Giáo án Công nghệ 9 – Tiết 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp – Giáo Án Điện Tử

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 – Tiết 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: 12 / 8 / 2014
Ngày giảng 9A1….…………….
9A2…………………..
9A3………………………..
Tiết 2 - Bài 2 
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NHÀ BẾP
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.
2. Kĩ năng: Sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.
3. Thái độ: Yêu thích nghề nấu ăn chủ động thực hiện nấu ăn trong đời sống.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV, TKBG.
	2. Trò: Đọc trước văn bản, soạn bài.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức: 
	9A1…………………………………………….………………………….
	9A2………………………………………………………………………
	9A3………………………………………………...………………………	2. Kiểm tra bài cũ
	* Tầm quan trọng của việc ăn uống đối với sức khỏe con người? Triển vọng của nghề nấu ăn?
- Đáp án: SGK/ 7, 8
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Bài học trước chúng ta đã biết được tầm quan trọng cũng như triển vọng của nghề nấu ăn trong cuộc sống. Giờ học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản thiết bị nhà bếp để giúp những đồ dùng đó bền, đẹp và để bảo đảm an toàn lao động khi nấu ăn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Yếu cầu của bài học/ Sgk 11
* Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho việc nội trợ?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
- GV kết luận.
- HS quan sát H5/sgk12
* Em hãy nêu những đồ dùng thường được sử dụng trong nhà bếp?
* Em hãy phân loại dụng cụ thiết bị nhà bếp theo tính năng của từng loại?
HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
- GV kết luận.
GV yêu cầu HS: Liên hệ bếp gia đình và cho biết trong nhà bếp thường được trang bị những thiết bị nào?
* Các dụng cụ thiết bị kể trên được cấu tạo bằng những chất liệu gì?
- Những dụng cụ thiết bị trên được cấu tạo bằng: Gỗ, nhựa, thủy tinh, tráng men, nhôm, gang, inox, đồ dùng điện,…
* Kể tên một số thiết bị nhà bếp mà em biết ?
* Mỗi loại dụng cụ, thiết bị cần có cách sử dụng và bảo quản như thế nào?
I. DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ NHÀ BẾP
1. Dụng cụ nhà bếp:
Tính năng
Tên dụng cụ
Dụng cụ cắt thái 
Các loại dao
Dụng cụ để trộn
Muỗng nĩa…
Dụng cụ đo lường
Cân…
Dụng cụ nấu nứơng
Nồi, xoong, chảo…
Dụng cụ dọn ăn
Chén đũa ….
Dụng cụ dọn rửa
Rổ thao bùi nhùi…
Dụng cụ bảo quản thức ăn
Tủ chứa thức ăn, lồng bàn…
2. Thiết bị nhà bếp:
- Thiết bị dùng điện: bếp điện, nồi cơm điện…
- Thiết bị dùng gas: bếp gas, lò gas…
4. Củng cố: Dụng cụ và thiết bị nhà bếp.
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………
Ngày 15 tháng 8 năm 2014
TỔ TRƯỞNG
…………………………………………..…….
Nguyễn Thị Thu Bồn
Ngày 15 tháng 8 năm 2014
…………………………………………………
…………………………………………………
Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang
Ngày soạn: 18 / 8 / 2014
Ngày giảng 9A1….…………….
9A2…………………..
9A3………………………..
Tiết 3 - Bài 2 - Tiếp theo
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NHÀ BẾP
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.
2. Kĩ năng: Sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.
3. Thái độ: Yêu thích nghề nấu ăn chủ động thực hiện nấu ăn trong đời sống.
II. Chuẩn bị
	1. Thầy: SGK, SGV.
	- Các hình mẫu chụp ảnh nhà bếp với đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết.
	2. Trò: Đọc và nghiên cứu bài học.
III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học
	1. Ổn định tổ chức: 
	9A1…………………………………………….………………………….
	9A2………………………………………………………………………
	9A3………………………………………………...………………………
	2. Kiểm tra bài cũ: 
* Những dụng cụ. thiết bị nhà bếp được làm bằng chất liệu gì? Nêu một số dụng cụ, thiết bị đó?
- Đáp án: SGK/ 11,12.
