Giải đáp về khoá kích hoạt (Activation Lock) trên iPhone, iPad
Activation Lock là gì? Giải đáp về khoá kích hoạt (Activation Lock) trên iPhone, iPad – Hướng dẫn khôi phục lại mật khẩu Apple ID
Hiện nay nhu cầu mua và sử dụng iPhone, iPad cũ rất nhiều. Do đó, ngoài việc xem chiếc điện thoại đó có còn mới, tính năng còn tốt không thì bạn cũng cần xem thử ở chiếc điện thoại cũ này đã hoàn toàn thoát khỏi các bảo mật chưa nhé! Để đảm bảo khi rinh em máy này về bạn sẽ không phải loay hoay liên lạc lại với chủ cũ để hỏi mật khẩu mỗi khi đăng nhập.
-
Vậy Activation Lock là gì?
-
Cách lấy lại mật khẩu Apple ID khi quên như thế nào?
-
Kiểm tra ra sao để biết bạn đã thoát Activation Lock ?
-
Lý do không nên mua iPhone cũ đã đăng nhập sẵn từ trước?
Bài viết hôm nay Mega sẽ giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn bạn cách kiểm tra xem chiếc điện thoại, iPad đã được đăng xuất ra chưa.
1.
Activation Lock là gì?
Là hình thức định danh với Apple ID khi kích hoạt iPhone. Apple sẽ nhận dạng thiết bị và Apple ID để hỗ trợ người dùng và nâng cao tính bảo mật cho người dùng. Nếu không có tài khoản và mật khẩu Apple ID thì người khác sẽ không thể reset và sử dụng iPhone.
Bình thường người dùng sẽ không chú ý đến Activation Lock, cho đến khi reset hoặc nâng cấp hệ điều hành iOS mới, vì để thao tác được Apple bắt buộc yêu cầu đăng nhập Apple ID để xác minh danh tính và kích hoạt thiết bị.
Khoá bảo mật (Activation Lock) là khi một người dùng kích hoạt tìm kiếm Find My cho các thiết bị như iPhone, iPad, Apple Watch, Mac. Mã khoá này sẽ đi theo Apple ID của người đó, nhằm chống trộm hay những người khác xâm nhập vào thiết bị bên trong.
Activation Lock là gì
Nội Dung Chính
2.
Cách kiểm tra xem chiếc điện thoại có dính
Activation Lock
hay không?
2.1.
Kiểm tra thủ công
Tại màn hình iPhone > chọn Cài đặt > Cài đặt chung > Đặt lại > Xoá tất cả nội dung và cài đặt. Tiến hành cho SIM vào máy và kích hoạt. Nếu bạn bị chặn lại tại bước nhập tài khoản iCloud thì 100% iPhone đã bị khoá iCloud. Cách này có độ chính xác 100%.
Kiểm tra và xử lý thủ công dễ dàng
2.2.
Kiểm tra bằng IMEI
Cách này dùng IMEI của máy để kiểm tra trên các trang web miễn phí hoặc có tính phí. Trước đây, có một trang của Apple giúp người dùng kiểm tra chính xác tình trạng ON/OFF của iCloud nhưng trang đó hiện nay đã bị Apple gỡ bỏ. Người dùng chỉ còn cách kiểm tra trên các trang của một bên thứ 3 và không phải lúc nào cũng kiểm tra được chính xác 100%.
3.
Hướng dẫn cách khôi phục lại mật khẩu Apple ID
Apple ID là tài khoản rất quan trọng đối với người dùng iPhone. Tài khoản này sẽ lưu trữ toàn bộ những thông tin cần thiết đối với người sử dụng, do đó nếu bạn có lỡ quên mật khẩu thì cũng đừng lo lắng quá nhé! Bạn chỉ cần yêu cầu lấy lại iphone và chưa nhất thiết phải gỡ bỏ Activation Lock trên iPhone.
