Giới thiệu phương pháp nghiên cứu case study | RCES | Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu case study

Case study (nghiên cứu tình huống) là một từ đã khá quen thuộc với nhiều sinh viên đại học. Đây là tên của một công cụ được sử dụng trong giảng dạy (đặc biệt trong các ngành kinh doanh và quản trị), đồng thời cũng là một phương pháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu định tính và được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội ở nhiều lĩnh vực như tâm lí học, xã hội học, marketing, kinh doanh, …

Mục lục

label icon 3 Case study là gì?

Bản chất của một nghiên cứu tình huống là làm sáng tỏ một quyết định hoặc thiết lập các quyết định: tại sao chúng được thực hiện, chúng đã được thực hiện như thế nào, và với kết quả gì (Schramm, 1971).

Định nghĩa trên đề cập tới trường hợp nghiên cứu về những quyết định là sự tập trung chính của phương pháp nghiên cứu case study. Tuy nhiên, còn có những trường hợp nghiên cứu phổ biến khác, ví dụ như các cá nhân (individuals), các tổ chức (organizations), các quá trình (processes), các chương trình (programs), hay thậm chí là các sự kiện (events), …

Theo Robert Yin, một nghiên cứu tình huống là một cuộc điều tra thực nghiệm, điều tra về một hiện tượng đương đại theo chiều sâu và trong bối cảnh thực sự của nó, đặc biệt là khi ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh không rõ ràng.

label icon 3 Case study trong nghiên cu khác gì so vi case study trong ging dy?

Ở góc độ là một công cụ được sử dụng trong giảng dạy, case study được sử dụng nhằm giúp tăng mức độ thực tế của kiến thức và kích thích người học tham gia để người học có thể học học hiệu quả hơn từ việc thảo luận/giải quyết một tình huống (case). Với mục tiêu này, các tài nguyên biên tập tình huống đó có thể được xem xét thay đổi so với thực tế một cách kĩ lưỡng nhằm làm nổi bật nội dung rút ra (study point) từ tình huống hiệu quả hơn (Garvin, 2003). Trong khi đó, khi là phương pháp nghiên cứu thì đây lại là điều tuyệt đối nghiêm cấm bởi đạo đức nghiên cứu yêu cầu người nghiên cứu phải làm việc thật sự để đưa ra tất cả các bằng chứng khách quan nhất. Bên cạnh đó, khi thực hiện phương pháp nghiên cứu case study, đòi hỏi người nghiên cứu cần tuân thủ quy trình khoa học để thực hiện chứ không dừng lại mức độ đơn giản như công cụ để sử dụng trong giảng dạy.

Phương pháp nghiên cứu tình huống case study

Phương pháp case study trong nghiên cứu khác với case study trong giảng dạy

label icon 3 Khi nào nên la chn phương pháp nghiên cu case study?

Để lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất, người nghiên cứu cần dựa trên câu hỏi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu. Không có công thức chung nào cho các bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study), tuy nhiên việc lựa chọn sử dụng phương pháp này có thể phù hợp nếu rơi vào 3 trường hợp sau:

– Thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu là “như thế nào” (how) hoặc “tại sao” (why). Khác với các câu hỏi “cái gì” (what), đây là các câu hỏi mang tính chất giải thích nhiều hơn. Ví dụ, với câu hỏi nghiên cứu là “Tại sao ngân hàng nhỏ của Việt Nam quản trị rủi ro chưa tốt?” thì nghiên cứu sử dụng phương pháp case study sẽ phù hợp khi nghiên cứu trường hợp của một (hoặc một vài) ngân hàng nào đó và chỉ ra các nguyên nhân kèm theo các bằng chứng khoa học.

– Thứ hai, người nghiên cứu gần như không có sự kiểm soát đến các vấn đề, sự kiện nghiên cứu.

– Thứ ba, nghiên cứu tập trung vào những hiện tượng đang xảy ra được đặt trong bối cảnh thực tế. Chính điều này phân biệt các nghiên cứu case study với các nghiên cứu sử dụng những phương pháp khác trong nghiên cứu khoa học.

Với đặc thù tình huống bối cảnh thực tế, người nghiên cứu sẽ phải sử dụng một chiến lược để tạo được sự thuyết phục cho kết quả nghiên cứu; đó là là sử dụng nhiều bằng chứng khác nhau (ví dụ như từ nguồn tài liệu, quan sát, phỏng vấn, …) ; kết hợp với các số liệu cần thiết. Đây là điểm thú vị của phương pháp này, tuy nhiên cũng là thách thức cho người làm nghiên cứu về mặt dữ liệu.

label icon 3 Ưu đim và hn chế ca phương pháp nghiên cu case study?

