FOS (Fructo oligosaccharide): Chất xơ thiết yếu có nguồn gốc tự nhiên
FOS (fructo oligosaccharide) là chất xơ hòa tan có nguồn gốc tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe (hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, các quá trình chuyển hóa,…). Để hiểu rõ hơn về FOS và tác dụng của nó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. FOS (fructo oligosaccharides) là gì?
FOS (fructo oligosaccharides) là carbohydrat thuộc nhóm bifido oligosaccharide mà cơ thể không tiêu hóa được, có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật. FOS có mặt nhiều trong các loại thực phẩm như: hành tây, măng, nghệ, cà chua, chuối,…
2. Cấu trúc, đặc tính lý hóa của FOS (fructo oligosaccharides)
2.1. Cấu trúc
FOS là một chuỗi gồm các phân tử fructose nối với một phân tử glucose ở cuối bằng liên kết β – (2-1) glycoside.
2.2. Đặc tính lý hóa của FOS (fructo oligosaccharides)
- Là chất xơ hòa tan: Tan được trong nước, có khả năng hút ẩm và giữ nước, trương nở tạo gel, có độ nhớt cao, cơ thể không thể tiêu hóa được.
- Có vị ngọt nhẹ: Thích hợp làm chất tạo ngọt trong các sản phẩm hạn chế lượng đường cao.
- Không có calo: Không tạo năng lượng cho cơ thể.
- Không gây sâu răng: Trong cơ thể, FOS không bị chuyển hóa bởi vi khuẩn Streptococcus mutans để tạo thành acid và β – glucan. Acid và β – glucan chính là nguyên nhân gây sâu răng.
- Khi vào cơ thể, FOS bị thủy phân bởi enzyme β – oxidase do vi khuẩn ở ruột tiết ra, tạo thành các monome (đơn vị đường). Sau đó các monome này được lên men tạo thành axit béo chuỗi ngắn (butyrate, acetate, propionat) và giải phóng khí (hydro, cacbonic, metan).
3. 8 Lợi ích của FOS (fructo oligosaccharide) đối với sức khỏe toàn cơ thể
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: FOS là nguồn chất xơ hòa tan mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sự có mặt của FOS giúp cơ thể hoạt động một cách khỏe mạnh. Vậy FOS ( (fructo oligosaccharide) có tác dụng gì?
Dưới đây là 8 lợi ích của FOS (fructo oligosaccharides) đối với sức khỏe.
3.1. Giúp lợi khuẩn có trong đường ruột tồn tại và phát triển.
- FOS đóng vai trò là những prebiotics (nguồn thức ăn) cho các lợi khuẩn có trong ruột, giúp chúng phát triển và tăng sinh một cách nhanh chóng.
- Ngoài ra, sau khi vào cơ thể, FOS được lên men bởi các vi khuẩn có trong đường ruột tạo thành SCFAs (acid béo chuỗi ngắn: butyrate, acetate, propionat), chúng axit hóa môi trường, làm giảm pH trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của lợi khuẩn.
3.2. Sản xuất các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs)
Quá trình lên men FOS bởi các vi khuẩn kỵ khí có trong ruột tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (SCFAs). Chúng tham gia vào các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, duy trì và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
- Acetate làm giảm pH trong ruột kết, tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, nó còn tham gia tổng hợp nên acid béo và cholesterol trong cơ thể.
- Butyrate cung cấp năng lượng, kích thích tăng sinh và biệt hóa các tế bào biểu mô ruột, ức chế quá trình viêm nhiễm ở ruột và điều hòa nhu động ruột.
- Propionat làm giảm glycogen và ức chế tổng hợp cholesterol ở gan.
