Giáo án Tiết 40 Làm văn- Quan sát, thể nghiệm đời sống – Giáo Án, Bài Giảng

A. Phần chuẩn bị.

I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

1.Kiến thức: bớc đầu hiểu và biết vận dụng kết quả quan sát, thể nghiệm đời sống đối với nhiệm vụ làm văn.

2.Kỹ năng:

3. Thái độ, tình cảm:

II. Phương tiện dạy học.

1.GV : SGK + SGV + giáo án.

2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.

III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

B. Tiến trình dạy học.

I. ổn định tổ chức

II. Kiểm tra bài cũ: Không.

III. Bài mới.

1. Giới thiệu bài mới ( 1 ) . Muốn viết một bài văn hay không những phải phát hiện đợc ý mới, ý hay mà còn phải có tài liệu phong phú. Tài liệu ấy lấy ở đâu? ở ghi chép hàng ngày. Muốn vậy ta phải quan sát, phải để ý, phải thể nghiệm cuộc sống xung quanh. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài “Quan sát và thể nghiệm đời sống.

2. Nội dung:

 

doc

4 trang

|

Chia sẻ: oanh_nt

| Lượt xem: 2624

| Lượt tải: 4

download

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 40 Làm văn- Quan sát, thể nghiệm đời sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Soạn ngày: 14/11 Giảng ngày 15/11
Tiết: 40 Môn : Làm văn.

Quan sát, thể nghiệm đời sống

A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức: bớc đầu hiểu và biết vận dụng kết quả quan sát, thể nghiệm đời sống đối với nhiệm vụ làm văn.
2.Kỹ năng:
3. Thái độ, tình cảm:
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách nêu vấn đề kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: Không.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài mới ( 1’ ) . Muốn viết một bài văn hay không những phải phát hiện đợc ý mới, ý hay mà còn phải có tài liệu phong phú. Tài liệu ấy lấy ở đâu? ở ghi chép hàng ngày. Muốn vậy ta phải quan sát, phải để ý, phải thể nghiệm cuộc sống xung quanh. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài “Quan sát và thể nghiệm đời sống.
2. Nội dung:

1. Quan sát. 7’
+ Khái niệm về quan sát

HĐ của GV
HĐ của HS
Kiến thức cần đạt
?hãy trình bày nội dung ở phần quan sát của SGK?
HS đọc SGK
độc lập suy nghĩ và trình bày câu hỏi.
– Quan sát là xem xét chăm chú khám phá và phát hiện những đổi thay, điều ẩn kín mà mắt thờng dễ bỏ qua.
– Quan sát là xem xét sự vật, hiện tượng một cách có phương pháp. Từ gần đến xa, từ ngoài vào trong, từ bắt đầu đến kết thúc nhằm nhận ra một điều mới lạ có ý nghĩa của hiện tượng.

+ Yêu cầu của quan sát
? Xác định những yêu cầu của quan sát ?
độc lập suy nghĩ và trình bày câu hỏi.
– Chú ý các hiện tượng lặp đi lặp lại
– Quan sát bằng các giác quan con người. Quan sát sự việc, sự vật ở trạng thái động, tĩnh, bộ phận, toàn thể, so sánh đối chiếu, nguyên nhân và kết quả. Ngoài ra còn vận dụng liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận hiện tượng một cách đầy đủ.
Thường xuyên quan sát sẽ có đầy đủ vốn sống dồi dào để viết.

2. Thể nghiệm. 7’
+ Khái niệm
SGK trình bày nội dung gì về thể nghiệm?
HS đọc SGK độc lập suy nghĩ và trình bày câu hỏi.
– Thể nghiệm là một cách tích lũy quan trọng đối với việc làm văn. Thể nghiệm là sự chủ động sử dụng giác quan của mình để tìm hiểu sự vật, thâm nhập vào đối tượng, tự đặt mình vào hoàn cảnh của sự vật, sự việc để nhận rõ niềm vui, nỗi đau của người trong cuộc.

+ So sánh với quan sát
?So sánh yêu cầu của thể nghiệm và quan sát?
độc lập suy nghĩ và trình bày câu hỏi.
Thể nghiệm khác quan sát ở chỗ. Người quan sát đứng ở bên ngoài đối tượng được quan sát. Thể nghiệm đòi hỏi con người phải hoá thân vào đối tượng.
3. Luyện tập, củng cố: 29’
a. Luyện tập 28’
* Chia nhóm thảo luận: 3 nhóm, Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi.

1. Nhóm 1:Hãy cho biết ở đoạn 1, nhà văn Nam Cao thể hiện sự quan sát về quá trình hút thuốc lào của nhân vật như thế nào?
2. Nhóm 2:?Hãy phân tích để thấy Nguyễn Minh Châu đã quan sát, thể nghiệm để đoạn văn có hồn như thế nào?
3. Nhóm 3:?Hãy cho biết vì sao trong tác phẩm văn học, sự quan sát và thể nghiệm không tách rời nhau. Từ đó rút ra kết luận gì? Hãy lấy ví dụ để làm rõ?

?Hãy cho biết ở đoạn 1, nhà văn Nam Cao thể hiện sự quan sát về quá trình hút thuốc lào của nhân vật như thế nào?
Nhóm 1 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Quá trình hút thuốc được nhà văn quan sát rất kĩ từ động tác châm đóm, đến vo viên một điếu thuốc và hút, vừa thở khói vừa gà gà đôi mắt của người say.
Nhân vật Lão Hạc cũng được quan sát: “Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội. Lão cầm đóm, gạt tàn”. “Lão đặt xe điếu hút” Người muốn có chuyện tâm sự nên động tác hút thuốc cũng có vẻ ngập ngừng chờ đợi để nói ra. Người thì dửng dưng vì nghe chuyện ấy nhiều lần. Nếu không quan sát và thể nghiệm, Nam Cao không thể có đoạn văn ấy. Đoạn văn có hai nhân vật hút thuốc.

?Hãy phân tích để thấy Nguyễn Minh Châu đã quan sát, thể nghiệm để đoạn văn có hồn như thế nào?
Nhóm 1 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
– Nhà văn đã nhập thân (thể nghiệm) và nhân vật lão Khúng để quan sát sao trời, một vùng quê phía biển. ở đó:
+ Chân trời nh thấp hẳn xuống (quan sát từ xa)
+ Âm thanh của sóng biển rì rầm.
+ Của đất đai quê nhà từ khi còn nằm trong bụng mẹ
Sự quan sát và thể nghiệm của Nguyễn Minh Châu đã làm sống dậy tâm trạng của một ông già vùng biển. Đó là sự gắn bó với quê hương, nơi chôn rau cắt rốn lão Khúng.

?Hãy cho biết vì sao trong tác phẩm văn học, sự quan sát và thể nghiệm không tách rời nhau. Từ đó rút ra kết luận gì? Hãy lấy ví dụ để làm rõ?
Nhóm 1 cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
– Bởi lẽ khi thể nghiệm, nhà văn tự quan sát mình ở bên trong. Khi quan sát, nhà văn miêu tả sự vật qua cái nhìn của tâm trạng, lúc này lại cần sự thể nghiệm. Từ đây ta rút ra kết luận. Quan sát, thể nghiệm đời sống là cơ sở để viết những trang văn chân thực, sinh động.
Ví dụ: Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhân vật tôi quan sát thái độ, cử chỉ của bé Thu: không nhận bố, đã có những lời nói trỏng:
“Cơm sôi rồi chắt nước giùm cái”
“Vô ăn cơm”
Cùng lúc ấy, nhân vật tôi đã thể nghiệm tâm trạng của anh Sáu “Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé”.

2. Tập phát biểu hoặc viết đoạn văn ngắn theo một trong các yêu cầu sau:
?Quan sát miêu tả mặt trời mọc và nêu ý nghĩ của mình?
Độc lập suy nghĩ và làm bài.
Quan sát miêu tả mặt trời mọc và nêu ý nghĩ của mình
– Buổi sáng mùa hè, mặt trời chuẩn bị mọc.
+ Phơng đông rực sáng, mây khoác áo hồng
+ Cảnh vật sau đêm dài chờ đón bình minh. Tiếng chim lao xao trên cành. Gió mát phả vào mặt.
– Mặt trời nhô lên khỏi rặng núi xa xa
+ Trông nh một khối cầu đỏ rực
+ Những hạt sơng long lanh trên cành cây
+ Một ngày oi nồng lại đến
– Những suy nghĩ

?Quan sát thể nghiệm cảnh người thân làm việc?
Độc lập suy nghĩ và làm bài.
Quan sát thể nghiệm cảnh người thân làm việc nặng nhọc
– Anh Hai đang cày trên thửa ruộng đầu làng
+ Nắng trên trời đổ xuống
+ Nóng mặt nước bốc lên
+ Mồ hôi đầm trên áo, trên nét mặt.
+ Con trâu gò lưng kéo, những luống cày bật tung đất.
+ Những tiếng vắt, giệt giục trâu
– Suy nghĩ.
b. Củng cố: GV khái quát kiến thức cơ bản. 1’
C. Hướng dẫn học bài :
– Đọc sgk củng cố kiến thức đã học.
– Nắm vững kiến thức vở ghi.
– Làm bài tập sgk.
– Đọc trước bài: Suý Vân giả dại. Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn sgk.
Giờ sau học VH .

File đính kèm:

  • doctiet 40.doc