Nếu không nhớ địa chỉ email đăng ký Apple ID, bạn có thể tìm tại đây
Điền thêm thông tin để lấy địa chỉ email đã đăng ký Apple ID
Còn nếu không nhớ mật khẩu hoặc muốn reset nó thì thực hiện tại đây
Bấm vào tìm lại nếu quên Apple ID của mình
Để kích hoạt iPhone, bạn cũng cần xác thực Apple ID để tải ứng dụng trên App Store và thực hiện gọi Facetim, iMessage.
4.
Nên xử lý Activation Lock trước khi bán máy dành cho người bán
Bạn muốn bán chiếc điện thoại của mình, điều đầu tiên để đảm bảo được độ bảo mật cho chính bản thân là nên reset xoá toàn bộ dữ liệu trên iPhone, iPad, bạn cần tắt Find My đi, hoặc nên đăng xuất Apple ID trước rồi reset máy sau:
-
Chọn vào Cài đặt rồi chọn dòng đầu tiên tên Apple ID của bạn
-
Kéo xuống chọn
Đăng xuất (Sign Out)
.
-
Thiết bị sẽ yêu cầu bạn đăng nhập password Apple ID rồi bấm đăng xuất bình thường
-
Sau đó chọn vào
Cài Đặt Chung (General)
– Kéo xuống chọn
Chuyển đổi hoặc Reset iPhone/iPad (Transfer or Reset)
– rồi chọn
Xoá tất cả Nội dung và Cài đặt (Erase All Content and Settings).
Đối với thiết bị ở iOS / iPadOS 14 trở về trước:
-
Ở bước sau khi đăng xuất Apple ID thì chọn vào
Cài Đặt Chung (General)
-
Chọn
Đặt lại
(
Reset)
– rồi chọn
Xoá tất cả Nội dung và Cài đặt (Erase All Content and Settings).
Như vậy thiết bị đó sẽ không còn dính Activation Lock nữa, bạn có thể tự tin giao hoặc bán chiếc máy đó cho người khác.
5.
Tại sao phải quan tâm
Activation Lock trước khi muốn mua lại máy cũ, dành cho người mua
Nếu bạn đang tính mua một chiếc iPhone hay iPad cũ hãy quan tâm đến vấn đề này.
Đầu tiên, cần lưu ý rằng trước đây có trang web iCloud Activation Lock để người dùng có thể kiểm tra liệu thiết bị đó có dính Khoá bảo mật hay không. Nhưng về sau Apple đã bỏ cách kiểm tra này rồi. Và hiện tại các website bên thứ ba kiểm tra Khoá bảo mật thì bạn đừng có tin.
Khi mua máy cũ nên quan tâm khóa bảo mật Activation Lock
Để chắc chắn trước khi mua iPhone, iPad đã qua sử dụng, bạn nên yêu cầu bên bán cho phép bạn mở máy setup trước, bao gồm chọn Quốc gia, vào Wi-Fi các kiểu,…
-
Nếu thiết bị đó có dính Activation Lock và đang ở iOS 15 thì bạn sẽ thấy một thông báo là “iPhone Locked to Owner” và có mô tả Vị trí của iPhone này có thể được nhìn thấy bởi chủ nhân. Như vậy bạn có thể yêu cầu bên bán liên lạc với chủ cũ để gỡ thiết bị đó ra khỏi mục Find My của họ.
-
Nếu thiết bị đó ở iOS cũ hơn thì sẽ có thông báo Activation Lock như trên, mô tả cho rằng thiết bị này đang link đến một Apple ID nào đó và cần đăng nhập password để mở khoá. Dĩ nhiên bạn cũng cần yêu cầu bên bán có thể xử lý với chủ nhân cũ, hoặc không thì bỏ máy đó luôn, mua máy khác.
