Giới thiệu – Viện Môi trường và Phát triển Bền vững

VESDI là Viện nghiên cứu khoa học được thành lập từ năm 1995 là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam thực hiện công việc tư vấn về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Bộ, Sở về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Viện có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, cán bộ và cộng tác viên đầu ngành, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học môi trường.

Ngày 19/8/1995 Hội đồng
Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã quyết định
xúc tiến việc thành lập một cơ sở khoa học và công nghệ trực thuộc Hội với
nhiệm vụ tạo điều kiện cho Hội đồng Trung ương của Hội (nay là Ban Chấp hành
Trung ương của Hội) và các hội viên tiến hành các hoạt động giáo dục, đào tạo,
phổ biến kiến thức, nghiên cứu, triển khai, tư vấn về khoa học và công nghệ môi
trường, phản biện về khía cạnh môi trường các chương trình và dự án phát triển.
Ngày 16/10/1995 Chủ tịch Hội đã ra quyết định số 37/HMTg-QĐ thành lập Trung tâm Môi trường và Phát triển Bền vững
và cử các cán bộ lãnh đạo Trung tâm. Trung tâm đã đăng ký hoạt động với Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường (KHCN-MT) theo Giấy chứng nhận Hoạt động KHCN số
431 ngày 11/11/1995. Trung tâm đã thực hiện các hoạt động KHCN theo nhiệm vụ,
chức năng, cơ cấu tổ chức đã được xác định, đạt nhiều thành tựu bước đầu, có ý
nghĩa lớn trong nghiên cứu-triển khai các đề tài dự án trong nước và hợp tác
quốc tế. Sau khi hoạt động gần 5 năm, ngày 12/6/2001, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên
nhiên và Môi trường Việt Nam đã ra Quyết định số 09/QĐ-HMTg đổi tên Trung tâm thành
Viện Môi trường và Phát triển Bền vững
(VESDI).Viện đã đăng ký lại hoạt động KHCN và đã được Bộ KHCN-MT cấp Giấy
chứng nhận hoạt động KHCN số 431, ngày 31/7/2001.

Từ thời điểm này Viện tiếp
tục phát triển các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao và trở thành
một tổ chức lớn mạnh hơn. Cho đến nay, ngoài Văn phòng chính của Viện, ba đơn vị thành viên của Viện đã được
thành lập và triển khai các hoạt động:

  • Chi nhánh phía Nam là Chi nhánh đầu tiên được
    thành lập theo Quyết định số 04/MTPTBV ngày 20/4/2000. Sau khi đổi tên thành Viện Môi trường và Phát triển Bền vững,
    Chi nhánh phía Nam được Chủ tịch Hội VACNE ra Quyết định thành lập số
    12/QĐ-HMTg ngày 12/6/2001, có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.
  • Chi nhánh Duyên hải Nam Trung bộ và
    Tây Nguyên là chi nhánh kế tiếp được thành lập theo Quyết định số 13/ QĐ-HMTg
    ngày 12/6/2001 của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Trụ
    sở của Chi nhánh đặt tại B32 Chung cư 15 Hoàng Hoa Thám, TP. Nha Trang, tỉnh
    Khánh Hòa.
  • Chi nhánh Bắc Trung bộ được thành lập
    theo Quyết định số 45/MTPTBV ngày 25/11/2005 của Viện trưởng Viện Môi trường và
    Phát triển Bền vững. Trụ sở của Chi nhánh đặt tại 43 Hồ Hán Thương, TP. Vinh,
    tỉnh Nghệ An.
  • Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai
    (REC) được thành lập theo Quyết định ngày 29/11/2011 của Viện trưởng Viện Môi
    trường và Phát triển Bền vững, có trụ sở tại Lô 23, Khu Đô thị Mới Văn Phú, Q.
    Hà Đông, TP Hà Nội.
  • Trung tâm Tư vấn Chính sách và Giám
    sát Môi trường (CEPCOM) được thành lập theo Quyết định ngày 22/12/2011 của Viện
    trưởng Viện Môi trường và Phát triển Bền vững. Trụ sở của Trung tâm đặt tại Nhà
    C21, Ngõ 42, đường Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

2.    CHỨC
NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA VESDI

Theo điều lệ, Viện Môi trường và Phát triển Bền vững có 3 nhiệm vụ:

1/    Tiến hành các hoạt động giáo
dục và đào tạo, nghiên cứu triển khai;

2/    Tư vấn khoa học và công nghệ
về môi trường và phát triển bền vững;

3/    Phản biện xã hội các chương
trình, dự án phát triển của nhà nước và các doanh nghiệp.

