Giáo án Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật | Giáo án Sinh học 9 mới, chuẩn nhất
– HS nghiên cứu thông tin I SGK
– HS quan sát tranh H 43 SGK
– HS nghiên cứu VD 1,2,3
? Nhiệt độ đã ảnh hưởng tới đặc điểm nào của sinh vật như thế nào?
– GV y/c các nhóm trình bày:
– GV chốt kiến thức cơ bản:
+ Đối với TV:
- ảnh hưởng tới hình thái: phiến lá, mô giậu, tầng cutin dày….
- ảnh hưởng tới đặc điểm sinh : Rụng lá vào mùa khô…..
+ Đối với ĐV:
- ảnh hưởng tới hình thái: Lông dày,kích thước lớn
- ảnh hưởng tới tập tính: di cư, ngủ đông….
* GV mở rộng:
- Nhiệt độ là yếu tố giới hạn quyết định vùng phân bố của SV ( VD: Gấu trắng sống ở Bắc Cực; Lạc Đà sống ở hoang mạc khô
- Nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh sản.VD Cá Chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ thấp hơn 15°C; Chuột Nhắt sinh sản mạnh ở t° 18°C và ngừng sinh sản ở t° 30°C
? ảnh hưởng của nhiệt độ đã hình thành nên các nhóm SV như thế nào?
? Thế nào là SV biến nhiệt? Thế nào là SV Hằng nhiệt?
GV mở rộng:
– SV biến nhiệt thích nghi sự thay đổi của t° bằng cách: Thay đổi t° cơ thể theo t° môi trường hoặc điều chỉnh t° ở mức nhất định.
VD: Châu chấu khi không hoạt động t° cơ thể là: 17°C đến 20°C; khi bay có t° cơ thể là: 30°C đến 37°C
– SV hằng nhiệt thích nghi sự thay đổi nhiệt độ bằng cách: điêù hoà thân nhiệt ( sinh nhiệt = toả nhiệt)
– GV yêu cầu HS quan sát hình SGK → Nhận xét.
– Đv hằng nhiệt sống ở nơi có t° thấp thì các phần: tai, đuôi, mỏ có kích thước nhỏ hơn các phần đó của ĐV sống ở nơi nóng → Để góp phần hạn chế sự toả nhiệt của ĐV và ngược lại.
I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.
– Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.
– VD : SGK
VD khác: Mọt bột ăn nhiều ở t° 25°C và ngừng ăn ở t° 8°C
– Hình thành nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt.
+ Nhóm SV biến nhiệt: Nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
+ Nhóm SV hằng nhiệt: Nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.