eBook Một Đời Như Kẻ Tìm Đường pdf
Một đời như kẻ tìm đường
Tác giả: Phan Văn Trường
Hai cuốn sách đầu tay – Một Đời Thương Thuyết cùng Một Đời Quản Trị – là sự chắt lọc từ những trải nghiệm trong suốt nhiều năm tháng nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, với cuốn sách này tôi lại muốn dành một khoảng không gian riêng để có thể phản ảnh những cảm nhận cá nhân về cuộc sống với góc nhìn từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến độ tuổi xế chiều này.
Nói đến cuộc sống, đương nhiên chúng ta không thể quên những khoảnh khắc của sự lựa chọn, của những ngã rẽ – lúc mà mỗi cá nhân phải mạnh mẽ lấy những quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến việc tiến thân. Không một ai thoát khỏi những phân vân, những lần lựa, những ưu tư và đôi khi cả những nuối tiếc.
Khoảnh khắc khó chịu nhất có lẽ là khi mình đã lỡ chọn một hướng đi, nhưng ngộ được rằng con đường này nhiều chông gai, lắm rào cản và lại còn không phù hợp. Trong lòng, lúc ấy chỉ muốn được quay trở lại để bắt đầu, để lựa chọn lại một hướng khôn ngoan hơn.
Việc lựa chọn tất nhiên đòi hỏi nhiều sáng suốt, nhưng trên hết người lựa chọn phải hiểu rõ thế giới mà mình đang sống và biết rõ chính mình muốn gì, và một mặt khác phải sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm trong sự lựa chọn. Nói một cách hoa mỹ hơn, mình chỉ tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp cho bản thân nếu thấu hiểu rõ bản năng, bản ngã và cả tiềm thức của chính mình, cùng một tinh thần luôn sẵn sàng đối mặt với những hệ quả tốt và xấu từ
sự lựa chọn ấy.
Trong một đời người, có đến hàng chục thời điểm phải lựa chọn cho đúng. Ví dụ như chọn môn học, chọn nghề, chọn cho mình người bạn trăm năm hay là chọn nơi để lập nghiệp, rồi để ổn định đời sống gia đình. Có một sự lựa chọn chúng ta cần phải đối diện mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây, đó chính là chọn sự thay đổi. Từ những thay đổi rất nhỏ như một thói quen, một mái tóc hay thay đổi nơi làm việc đang gây ra sự nhàm chán, hoặc mạnh dạn hơn thế nữa là đổi hẳn nghề nghiệp. Rồi đôi khi phải ngậm ngùi thay đổi người bạn đời đầu ấp tay gối, chọn cả ly hôn hay tái hôn. Không chỉ có vậy, từ những chuyện thường tình như lụa bạn mà chơi cũng là một sự lựa chọn phải biết đắn đo cân nhắc.
Có đôi lúc trớ trêu hơn, cuộc đời đặt mình vào một tình huống éo le, mình muốn đổi hẳn đời nhưng phải đánh đổi quá nhiều thứ thân thuộc. Những lúc ấy, áp lực phải chọn lấy một quyết định khôn ngoan quả thật nhức nhối. Vào khoảnh khắc này, tâm hồn mình mới cảm nhận rõ sự mông lung và vô thường của cuộc sống. Số đông chúng ta thường đi tìm ánh sáng của Đấng Trên cao, của tâm linh, hay thấp hơn là ý kiến của cha mẹ, bạn bè thân thuộc. Mình bỗng cảm thấy cần tìm hiểu lại bản thân, rằng mình là ai, mình muốn gì, mình có còn là đúng con người mình những năm về trước không. Nếu làm xong được việc tự soi xét chăng nữa, thì ngay sau đó mình phải khẳng định lại cho bản thân biết rõ những thứ gì là chính nên được ưu tiên, còn những thứ gì chỉ là phụ.
Ngày nay, không như xưa kia, quyết định nào cũng mang tính cá nhân, nhưng lại có ảnh hưởng rộng rãi trên toàn tập thể. Xưa kia, mỗi khi cần lựa chọn, nhiều gia đình họp nhau lại để cùng bàn luận và giúp cho thêm ý kiến, nhưng ngày nay không còn như thế nữa. Mình có bao nhiêu gia đình, bằng hữu chăng nữa, quyết định vẫn là của mình, một mình trơ trọi. Tại sao thế?
Thứ nhất vì thế giới ngày hôm nay đa dạng hơn xưa nhiều, và những cảm nhận về cuộc sống giữa những người thân thậm chí cũng hoàn toàn khác nhau. Không ai có thể lý luận thay mình, và tất nhiên những ý kiến của mọi người chung quanh đưa ra chỉ phản ảnh những kinh nghiệm mà họ đã từng trải, khó có thể áp dụng lên
bất kỳ ai.
Thứ hai vì trách nhiệm trong sự quyết định là hoàn toàn cá nhân, ai chơi người ấy chịu. Iỳ dụ như có rủi ro xuất hiện, không ai khác ngoài bản thân đơn độc cần phải chấp nhận hậu quả với cuộc chơi mà mình điều khiển. Vào đúng lúc đó, không có một người bạn thật sự nào sẽ can thiệp hay chịu đòn cùng, vì họ biết rằng chẳng thể nào tự cho cái quyên tước đi những kinh nghiệm hay những bài học bạn cần phải có. Thành thử, xã hội ngày nay buộc
mỗi cá nhân phải tự nhận lấy việc cáng đáng bản thân một mình.
Tình huống này lại không phù hợp với văn hóa cố hữu của Việt Nam chúng ta, bất cứ cái gì là gia đình cũng can thiệp, cha mẹ mắng mỏ con cái, vợ chồng khiển trách nhau, anh chị em chỉ trích đan xen lẫn lộn. Trong khi bản chất của mỗi quyết định là hoàn toàn ở phạm vi cá nhân.