– Ưu đim:

  • Giúp người nghiên cứu trả lời được sâu các câu hỏi “như thế nào” hoặc “tại sao” linh hoạt trong khi các nghiên cứu định lượng khó thực hiện được.
  • Có thể sử dụng nhiều nguồn chứng cứ, dữ liệu khác nhau để trả lời câu hỏi nghiên cứu (số liệu, dữ liệu lịch sử, quan sát, phỏng vấn, …)
  • Nghiên cứu đi sâu vào một hoặc một số trường hợp/đối tượng, do đó từ kết quả nghiên cứu có thể đưa ra giải pháp thực tiễn hoặc bài học rút ra cho chủ thể trường hợp/đối tượng được nghiên cứu.

– Hạn chế:

  • So với các phương pháp nghiên cứu khác, những người nghiên cứu phương pháp study thường không xây dựng được quy trình rõ ràng như các phương pháp, do đó nếu thực hiện nghiên cứu với phương pháp, bạn cần đọc nhiều tài liệu chất lượng có liên quan để đảm bảo có hình dung rõ ràng về phương pháp.
  • Không có tính khái quát cao bởi thông thường khi sử dụng phương pháp này sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu vào tình huống của một (hoặc một vài) đối tượng. Do đó, kết quả nghiên cứu không có tính chất khái quát cao như các nghiên cứu định lượng sử dụng dữ liệu với mẫu đa dạng.
  • Kết quả của nghiên cứu tình huống thường ở dạng dữ liệu định tính (nhiều chữ viết), do đó có dễ gây khó khăn cho người đọc nếu khả năng viết của người nghiên cứu không tốt.

label icon 3 Quy trình thc hin nghiên cu case study?

Nghiên cứu tình huống case study

Bước 1: Lên kế hoạch – Lựa chọn phương pháp

Bước 2: Thiết kế nghiên cứu

Bước 3: Chuẩn bị trước khi tiến hành thu thập dữ liệu

Bước 4: Thu thập dữ liệu

Bước 5: Phân tích dữ liệu

Bước 6: Chia sẻ, thảo luận kết quả phân tích

Mỗi bước trên có  thể liên quan chéo với nhau trong toàn bộ quá trình chứ không chỉ liên quan với bước sau đó. Hoạt đông thiết kế nghiên cứu cần phải điều chỉnh khi xảy ra lỗi trong quá trình thực hiện, do đó sự linh hoạt của người làm nghiên cứu là rất cần thiết. Bạn vui lòng tham khảo thêm tài liệu ở cuối bài viết để tìm hiểu thêm về quy trình thực hiện này.

label icon 3 Case study trong các nghiên cu đánh giá

Case study có vai trò nổi bật trong việc đánh giá, chẳng hạn một sự can thiệp nào đó, một tác động của một chính sách, biện pháp cụ thể nào đó. Các hướng áp dụng case study trong lĩnh vực này:

  • Quan trọng nhất là giải thích các quan hệ nhân quả trong sự can thiệp vào đời sống hiện thực mà quá phức tạp để sử dụng các chiến lược survey hoặc thử nghiệm.
  • Mô tả bối cảnh đời sống – hiện thực trong đó sự can thiệp đã diễn ra.
  • Case study đóng vai trò minh họa cho sự can thiệp, giúp vào việc đánh giá sự can thiệp này.
  • Sử dụng case study để thăm dò, phát hiện những tình huống trong đó, sự can thiệp cần đánh giá chưa cho những hệ quả rõ ràng, xác định.

Một nghiên cứu sử dụng phương pháp case study có thể nghiên cứu về một (hoặc nhiều hơn một) đối tượng/trường hợp/tình huống. Bên cạnh đó, khi làm nghiên cứu, bạn có thể kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu khác nhau, ví dụ các nghiên cứu sử dụng phương pháp case study có thể sử dụng thêm phương pháp khảo sát hoặc ngược lại.

Bạn có thể xem thêm tài liệu “Case study Research: Research and Design” (tái bản lần thứ 4) của tác giả Robert K. Yin tại đây (3 chương đầu) và tại đây (chương 5, 6).

Tài liệu tham khảo:

  • [1] Robert K. Yin (2009), Case study Research: Research and Design.
  • [2] Thành Nhân, Nghiên cứu trường hợp (case study) như một chiến lược nghiên cứu, Tạp chí Xã hội học.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)