Giải đáp thắc mắc: Trẻ 7 tháng biết làm gì? – Cửa sổ vàng
Bước sang tháng thứ 7 bé sẽ có những thay đổi vượt bậc về mặt thể chất, trí tuệ cũng như cách thể hiện cảm xúc. Trẻ 7 tháng biết làm gì? Bố mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc con trong giai đoạn này? Hãy tham khảo bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác cho mình nhé!
Trẻ 7 tháng biết làm gì?
Càng dành nhiều tình cảm yêu thương cho con bố mẹ càng hồi hộp chờ đợi những thay đổi của bé. Bước sang 7 tháng tuổi bé tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng
Có thể nói 7 tháng tuổi là giai đoạn đáng yêu nhất của bé khi mà bố mẹ có thể nhìn ngắm bé cưng khám phá thế giới quan xung quanh với biết bao điều lạ lẫm.
+Kỹ năng vận động
Việc trẻ 7 tháng biết làm gì trước hết thể hiện ở kỹ năng vận động. bước sang tháng thứ 7 bé trở nên cứng cáp hơn, đã thực hiện được một số vận động cơ bản như:
-
Nghiêng người, lật người, 1 số bé có thể lật ngửa
-
Giữ thẳng cổ, ngồi tựa lưng
-
Tập ngồi ăn một mình mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ
-
Bé thực hiện di chuyển bằng nhiều cách như trườn, bò hai tay hai chân, lăn…
-
Bé có thể vin vào một vật gì đó để đứng dậy từ từ.
-
Kỹ năng cầm nắm phát triển,các ngón tay của trẻ có thể phối hợp nhặt các vật nhỏ
+ Kỹ năng giao tiếp, tình cảm
Trẻ 7 tháng biết làm gì? Liệu bé có hiểu và biết cách giao tiếp với người khác? Thực tế bước sang tháng thứ 7 bé đã bắt đầu thể hiện tình cảm, cảm xúc rõ ràng.
Nếu quan sát mẹ sẽ thấy bé phản ứng cáu kỉnh khó chịu lại với thái độ không hài lòng, vẻ mặt căng thẳng khi bạn nói “không”. Đôi khi bé sẽ rụt rè trở lại, mếu máo khóc khi bị mẹ “mắng” vì không đáp ứng nhu cầu của bé. Nhưng cũng có bé lại thể hiện sự “cứng đầu” ngay từ lúc này.
Mặc dù chưa biết nói nhưng khả năng giao tiếp của bé khá tốt bằng cách riêng của mình thông qua một loạt các biểu cảm khuôn mặt như: Cười thật lớn, cười khe khẽ, nhăn mặt cau mày hay khóc cùng với “ngôn ngữ” của cơ thể càng thể hiện rõ hơn những mong muốn của bé.
Sự phát triển về cảm xúc, tình cảm của bé thể hiện ở sự quấn quýt với người thân đặc biệt là mẹ. Khi nghe bố hoặc mẹ gọi tên bé sẽ quay đầu về phía đó và đưa tay đòi bế, biết khóc và lo sợ khi gặp người lạ, biết lắc đầu khi không thích điều gì, vui cười hớn hở khi có đồ chơi mới…Chứng tỏ bé đã phân biệt được một cách rõ ràng giữa người quen người lạ.
+ Kỹ năng học hỏi
Mặc dù còn khá nhỏ nhưng bé đã có thể học hỏi rất nhanh những điều đơn giản mà bố mẹ dạy chẳng hạn như vỗ tay, mi gió, làm duyên, cụng đầu… Cũng như bắt chước các ngữ điệu của người lớn.
Trí nhớ của bé cũng phát triển đáng kinh ngạc, theo đó trong các tháng đầu bé sẽ không nhận thấy được món đồ chơi của mình đã bị mẹ giấu. Sang đến tháng thứ 7 bé sẽ bắt đầu tìm kiếm ngó trước ngó sau khi đồ vật đó không còn nữa.
Lúc này bé đã biết thể hiện sự tin tưởng, cảm nhận được cảm xúc ai là người sẽ mang lại sự an toàn và vui vẻ cho mình. Điều này lý giải cho việc các bé đều không thích rời xa mẹ.
Hành vi ứng xử của bé cũng bắt đầu từ thời điểm này, vì vậy khi không hài lòng về điều gì bé sẽ bắt đầu “phản kháng”. Bạn cần khéo léo vỗ về bằng giọng điệu dịu dàng đồng thời thể hiện cho bé thấy cảm xúc yêu thương của mẹ.
Thực tế bước sang tháng thứ 7 bố mẹ nên dạy cho bé biết về nguyên nhân – kết quả, nếu ngoan ngoãn sẽ được khen ngợi và đáp ứng yêu cầu của bé. Nhưng mẹ không nên quá cứng nhắc đối bởi bé cần một khoảng thời gian dài để học hỏi.
Những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc bé 7 tháng
>> Xem thêm: Thời điểm vàng để phát triển chiều cao cho trẻ
Để giúp bé phát triển các kỹ năng cũng như khả năng giao tiếp trong cuộc sống, gắn chặt tình cảm gia đình bố mẹ nên quan tâm dành nhiều thời gian để chăm sóc và vui chơi với con.
Để thể chất của bé phát triển tốt, khỏe mạnh sang tháng thứ 7 ngoài sữa mẹ, bé đã bắt đầu ăn dặm và ăn thức ăn đặc. Bố mẹ nên quan tâm tìm hiểu các loại thức ăn nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Sự hiếu động của bé luôn thể hiện mọi lúc mọi nơi vì vậy mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ mọi thứ trong nhà cũng như những ngóc ngách mà bé có thể tìm đến. Chỉ cho bé chơi các đồ vật có kích thước lớn, tránh xa vật tròn, nhỏ có nhiều góc cạnh vì chúng không an toàn với bé. Bố mẹ nên chủ động tìm kiếm các lọai đồ chơi phù hợp, hữu ích trong giai đoạn này.
Mẹ không nên quá lo lắng việc trẻ 7 tháng tuổi biết làm gì, quan trọng nhất là theo dõi từng bước tiến của con. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm sóc nuôi dạy con.
(st)
Pin
Share
56
Shares