3.3. Làm giảm tình trạng táo bón
Táo bón là tình trạng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi các biểu hiện như đi ngoài phân khô, cứng, có thể đau rát ở hậu môn, tần suất đại tiện 2-3 lần/ tuần,…
Bổ sung chất xơ hòa tan FOS (fructo oligosaccharide) giúp cải thiện tình trạng táo bón bằng cách:
- Là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho chúng tồn tại và phát triển. Sự có mặt của lợi khuẩn sẽ kích thích cơ thể tiết ra enzyme phân cắt triệt để thức ăn và điều hòa nhu động ruột.
- Tăng cường hấp thu nước làm tăng khối lượng phân, làm mềm phân. Bên cạnh đó, độ nhớt của FOS còn giúp phân dễ dàng di chuyển trong đường ruột để đi ra bên ngoài. Nhờ vậy mà tần suất đi đại tiện tăng lên, làm giảm được tình trạng táo bón.
3.4. Ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng chất
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra sự có mặt của FOS giúp tăng cường hấp thu các khoáng chất như canxi, magie, sắt, kẽm,…
3.5. Điều hòa chuyển hóa lipid
Sản phẩm chuyển hóa của FOS – SCFAs (propionat, acetate) tham gia điều hòa chuyển hóa lipid bằng cách
- Ức chế tổng hợp cholesterol ở gan, làm giảm được nồng độ LDL-C (cholesterol xấu) và chất béo trung tính trong máu.
- Tăng cường tổng hợp acid mật hấp thu chất béo có trong ruột.
3.6. Điều hòa đường huyết
- Các sản phẩm chuyển hóa của FOS tham gia vào các phản ứng đường phân, làm giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng cường sử dụng glucose ở tế bào.
- Độ nhớt của FOS làm cản trở tương tác của enzym tiêu hóa với các chất dinh dưỡng, làm chậm sự hấp thu của chất dinh dưỡng, do đó mà làm giảm sự hấp thu glucose ở các tế bào niêm mạc ruột.
- Chất xơ FOS cũng kích thích tuyến tụy tăng cường tiết insulin (hormon hạ đường huyết), nhờ vậy mà làm giảm lượng đường trong máu.
3.7. Làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng
Bổ sung chất xơ FOS giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng bằng cách tăng cường sản xuất ra các acid béo chuỗi ngắn (SCFAs) nhằm
- Thúc đẩy tăng sinh và biệt hóa các tế bào biểu mô ruột, ức chế tình trạng viêm nhiễm ở ruột.
- Tham gia củng cố, bảo vệ hàng rào niêm mạc ruột tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…
3.8. Điều hòa hệ thống miễn dịch
FOS tham gia điều hòa hệ thống miễn dịch ruột bằng cách
- Kích thích cơ thể tăng cường sản xuất globulin miễn dịch (IgA), interferon (IFN) –γ, các tế bào lympho T, cytokine, … chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút,…
- Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của lợi khuẩn có trong đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ niêm mạc ruột và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
4. Vai trò của FOS (fructo oligosaccharides) trong sữa mẹ và tác động của chúng lên trẻ sơ sinh
FOS (fructo oligosaccharides) là nguồn chất xơ thiết yếu không chỉ đối với người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, cần chú trọng bổ sung chúng vào chế độ dinh dường hằng ngày. Đối với trẻ sơ sinh, có thể bổ sung FOS thông qua việc bú sữa mẹ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, oligosaccharide là thành phần có nhiều trong sữa mẹ (chỉ sau lactose và lipid). Chúng đảm nhận vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, đặc biệt là oligosaccharide dạng hòa tan (FOS)
4.1. Đối với hệ miễn dịch đường ruột
- FOS giúp tăng cường hệ thống miễn dịch đường ruột của trẻ:
- FOS có trong sữa mẹ khi đi vào cơ thể trẻ không bị hấp thu ở ruột non mà đi thẳng xuống ruột già. Tại đây, FOS làm giảm pH của ruột già và là nguồn dinh dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột, tạo điều kiện cho chúng phát triển và tăng sinh, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích cơ thể trẻ tăng cường sản xuất ra kháng thể bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Bên cạnh đó, độ nhớt của FOS còn giúp ngăn cản sự bám dính của vi khuẩn có hại bên trong ruột. Nhờ vậy mà hàng rào miễn dịch đường ruột được bảo vệ.
