Giáo án môn Sinh vật 7 bài 35: Ếch đồng
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án môn Sinh vật 7 bài 35: Ếch đồng”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu Trường THPT Dân Tộc Nội Trú GIÁO ÁN GIẢNG DẠY Bài 35. ẾCH ĐỒNG I Mục tiêu 1. Kiến thức - HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật. - Kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Tiến trình bài dạy 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Cho những VD nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá? - Vai trò của cá đối với đời sống con người? 3. Bài mới Hoạt động 1 Tìm hiểu về đời sống Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu Hs đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Ếch đồng sống ở đâu? + Thức ăn của chúng là gì? Kiếm ăn vào lúc nào? + Tại sao nói ếch đồng là ĐVbiến nhiệt? + Vì sao ếch có hiện tượng trú đông? - Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận - Yêu cầu nêu được: + Nơi sống của ếch đồng + Nguồn thức ăn, thời điểm kiếm ăn của ếch đồng + Giải thích được lí do ếch đồng là động vật biến nhiệt I. Đời sống - Môi trường sống: vừa sống ở cạn vừa sống ở nước - Đời sống: + Kiếm ăn vào ban đêm + Có hiện tượng trú đông + Là động vật biến nhiệt Hoạt động 2 Tìm hiểu về cấu tạo ngoài và di chuyển Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu Hs đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng? Từ đó hoàn thành phiếu học tập + Từ đặc điểm cấu tạo ngoài như vậy thì ếch di chuyển như thế nào? - Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận - Yêu cầu nêu được: + Đặc điểm cấu tạo của ếch đồng, hoàn thành được phiếu học tập + Nêu được cách di chuyển của ếch đồng II. Cấu tạo ngoài và di chuyển 1. Cấu tạo ngoài - Nội dung ghi như phiếu học tập 2. Di chuyển - Khi ngồi, chi sau gấp hình chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng: hình thức nhảy cóc - Dưới nước, chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái: hình thức bẻ lái Nội dung phiếu học tập Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống ý nghĩa thích nghi ở nước ở cạn Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước x Giảm sức cản của nước Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở) x Khi bơi vừa thở vừa quan sát Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí x Giúp hô hấp trong nước Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ x Bảo vệ mắt, giữ cho mắt không bị khô, nhận biết âm thanh Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt x Thuận lợi cho việc di chuyển Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón x Tạo chân bơi để đẩy nước Hoạt động 3 Tìm hiểu sinh sản và phát triển của ếch đồng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung - GV yêu cầu Hs đọc sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: + Trình bày đặc điểm sinh của ếch? + Trứng ếch có đặc điểm gì? + Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng ếch lại ít hơn cá? - Nghiên cứu sgk và hiểu biết của mình, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận - Yêu cầu nêu được: + Đặc điểm sinh sản của ếch + Đặc điểm của trứng ếch + Giải thích được hiện tượng III. Sinh sản và phát triển - Sinh sản: vào cuối mùa xuân, có tập tính ghép đôi, thụ tinh ngoài, trứng được bảo vệ trong chất nhày - Vòng đời: Trứng được thụ tinh phát triển qua giai đoạn nòng nọc ở dưới nước sau đó trở thành ếch trưởng thành. 4. Kiểm tra đánh giá - Trình bày cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước? - Trình bày sự sinh sản và phát triển của ếch? * Câu hỏi “ Hoa điểm 10”: Vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? 5. Dặn dò - Học bài - Soạn bài mới