Giải Bài Tập Công Nghệ 11 – Bài 29: Hệ thống đánh lửa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 11 – Bài 29: Hệ thống đánh lửa giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    Câu 1 trang 127 Công nghệ 11: Trình bày nhiệm vụ và phân loại hệ thống đánh lửa.

    Lời giải:

    – Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa: Tạo tia lửa điện cao áp để đốt cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đdúng thời điểm.

    – Phân loại:

        + Hệ thống đánh lửa thường. (trong hệ thống đánh lửa thường có hệ thống đánh lửa có tiếp điểm).

        + Hệ thống đánh lửa điện tử (bán dẫn). (trong hệ thống này chia thành hệ thống đánh lửa có tiếp điểm và hệ thống đánh lửa không tiếp điểm).

    Câu 2 trang 127 Công nghệ 11: Nêu cấu tạo của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

    Lời giải:

    Giải bài tập Công nghệ 11 | Giải Công nghệ 11 Cau 2 Trang 127 Cong Nghe 11

    – Cấu tạo gồm các bộ phận sau: Ma-nhê-tô, biến áp đánh lửa, bugi, khóa điện, cuộn nguồn, cuộn điều khiển, điot thường, diot điều khiển, tụ điện, cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp.

    – Cuộn nguồn WN là cuộn dây stato của manhètô. Cuộn điều khiên WĐK được đặt ở vị trí sao cho khi tụ CT đầy điện thì cuộn WĐK cùng có điện áp dương cực đại.

    – Bộ chia điện có cấu tạo gồm hai điôt thường để nắn dòng điện xoay chiều, một tụ điện và một điôt điều khiến. Đặc điểm của điôt điều khiến là chỉ mở khi được phân cực thuận và có điện áp dương đặt vào cực điểu khiên.

    Câu 3 trang 127 Công nghệ 11: Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.

    Lời giải:

    – Khi khoá K mở, Rôto quay:

        + Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn Wn được tích vào tụ Ct, lúc đó điot Đđk khoá.

        + Khi tụ Ct đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn Wđk qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (Đđk) → Đđk mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.

        + Dòng điện đi theo trình tự: Cực + (CT­) → Đđk → Mat → W1 → Cực (-) Ct.

        + Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.

    – Khi khoá K đóng: Dòng điện từ Wn về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động.