- FOS tham gia điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón ở trẻ.
4.2. Đối với quá trình chuyển hóa của trẻ
FOS giúp tăng cường hấp thu khoáng chất, đặc biệt là canxi – góp phần giúp hình thành nên cấu trúc xương và răng.
4.3. Đối với não bộ
Sau khi vào cơ thể trẻ, các oligosaccharides bị thủy phân thành monosaccharide và acid sialic. Acid sialic tham gia cấu tạo nên ganglioside (chất có nhiều ở các mô thần kinh), duy trì sự ổn định của các khớp thần kinh, giúp trí não trẻ phát triển một cách toàn diện.
5. Hàm lượng FOS cần thiết cần bổ sung
Hiện nay, chưa có khuyến nghị cụ thể nào về hàm lượng FOS bổ sung hằng ngày.
Mức an toàn khi sử dụng FOS là dưới 30 gam/ ngày.
Việc bổ sung FOS ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Do đó, mọi người nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng FOS (fructo oligosaccharide) khi sử dụng để tránh gặp các tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
6. Lưu ý khi sử dụng FOS
FOS mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Để sử dụng FOS một cách an toàn và hiệu quả, mọi người cần nắm rõ một số lưu ý sau:
- Sử dụng FOS có thể mang đến các tác dụng phụ như:
- Tiêu chảy: Do khả năng hút nước gây trương nở và làm mềm phân của FOS, kích thích nhu động ruột tăng tần suất đại tiện.
- Đầy hơi, chướng bụng bởi khí H2, CO2, CH4,…(chúng được tạo ra trong quá trình lên men của FOS).
- Co thắt dạ dày: Đôi khi sử dụng FOS sẽ gây co thắt dạ dày do nó kích thích nhu động ruột quá mức.
- Không nên sử dụng FOS trên người bị tiêu chảy.
- Phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng FOS cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
[THAM KHẢO THÊM]
Bên cạnh bổ sung các chất xơ, cha mẹ cũng nên chú ý bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Bifidobacterium có vai trò hỗ trợ cải thiện táo bón rất hiệu quả. Bifidobacterium bám dính chủ yếu ở đại tràng và chiếm số lượng đông nhất trong các loại lợi khuẩn (khoảng 90%). Với hàng trăm nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chủng Bifidobacterium BB-12 có lợi ích vượt trội nhất trong các chủng lợi khuẩn trong cải thiện táo bón.
Imiale là lợi khuẩn SỐNG Bifidobacterium BB12, nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch dưới dạng nhỏ giọt. Mỗi liều 6 giọt chứa hơn 1 tỷ lợi khuẩn Sống Bifido gắn đích tại đại tràng. Imiale cải thiện nhanh tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, biếng ăn, tăng hấp thu và nâng cao đề kháng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Lợi khuẩn sống gắn đích tại đại tràng Bifidobacterum BB12 cải thiện tốt táo bón ở trẻ nhờ hiệp đồng tác dụng:
- Làm mềm phân: điều tiết tái hấp thu nước
- Bôi trơn niêm mạc tiêu hóa: tạo màng nhầy sinh học
- Điều hòa nhu động ruột tại đại tràng để dễ tống đẩy phân ra ngoài
- Tiết enzym tiêu hóa triệt để thức ăn
Kết luận
FOS (fructo oligosaccharide) là nguồn chất xơ hòa tan thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột như cải thiện tình trạng táo bón, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng,…. Bên cạnh đó, bài viết còn giúp ta biết được vai trò, tác động của FOS đối với trẻ sơ sinh và nắm rõ một số lưu ý khi sử dụng FOS để bổ sung chúng một cách hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Mọi chi tiết thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo nguồn: