bước 3: Mẹ hãy cho hỗn hợp đã xay vào nồi, đảo đều tay rồi đổ thêm bột yến mạch đã hòa vào tiếp tục khuấy đều. Khoảng 10 phút sau là món cháo thơm ngon đã ra lò và sẵn sàng thưởng thức.

Thực đơn 7: Cháo yến mạch nấu với thịt ếch, mồng tơi

Cháo yến mạch. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Yến mạch

  • Rau mồng tơi 

  • Thịt ếch lóc nạc băm nhuyễn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ hãy ngâm yến mạch 5-10p  

  • Bước 2: Mẹ cho thịt ếch vào nước, hòa cho thịt tan đều và nấu chín. Sau khi thịt chín, mẹ hãy cho rau vào và đun sôi 

  • Bước 3: Mẹ cho yến mạch đã ngâm từ trước vào khuấy đều là đã hoàn thành. 

Thực đơn 8: Cháo thịt gà hầm hạt sen, đậu xanh và bí đỏ

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bí đỏ

  • Hạt sen

  • Cơm nóng

  • Ức gà

  • Đậu xanh

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Sau khi sơ chế các nguyên liệu, mẹ đem hạt sen và bí đỏ, đậu xanh vào 1 bát nấu cùng cơm

  • Bước 2: Cơm chín, mẹ hãy lấy bát ra và tán nhuyễn 

  • Bước 3: Ức gà thái và đem xay nhỏ, sau đó xào săn thịt gà 

  • Bước 4: Đổ thêm 200ml nước, cho 1 chén cơm nóng vào sau khi sôi. Sau đó mẹ hãy cho hỗn hợp trên vào và trộn đều 

Thực đơn 9: Cháo yến mạch nấu cùng khoai tây, bí ngòi, thịt lợn thơm ngon 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bí ngòi 

  • Yến mạch

  • Thịt lợn

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ ngâm yến mạch với nước khoảng 5-7 phút cho nở. Sau khi yến mạch đã nở, mẹ đem yến mạch và bí ngòi, thịt lợn hấp cách thủy. Thời gian hấp khoảng 12 phút.

  • Bước 2: Hỗn hợp chín, mẹ lấy ra đem đi nghiền bằng rây sạch.

  • Bước 3: Sau khi rây xong, mẹ trộn đều hỗn hợp rồi cho con thưởng thức

Thực đơn 10: Cháo cá lóc, cải thìa, cà rốt và phô mai

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Gạo

  • Cá lóc

  • Cà rốt

  • Cải thìa 

  • Phô mai 

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ hãy vo gạo và nấu cháo 

  • Bước 2: Sau khi sơ chế sạch cá và khử mùi tanh, mẹ hãy luộc cá cùng vài lát gừng. Khi cá chín, mẹ hãy lọc xương và đem cá cùng cải thìa và cà rốt xay nhỏ 

  • Bước 3: Cho hỗn hợp vừa xay trộn đều với cháo 

Thực đơn 11: Cháo thịt gà hầm hạt sen nấu nấm hương và cà rốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Thịt gà

  • Nấm hương

  • Cà rốt

  • Hạt sen 

  • Gạo

Cách thực hiện: 

Bước 1: Thịt gà mẹ luộc chín và xé sợi nhỏ 

Bước 2: Sơ chế nấm hương và cà rốt 

  • Thịt gà mua về làm sạch, luộc chín rồi đem xé sợi

  • Nấm rơm mua về dùng dao cắt đôi rồi ngâm với nước muối loãng, rửa 2-3 lần

  • Bắp cải thái sợi vừa ăn rồi đem rửa sạch, để ráo

  • Trộn bắp cải với nước cốt chanh và đường cho đến khi cải xẹp và thấm đều gia vị

  • Bắc chảo lên bếp phi thơm tỏi, hành sau đó cho nấm vào xào

  • Khi cháo chín thì cho nấm rơm và thịt gà vào, khuấy đều rồi thêm gia vị

  • Múc cháo ra bát, rắc thêm ít tiêu và ăn cùng với đĩa cải trộn

Thực đơn 12: Cháo cải thìa, đậu đỏ, ruốc cá hồi

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Rai cải thìa

  • Cá hồi

  • Đậu đỏ

  • Gạo nếp, gạo tẻ  

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Gạo nếp, gạo tẻ và đậu đỏ mẹ hãy đem ngâm trước 2 tiếng. Sau đó mẹ cho vào nồi cùng với nước lọc rồi hầm nhừ. 