Viện thực hiện các nhiệm vụ nói trên thông qua 5 loại hình hoạt động:

1/    Nghiên cứu và triển khai các
đề tài khoa học và công nghệ phục vụ nhiệm vụ BVMT, phát triển KTXH một cách
bền vững.

2/    Tiến hành các hoạt động giáo
dục, đào tạo, phổ biến kiến thức và thông tin, nâng cao nhận thức về môi trường
và phát triển bền vững (PTBV) phục vụ các cơ quan quản lý của Nhà nước, các cơ
sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, các trường, các tổ chức xã hội và các cộng
đồng nhân dân.

3/    Tư vấn về chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch triển khai các biện pháp kỹ thuật và công nghệ về sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, hồi phục, cải thiện chất lượng môi
trường.

4/    Đánh
giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các chiến
lược/quy hoạch/kế hoạch và các dự án phát triển KTXH. Đánh giá hiện trạng môi
trường và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường tại
các địa phương, khu công nghiệp, nhà máy, vùng nông nghiệp, công trình xây
dựng.

5/    Hợp tác với các cơ quan ở
trong nước, nước ngoài và tổ chức quốc tế theo các chương trình, đề tài, dự án
nghiên cứu, triển khai, theo các thỏa thuận và hợp đồng song phương hoặc đa
phương về BVMT và PTBV.

3.    LỀ
LỐI LÀM VIỆC, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ NHÂN SỰ

Về lề lối làm việc, Viện là cơ sở khoa học đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp
của  Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường
Việt Nam (VACNE) và nằm trong hệ thống các cơ sở khoa học của Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Viện có quyền hạn và trách nhiệm như
sau:

1/    Viện tự quản về hành chính,
nghiệp vụ, nội dung công tác chuyên môn dựa trên Điều lệ của Viện đã được Hội
Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước liên
quan xét duyệt và chấp nhận. Viện có tư cách pháp nhân độc lập.

2/    Viện tiến hành các hoạt động
của mình với vốn tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật tự có từ các nguồn: đóng
góp của các thành viên và từ các hợp đồng hợp tác, tư vấn hoặc dịch vụ.

Về tổ chức, Viện có các cơ quan lãnh đạo, tư vấn và các bộ phận công tác
sau đây:

1/    Ban
lãnh đạo Viện, gồm Viện trưởng và các Viện phó, có trách nhiệm trực tiếp chỉ
đạo và điều hành mọi hoạt động của Viện.

        Ban Lãnh đạo của Viện gồm
có Viện trưởng: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải; các Phó Viện trưởng: GS.TS. Trần An
Phong; ThS. Nguyễn Đức Tùng; PGS.TS Trần Yêm, ThS. Dương Đức Bình.

2/    Hội
đồng Khoa học của Viện có trách nhiệm tư vấn cho lãnh đạo Viện về đường lối và
phương hướng hoạt động, khoa học và công nghệ, đánh giá hiệu quả của công tác
này và đề xuất biện pháp cải tiến.

        Hội đồng có các nhà khoa
học uy tín trong nước: GS.TS. Lê Thạc Cán (Chủ tịch HĐKH), GS.TSKH. Phạm Hoàng
Hải, PGS.TS. Lê Trình, GS.TSKH. Đặng Trung Thuận, PGS.TS. Trần Yêm, PGS.TS. Lê
Đình Thành, ThS. Võ Trí Chung, ThS. Nguyễn Đức Tùng, GS. Ngô Đình Tuấn.

Về nhân sự, với Văn phòng chính tại Hà Nội và 3 Chi nhánh, Trung tâm với
trên 40 cán bộ, trong đó: 4 GS, 4 PGS, nhiều TS, ThS và còn lại là kỹ sư, cử
nhân.

Viện còn có đội ngũ cộng tác viên đông đảo hơn 20 cán bộ là các GS, PGS,
TS ở các trường, viện nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với Viện.

Viện có trang bị điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết cho hoạt động
KHCN.

 Viện đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp, có
uy tín, hoạt động có hiệu quả với nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong
nước, ngoài nước và các tổ chức quốc tế.