Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Chi tiết và rõ ràng
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là giấy tờ pháp lý quan trọng và không thể thiếu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh hợp pháp. Vậy các điều kiện, hồ sơ, thủ tục để cấp và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ra sao? Xin mời bạn cùng tham khảo những nội dung sau đây để tìm hiểu về chủ đề này nhé!
Căn cứ pháp lý về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Những quy định liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện tại Điều 27, 28, 30, 212 của Luật Doanh nghiệp 2020.
-
Bên cạnh đó, nội dung này cũng được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP – Điều 14, 15 và khoản 1 Điều 68.
-
Đồng thời, các mẫu biểu Giấy chứng nhận được ban hành tại Phụ lục II-18, Phụ lục VI-1 đến VI-5, kèm theo Thông tư số 01/2021/BKHĐT.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại văn bản thường được gọi bằng các tên phổ biến là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là văn bản giấy hoặc bản điện tử. Trong đó, thể hiện những thông tin liên quan đến doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp giống như “giấy khai sinh” trong đó ghi nhận các thông tin quan trọng về đăng ký doanh nghiệp. Nhờ đó, các cơ quan có thẩm quyền có thể quản lý và kiểm soát những thông tin cơ bản liên quan đến doanh nghiệp.
Những điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Chủ đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp cách đầy đủ và hợp lệ.
-
Ngành, nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh.
-
Tên công ty được đặt theo những quy định của nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2020 các điều 37, 38, 39 và 41.
-
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được nộp đầy đủ theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định tại Điều 14, 15, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng và thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung bao gồm trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thông tin nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Các mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy theo loại hình doanh nghiệp được đăng ký. Tuy vậy, giấy chứng nhận đều sẽ bao gồm 5 nội dung sau đây:
-
Thông tin về tên doanh nghiệp: Bao gồm tên tiếng Việt, tên nước ngoài và tên viết tắt của công ty.
-
Thông tin về địa chỉ đăng ký làm trụ sở chính và thông tin liên lạc.
-
Thông tin về vốn điều lệ của doanh nghiệp.
-
Thông tin về người đại diện theo pháp luật: Bao gồm Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân tuỳ theo loại hình công ty.
-
Bên cạnh đó, giấy chứng nhận cũng thể hiện mã số doanh nghiệp và ngày đăng ký.
Những mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định
Tham khảo những mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành sau đây:
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần:
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty TNHH 1 thành viên:
Lưu ý về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Khi đăng ký doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất mà thôi. Đây cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp và cũng là mã số đơn vị khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội.
-
Dựa vào mã số doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin của doanh nghiệp tại trang Thông tin điện tử Quốc gia của Tổng cục Thuế.
Khi nào doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Đối với trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp mới
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đủ các điều kiện đã nêu ở phần trên.
Đối với trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp lại
-
Giấy chứng nhận bị nát, mất, rách, cháy, hay bị tiêu hủy dưới những hình thức khác nhau.
-
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng trình tự, hồ sơ, thủ tục theo quy định. Trường hợp này sẽ được phòng đăng ký kinh doanh gửi văn bản thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn chỉnh và nộp hồ sơ theo yêu cầu. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ xem xét việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp phát hiện thông tin thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp thiếu chính xác so với thông tin được đăng ký trong hồ sơ. Khi đó, doanh nghiệp có thể gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng hiệu đính lại thông tin.
-
Khi thông tin doanh nghiệp kê khai không trung thực và chính xác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện xử phạt theo quy định và đề nghị doanh nghiệp soạn thảo và nộp lại hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- giấy phép đăng ký kinh doanh.
Khi doanh nghiệp thay đổi loại hình kinh doanh hoặc thay đổi những thông tin nội dung đã đăng ký doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp lại
Thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những trường hợp thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Những trường hợp sau đây có thể thực hiện thủ tục thay đổi nội dung giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh:
-
Khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ đặt trụ sở công ty.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi tên công ty.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi vốn điều lệ công ty.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi loại hình công ty.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi theo phán quyết của trọng tài hay quyết định của tòa án.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi các thông tin liên quan như số điện thoại, email, website, số fax.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi đại diện pháp luật hoặc thông tin cá nhân của người đại diện.
-
Khi doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông hoặc thông tin của chủ sở hữu, thành viên hay cổ đông.
Thời hạn thực hiện thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận
-
Trong thời gian 10 ngày, từ khi doanh nghiệp có thay đổi thông tin thì bắt buộc thực hiện thủ tục thay đổi thông tin giấy phép đăng ký kinh doanh.
-
Trong thời gian 15 ngày, từ khi có quyết định, bản án của tòa án có hiệu lực hoặc có phán quyết của trọng tài, thì cần thực hiện thủ tục đề nghị thay đổi đến phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ kèm theo các bản sao hợp lệ của quyết định, bản án của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài.
-
Trong thời gian 15 ngày, từ khi nhận hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ và trả kết quả.
Nhận kết quả cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Trường hợp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận.
-
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được văn bản thông báo và nêu rõ lý do. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành sửa đổi hay bổ sung theo yêu cầu và nộp lại.
-
Trường hợp từ chối việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ quan chức năng sẽ gửi văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Những trường hợp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bị thu hồi trong 5 trường hợp sau đây:
-
Các thông tin được kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là thông tin giả mạo.
-
Doanh nghiệp đã thực hiện ngừng hoạt động kinh doanh trong một năm mà không thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
-
Doanh nghiệp không tiến hành gửi báo cáo trong thời hạn 6 tháng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tính từ thời điểm hết hạn gửi báo cáo hoặc có văn bản yêu cầu.
-
Những trường hợp khác theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của tòa án.
-
Doanh nghiệp được thành lập do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Những câu hỏi thường gặp về giấy chứng nhận doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là văn bản giấy hoặc bản điện tử. Trong đó, thể hiện những thông tin liên quan đến doanh nghiệp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định tại Điều 14, 15, Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng và thẩm quyền cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Chủ đầu tư sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
-
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp cách đầy đủ và hợp lệ.
-
Ngành, nghề doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không thuộc danh mục bị cấm đầu tư kinh doanh.
-
Tên công ty được đặt theo những quy định của nhà nước tại Luật Doanh nghiệp 2020 các điều 37, 38, 39 và 41.
-
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp được nộp đầy đủ theo quy định về phí và lệ phí của Nhà nước.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có được cấp lại khi bị mất không?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, rách, cháy, nát hay bị tiêu hủy dưới những hình thức khác nhau sẽ được cấp lại theo quy định.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Tư vấn Quang Minh muốn gửi đến bạn. Hy vọng đây là những nội dung hữu ích cho việc tham khảo của bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với hotline 0932.068.886 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Công ty TNHH DV tư vấn Quang Minh
Địa chỉ: 19/2B Thạnh Lộc 08, Kp 03, Phường Thạnh Lộc, Quận 12,TP HCM
Hotline: 096 3839 005
Email: [email protected]
Website: https://tuvanquangminh.com/
Đánh giá:
5
4
3
2
1
0