Giáo án Khoa học lớp 5 Bài 1: Sự sinh sản mới nhất

 

 1. Kiểm tra bài cũ

    GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho giờ học.

2. Bài mới

a.Khám phá Tại sao khi nhìn vào em bé, mọi người hay nói: “Bé giống mẹ (hay bố) quá”? Bài Sự sinh sản sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi đó.

– Ghi bảng tựa bài.

b. kết nối

* Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai ?”

– Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

– Chuẩn bị: Các bộ phiếu, mỗi bộ gồm 2 phiếu  có kích thước 4×6, vẽ cặp hình mẹ-con hoặc bố-con (có những đặc điểm giống nhau).

– Cách tiến hành:

 + Phát cho mỗi HS một phiếu, ai tìm được phiếu để có cặp hình bố-con hoặc mẹ-con trước thời gian 1 phút là thắng.

 + Tuyên dương các cặp thắng cuộc.

 + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi:

    . Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các bé

    . Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?

– Nhận xét, kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.

c.Thực hành

* Hoạt động 2: Làm việc với SGK

– Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản

– Cách tiến hành:

 + Yêu cầu quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.

 + Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe  về những thành viên trong gia đình.

 + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:

         . Hãy nói về ý nghĩa củasự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.

         . Điều gì có thể xảy ra nếu con người khoảng có khả năng sinh sản ?

 + Nhận xét, kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.

d.Vận dụng

– Yêu cầu đọc mục “Bạn cần biết”.

– Nhờ có sự sinh sản mà mỗi gia đình, dòng họ được duy trì. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con để nuôi dạy cho tốt.

 

– Nhận xét tiết học.

– Xem lại bài học.

– Chuẩn bị bài Nam hay nữ ?

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nhắc tựa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Nhận phiếu và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

+ Nhận xét, bình chọn.

+ Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

 

– Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

+ Quan sát và đọc lời thoại.

 

 

+ Hai bạn ngồi cùng bàn nói cho nhau nghe về gia đình mình.

+ Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.

 

 

 

+ Nhận xét, bổ sung.

 

 

 

– Tiếp nối nhau đọc to.