	3. Bài mới:
Bài học trước chúng ta đã biết dược đặc điểm, công dụng của các loại đồ dùng trong nhà bếp. Giờ học hôm nay cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng và bảo quản thiết bị nhà bếp để giúp những đồ dùng đó bền, đẹp và để bảo đảm an toàn lao động khi nấu ăn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Em hãy nêu những đồ dùng thường được sử dụng trong nhà bếp?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 5/sgk 
* Em hãy phân loại dụng cụ thiết bị nhà bếp theo cấu tạo của từng loại?
- Đồ gỗ. Đồ nhựa. Đồ thuỷ tinh. Đồ nhôm, gang. Đồ sắt không gỉ. Đồ dùng điện.
- HS quan sát H5 /sgk 12 
GV Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bằng những chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau, cách sử dụng khác nhau. Do đó cần hiểu kĩ tính chất của mỗi loại để có cách sử dụng và bảo quản thích hợp.
* Những đồ dùng nào trong nhà bếp thường được làm bằng gỗ?
- Do cán gỗ, đũa cả, đũa ăn cơm, khay, thớt,…
* Theo em cần phải sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho phù hợp?
* Kể tên đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp?
- Rổ, khay, thau, bát, đĩa, đũa, thớt,…
* Cần phải sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho hợp lí?
* Kể tên những đồ dùng bằng thủy tinh thường được sử dụng trong nhà bếp?
- Bát, cốc, đĩa, chai lọ, máy sinh tố, máy đánh trứng,…
* Cách bảo quản?
* Đồ dùng nào thường được tráng men? Tại sao phải tráng men?
Thau, chậu, ngăn chứa thức ăn, khay, đĩa,… Tráng men để không bị nhiễm mùi sắt.
* Cần phải có biện pháp sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh như thế nào để đảm bảo an toàn?
* Kể tên những đồ dùng bằng nhôm, gang thường được sử dụng trong nhà bếp?
- Đồ nhôm: Nồi, niêu, soong, chảo, thau, chậu, khay, thìa,…
- Đồ gang: Soong, nồi, chảo,…
* Theo em cần phải bảo quản đồ nhôm , gang như thế nào cho phù hợp?
* Đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng sắt không gỉ?
- Nồi, soong, dao, thìa, dĩa, bồn rửa,…
* Cần phải sử dụng và bảo quản chúng như thế nào cho hợp lí?
* Kể tên những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp?
- bếp điện, nồi cơm điện, siêu điện,…
* Cách sử dụng và bảo quản chúng?
- Hs đọc ghi nhớ/ sgk 14.
II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
1. Đồ gỗ
- Không ngâm nước;
- Khi sử dụng xong nên rửa sạch, phơi khô ráo;
- Tránh phơi ngoài nắng hoặc hơ trên lửa.
2. Đồ nhựa
- Không để gần lửa;
- Không đựng thưc ăn chứa nhiều dầu mỡ và những thức ăn nóng;
- Khi sử dụng xong nên rửa sạch, phơi khô ráo.
3. Đồ thuỷ tinh
- Cẩn thận khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc men;
- Chỉ nên đun lửa nhỏ;
- Chỉ nên dùng thìa, đũa bằng gỗ để xào, nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;
- Khi sử dụng xong nên rửa sạch, phơi khô ráo.
- Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.
4. Đồ nhôm, gang
- Cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, bóp méo; 
- Không để ẩm ướt;
- không nên đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng chùi nhôm để chà sạch và rửa kĩ lại bằng nước rửa chén bát;
- Không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất muối, axit lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bằng gang.
5. Đồ sắt không gỉ (inox)
- Không đun lửa to vì dễ bị ố;
- Tránh va chạm với đồ cùng chất liệu;
- Không chùi bằng đồ nhám;
- Không chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất muối, axit lâu ngày.
6. Đồ dùng điện:
- Trước khi sử dụng: Kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện;
- Khi sử dụng: Sử dụng đúng quy cách;
- Sau khi sử dụng: Chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh bị dính nước.
* Ghi nhớ sgk 14.
4. Củng cố 
	1. Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp? Cách sử dụng, bảo quản các đồ dùng đó như thế nào?
	2. Cho biết cách sử dụng đồ dùng làm bằng nhôm, thủy tinh, nhựa?
5. Hướng dẫn HS tự học 
	- Học bài. 
	- Chuẩn bị bài: Sắp xếp và trang trí nhà bếp.
IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………
Ngày 22 tháng 8 năm 2014
TỔ TRƯỞNG
…………………………………………..…….
Nguyễn Thị Thu Bồn
Ngày 22 tháng 8 năm 2014
…………………………………………………
Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang