Giá trị Doanh nghiệp, Cổ phần, Thương hiệu, Giá trị vô hình… – Trang Điện Tử Công Ty Cổ Phần Giám Định & Thẩm Định Tài Sản Việt Nam (VAAE)
I. Thẩm định giá giá trị doanh nghiệp
1. Tổng quan về thẩm định giá giá trị doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng đã lượng hóa là một chỉ số quan trọng nhất mà mọi nhà đầu tư, mọi nhà quản lí quan tâm tới. Trong việc quản trị doanh nghiệp, việc xác định giá trị doanh nghiệp giúp nhà quản trị biết được giá trị thực của doanh nghiệp mình, tỷ trọng lớn giá trị đến từ những tài sản nào (vô hình, hữu hình…) để có những các tiếp cận phát triển trọng tâm, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế
Thẩm định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động M&A đang diễn ra sôi động như hiện nay thì việc định giá doanh nghiệp lại càng trở nên quan trọng.
2. Đối tượng thẩm định giá
-
Doanh Nghiệp Nhà Nước
-
Doanh Nghiệp Cổ Phần
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân
-
Công ty Liên Doanh
-
Công ty TNHH
3. Mục đích thẩm định giá
– Chứng minh năng lực tài chính
– Cổ phần hóa, liên doanh, góp vốn
– Phát hành cổ phiếu, bán cổ phiếu ra công chúng
– Cải tổ doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh
– Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
– Thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp
4. Hồ sơ thẩm định giá
– Giấy đề nghị thẩm định giá
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,qiấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập đơn vị trực thuộc (nếu có)
– Biên bản góp vốn, liên kết, góp vốn thành lập Công ty
– Bảng cân đối kế toán
– Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
– Bảng cân đối tài khoản
– Thuyết minh báo cáo tiền tệ
– Biên bản kiểm kê/ hồ sơ có liên quan khác.
Lưu ý: Báo cáo tài chính nêu trên có thời điểm 3 năm (đối với DN sản xuất) và 5 năm (đối với DN dịch vụ) liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, và tại thời điểm tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp (đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế)
II. Thẩm định giá trị vô hình (cổ phiếu, thương hiệu, trái phiếu,…)
1. Tổng quan về thẩm định giá
Giá trị của một doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở các tài sản hữu hình như: Bất động sản, máy móc thiết bị, công trình xây dựng, nhà xưởng… mà còn nằm ở trong giá trị vô hình như: giá trị thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ, quyền thương mại, nguồn nhân lực, các dữ liệu thông tin, bí mật kinh doanh… Tài sản vô hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo ra được dấu ấn khác biệt trong thương trường cũng như tạo dấu ấn riêng để đảm bảo doanh nghiệp phát triển, có nhiều cơ hội đặc biệt thành công hơn.
Dịch vụ thẩm định giá giá trị vô hình của Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam bao gồm dịch vụ thẩm định giá giá trị thương hiệu, công nghệ, lợi thế quyền thuê, lợi thế thương mại, quyền sở hữu trí tuệ,…
Thương hiệu là một tài sản vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Việc thẩm định giá giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả hoạt động của thương hiệu một cách hiệu quả và khả thi hơn.
2. Đối tượng thẩm định giá
– Bản quyền tác giả và các tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc
– Các sáng chế, phát minh, công thức, mô hình, quy trình, bí mật kinh doanh
– Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa
– Quyền thương mại, lợi thế quyền thuê, quyền khai thác khoáng sản, cổ phiếu, trái phiếu,….
– Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng
– Các loại tài sản vô hình khác như: đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh, danh sách khách hàng, phương pháp, hệ thống,….
3. Mục đích thẩm định giá
– Mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, vay vốn ngân hàng
– Xác định giá trị tài sản phục vụ mục đích tranh tụng
– Xác định giá trị đầu tư
– Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần, liên doanh liên kết
– Tính thuế và hạch toán sổ sách kế toán, báo cáo tài chính
– Quản lý doanh nghiệp, đề bù, bảo hiểm,….
4. Hồ sơ thẩm định giá
– Giấy đề nghị thẩm định giá
– Đặc điểm của tài sản vô hình cần thẩm định giá
– Bằng cấp, quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu tài sản vô hình
– Các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến tài sản vô hình
– Tập hợp các chi phí có liên quan đến tài sản vô hình
– Bằng chứng chứng minh tính hiệu quả kinh tế khi áp dụng hoặc sử dụng tài sản vô hình
– Các tài liệu có liên quan khác