Giỏi Văn – Bài học: Viết bài tập làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học)
Nội dung
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Viết được một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống (hoặc về một tác phẩm văn học).
I – HƯỚNG DẪN CHUNG
Để làm tốt bài văn này, anh (chị) cần:
1. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận. Chú ý rèn luyện thêm những mặt còn yếu (ở cá khâu tìm ý, lập dàn ý hoặc diễn đạt,…).
2. Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt (đặc biệt là về câu và các biện pháp tu từ) để lời văn của bài làm phù hợp với yêu cầu bộc lộ cảm nghĩ của cá nhân.
3. Quan sát, tìm hiểu và tìm cách diễn đạt những cảm xúc, suy ngẫm về những hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống.
4. Đọc lại những tác phẩm văn học yêu thích, nhất là những tác phẩm (đoạn trích) được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, để:
– Tìm hiểu kĩ nội dung cơ bản và những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (đoạn trích).
– Ghi lại những ý nghĩa và tình cảm chân thực của mình về toàn bộ hoặc về một mặt, một khía cạnh nào đó trong tác phẩm (đoạn trích).
II – GỢI Ý ĐỀ BÀI
1. Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau:
– Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
– Thiên nhiên và đời sống của con người trong khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân,…)
– Một người thân yêu nhất của anh (chị): cha, mẹ hoặc bạn,…
2. Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên (ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương, Chiếc lược ngà, Bố của Xi-mông,…).
3. Phát biểu cảm nghĩ vể một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh (chị) yêu thích.
III – GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI
1. Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định rõ:
– Đề bài yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, hoặc tác phẩm (đoạn trích) nào?
– Những cảm xúc và suy nghĩ đó cần: phù hợp với đề tài; chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo; được bộc lộ rõ ràng, tinh tế,…
2. Tìm những cảm nghĩ đáp ứng được các yêu cầu mà anh (chị) vừa xác định.
3. Xây dựng bố cục sao cho những cảm xúc và suy nghĩ đó được nổi bật lên ở bài làm (phần mở bài giới thiệu được đề tài và gây hứng thú cho người đọc; phần thân bài phải lần lượt trình bày các cảm nghĩ theo một trình tự hợp lí; phần kết bài phải thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm, đồng thời lưu lại được những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc).
4. Chú ý tránh mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,… Cố gắng sử dụng các phép tu từ một cách hợp lí, sáng tạo để câu văn thêm sức gợi cảm.
Viết được một bài văn bộc lộ những cảm nghĩ chân thực của bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống (hoặc về một tác phẩm văn học).Để làm tốt bài văn này, anh (chị) cần:1. Ôn lại những kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn THCS, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận. Chú ý rèn luyện thêm những mặt còn yếu (ở cá khâu tìm ý, lập dàn ý hoặc diễn đạt,…).2. Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt (đặc biệt là về câu và các biện pháp tu từ) để lời văn của bài làm phù hợp với yêu cầu bộc lộ cảm nghĩ của cá nhân.3. Quan sát, tìm hiểu và tìm cách diễn đạt những cảm xúc, suy ngẫm về những hiện tượng gần gũi, quen thuộc trong đời sống.4. Đọc lại những tác phẩm văn học yêu thích, nhất là những tác phẩm (đoạn trích) được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9, để:- Tìm hiểu kĩ nội dung cơ bản và những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (đoạn trích).- Ghi lại những ý nghĩa và tình cảm chân thực của mình về toàn bộ hoặc về một mặt, một khía cạnh nào đó trong tác phẩm (đoạn trích).1. Ghi lại những cảm nghĩ chân thực của anh (chị) về một trong các sự việc, hiện tượng hoặc con người sau:- Những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.- Thiên nhiên và đời sống của con người trong khắc chuyển mùa (sang thu, sang đông hoặc sang xuân,…)- Một người thân yêu nhất của anh (chị): cha, mẹ hoặc bạn,…2. Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất về một câu chuyện anh (chị) đã học mà đến nay vẫn không thể nào quên (ví dụ:,…).3. Phát biểu cảm nghĩ vể một bài thơ hoặc một nhà thơ mà anh (chị) yêu thích.1. Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định rõ:- Đề bài yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, hoặc tác phẩm (đoạn trích) nào?- Những cảm xúc và suy nghĩ đó cần: phù hợp với đề tài; chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo; được bộc lộ rõ ràng, tinh tế,…2. Tìm những cảm nghĩ đáp ứng được các yêu cầu mà anh (chị) vừa xác định.3. Xây dựng bố cục sao cho những cảm xúc và suy nghĩ đó được nổi bật lên ở bài làm (phần mở bài giới thiệu được đề tài và gây hứng thú cho người đọc; phần thân bài phải lần lượt trình bày các cảm nghĩ theo một trình tự hợp lí; phần kết bài phải thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm, đồng thời lưu lại được những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc).4. Chú ý tránh mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,… Cố gắng sử dụng các phép tu từ một cách hợp lí, sáng tạo để câu văn thêm sức gợi cảm.