Gợi ý 15 thực đơn ăn dặm hấp dẫn với cơm nát dành cho bé trên 10 tháng tuổi
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn, trẻ từ 10 – 12 tháng nên bắt đầu được tiếp xúc với cơm nát để hoàn thành tốt các kĩ năng nhai và vị giác.
Dinh dưỡng là yếu tốt quan trọng và thiết yếu nhất để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, sau thời điểm này các bé nên bắt đầu bước vào quá trình ăn dặm bổ sung, làm quen với những thực phẩm khác nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính. Đối với một số trường hợp, nếu mẹ muốn cho con ăn dặm sớm hơn cần phải được thăm khám bởi các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa.
Trẻ trên 6 tháng tuổi nên bắt đầu được ăn dặm bổ sung. (Ảnh minh họa)
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi, thậm chí là từ 4-5 tháng tuổi như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy hay ăn dặm truyền thống. Tuy nhiên, dù ở phương pháp nào khi trẻ tập ăn dặm cũng cần có những giai đoạn tiếp xúc thực phẩm với mức độ cấu trúc thực phẩm khác nhau.
Bởi theo chuyên gia Anh Nguyễn (hiện đang làm việc tại Bệnh viện Hoàng gia Worcester, Anh Quốc), cấu trúc thức ăn có mối liên hệ với các tác nhân gây kích thích sự thèm ăn khác của trẻ bao gồm cả vị giác, khứu giác và thị giác.
Vì vậy, ngay từ đầu cha mẹ cố gắng chuyển đúng cấu trúc thức ăn cho bé theo độ tuổi sẽ dễ dàng hơn cho bé làm quen với mùi vị, cấu trúc và không biếng ăn. Bên cạnh đó, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có, mà nó liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi.
Trẻ trên 10 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn cơm nát.
Cụ thể, giai đoạn trước 10 tháng tuổi, thức ăn của trẻ nên là dạng mịn, loãng hoặc cháo đặc; thực phẩm thì xay nát. Còn từ 10 tháng tuổi đến hết 12 tháng tuổi, bé nên bắt đầu được tập làm quen với cơm nát: cơm nấu dẻo (không quá sệt) được cà nát bằng muỗng hoặc tay; thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay; rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.
Ngoài ra, giai đoạn trẻ ăn cơm nát cũng nên được kết hợp đa dạng thực phẩm khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sự phát triển. Sau 1 tuổi, độ thô của cơm nên được tăng dần tùy vào khả năng của bé.
Dưới đây là 15 thực đơn ăn dặm với cơm nát hoặc cơm bình thường mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé. Những thực đơn này được mẹ Teppi (Hà Nội) chia sẻ:
>> XEM THÊM: 20 thực đơn ăn dặm của mẹ trẻ Hà Nội giúp trị chứng kén ăn cho con trai 1 tuổi
Chuyên mục Làm mẹ – Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.
Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ [email protected] để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín.
Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ – Eva.vn.