-
Một trường hợp khác nữa đó chính là thiết bị bạn mua cũ có thể là iPhone đã bị mất, ăn cắp và đã đưa về chế độ mất (Lost Mode). Như vậy chỉ có cách là đưa về chủ cũ để họ đăng nhập Apple ID mà thôi. Mà một khi máy đã là “hàng ăn cắp” rồi thì bạn nên bỏ qua là vừa, không nên tiếp tục giao dịch với máy như vậy nữa.
6.
Đừng mua iPhone, iPad khi đã đăng nhập sẵn vào trong
Lý do khiến mình khuyên các bạn không nên chọn những chiếc iPhone đăng nhập sẵn bởi vì các lý do rắc rối sau đây.
-
Sử dụng điện thoại nhưng yêu cầu đăng nhập mật khẩu iCloud của người khác.
-
Tài khoản đã bị vô hiệu hóa do bảo mật nhưng bạn lại không biết cách để đăng nhập vào và tắt đi tính năng vô hiệu hóa đó.
-
Số lượng tài khoản miễn phí tối đa đã được kích hoạt trên iPhone này
Có nghĩa rằng bạn chỉ nên mua những thiết bị đã reset hoàn toàn, hiện chữ hello, xin chào gì đó, … thay vì mua một chiếc máy tự dưng đã được đăng nhập vào bên trong màn hình Home. Bạn cần yêu cầu bên bán hàng reset xoá toàn bộ chiếc máy đó để có thể tiếp tục giao dịch mua bán.
Nếu trường hợp bạn tiếp tục mua và đăng nhập Apple ID của bạn vào bên trong thì khả năng cao chiếc máy đó vẫn còn Activation Lock từ chủ nhân cũ.
Chiếc máy được reset hoàn toàn sẽ hiển thị Hello sau khi khởi động
7.
Nếu trường hợp bạn quên mật khẩu Apple ID để mở
Activation Lock
thì sao?
Hiện tại Apple có một trang riêng về Activation Lock, bạn cần vào mục hỗ trợ và chứng minh cho Apple rằng bạn là chủ sở hữu của thiết bị đó. Ví dụ như cung cấp số serial, ngày mua sản phẩm, có hoá đơn mua hàng nếu có (hoặc hoá đơn điện tử), … chứng minh được rồi thì Apple sẽ mở Activation Lock cho bạn. Trường hợp quên Apple ID, password chẳng hạn thì trang web cũng có mục iForgot để người dùng làm theo các bước mà Apple hướng dẫn.
Bước 1: Truy cập trang web tại đây , nhập email mà bạn đã đăng ký ID Apple và nhấn vào ô Tiếp tục.
Bước 2: Nhập số điện thoại
Bước 3: Chọn cho phép trên iPhone
Bước 4: Nhập mật mã dùng để mở khóa iPhone
Bước 5: Đặt lại mật khẩu mới
Quên mật khẩu đừng lo lắng quá, hãy làm theo hướng dẫn của Apple tại mục iForgot
Miễn là thiết bị đó đang không trong chế độ Lost Mode, hoặc là thiết bị nằm dưới sự quản lý của doanh nghiệp, nhà trường,… thì mới được gỡ Activation Lock. Khi Apple đã gỡ Activation Lock cho bạn rồi thì đồng nghĩa thiết bị iDevices lúc đó sẽ mất sạch dữ liệu, tốt nhất nên có backup iCloud sẵn để set up lại thiết bị.
8.
Tổng kết
Như vậy khi mua máy cũ bạn cũng cần kiểm tra xem chiếc máy đó được tẩy trắng hoàn toàn chưa để an tâm sử dụng. Với các thông tin như trên sẽ giúp bạn cách kiểm tra xem bảo mật Activation Lock đã được đăng xuất và tắt chưa.
Xem thêm >>>
Mách bạn cách kiểm tra xuất xứ iPhone cực kì đơn giản
Cách ẩn ứng dụng trên iphone vô cùng hiệu quả
Cách tạm thời vô hiệu hóa Face ID trên iPhone
copyright © mega.com.vn