  • Bước 2: Nếu ước cạn mẹ hãy chế thêm nước vào nồi rồi đun tiếp. Lặp lại thao tác lại khoảng 2 – 3 lần cho đến khi hạt gạp và đậu đỏ chín chuyễn, lẫn với nhau. 

  • Bước 3: Cá hồi mẹ hãy băm nhỏ, ướp với chút gia vị. Sau đó đem xào săn trên bếp cho thơm. 

  • Bước 4: Mẹ múc cháo đã hầm nhừ vào cá hồi rồi khuấy đều khoảng 2-3 phút rồi tắt bếp, múc ra bát và đợi cháo nguội cho bé ăn.  

Thực đơn 13: Cháo bồ câu, đậu xanh, hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • 1 con chim bồ câu

  • Gạo

  • Đậu xanh 

  • Hạt sen

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Hạt sen mẹ hãy đem ngâm trước 2 tiếng. Sau đó mẹ cho hạt sen, đậu xanh, gạo và nước lọc vào nồi hầm nhừ

  • Bước 2: Mẹ đun đến khi nước cạn lại, sau đó chế thêm nước vào nấu. Lặp lại thao tác lại khoảng 2 – 3 lần là cháo đã chín nh

  • Bước 3: Thịt chim bồ câu mẹ hãy băm nhỏ, ướp với chút gia vị. Sau đó đem xào săn 

  • Bước 4: Khi cháo chín, mẹ hãy cho thịt chim vào và trộn đều 

Thực đơn 14: Cháo thịt bò, cà rốt, hạt sen

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Cà rốt 

  • Thịt bò 

  • Hạt sen 

  • Gạo nếp, gạo tẻ  

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ hãy trộn đều gạo nếp, gạo tẻ và hạt sen rồi vo sạch gạo. Ngâm trong khoảng 1 tiếng rồi mẹ lại vo sạch lần nữa. Sau đó mẹ cho thêm nước lọc vào nấu đến khi chín nhừ 

  • Bước 2: Thịt bò mẹ rửa sạch rồi thái từng miếng nhỏ. Sau đó băm thật nhuyễn

  • Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn

  • Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ thì cho thịt bò vào trong nồi nấu cùng khoảng từ 5-10 phút để thịt bò chín mềm. Sau đó, mẹ cho thêm cà rốt đã xay nhuyễn vào và nấu tiếp trong khoảng 5 phút.  

Thực đơn 15: Cháo sườn heo, cà rốt, đậu cove

Cháo sườn heo cà rốt. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Sườn heo

  • Cà rốt 

  • Đậu cô ve

  • Gạo

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Mẹ đem luộc sườn, sau đó cho gạo và sườn vào ninh cháo 

  • Bước 2: Cà rốt và đậu cô ve mẹ đem luộc chín, sau đó băm nhỏ. Sườn mẹ cũng gỡ thịt và băm nhỏ 

  • Bước 3: Mẹ cho hỗn hợp trên vào trộn đều là con yêu đã có thể thưởng thức món ngon. 

Lưu ý khi cho bé 7 tháng ăn dặm truyền thống 

Phương pháp ăn dặm nào đều có những nguyên tắc riêng để phù hợp nhất với sự phát triển của con. Do vậy, mẹ hãy bỏ túi những lưu ý dưới đây để xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng được tốt nhất: 

Đầu tiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu đối với bé yêu trong giai đoạn 7 tháng tuổi. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú theo nhu cầu mà bé muốn nhé! 

Thứ hai, chế độ ăn tốt nhất cho con chính là ăn dặm 2 bữa/ ngày và bổ sung khoảng 500-800ml sữa. Việc tuân thủ ăn dặm theo từng giai đoạn từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng, rồi dần dần chuyển sang thức ăn đặc hơn sẽ tạo thói quen ăn uống tốt cho con, tránh trường hợp dạ dày con hoạt động quá sức hay con biếng ăn. 

Mẹ cần lưu ý những nguyên tắc khi cho bé 7 tháng ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thứ ba, mẹ nên kết hợp một bữa ăn ngọt và một bữa ăn mặn để đổi khẩu vị cũng như kích thích con thèm ăn hơn. 

Cuối cùng, mẹ hãy lưu ý về thời lượng ăn của bé không nên kéo dài quá 30 phút, dù con ăn ít hay ăn nhiều nhé! 

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng: công thức từ chuyên gia 

Trên đây là thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng mẹ có thể tham khảo. Hy vọng với những thực đơn được gợi ý từ chuyên gia sẽ giúp mẹ xây dựng được những bữa ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng cho con yêu. Đừng quên theo dõi Monkey để khám phá thêm nhiều kiến thức mới trên hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!