Đường hóa học là gì? Có mấy loại và có nên sử dụng đường hóa học không?

Đường hoá học là một trong những loại gia vị khá phổ biến hiện nay. Đến với chuyên mục Mẹo vào bếp hôm nay, Điện máy XANH sẽ mách bạn các thông tin cần thiết để biết đường hóa học là gì, có mấy loại, cũng như có nên sử dụng đường hóa học không? Cùng khám phá ngay bạn nhé!

1 Đường hóa học là gì?

Đường hóa học là một chất hoá học nhân tạo có vị ngọt, được dùng để thay thế các loại đường tự nhiên như đường mía, đường nho,…

Bởi vì vị ngọt của đường hóa học ngọt hơn gấp trăm lần so với vị ngọt của đường tự nhiên. Đặc biệt, năng lượng calo chứa trong các loại đường hóa học cực kì ít và thậm chí là không chứa năng lượng.

Các loại đường hóa học đang được cho phép sử dụng bao gồm: saccharin, acesulfam K, aspartame, isomalt, sorbitol, sucralose, maltitol, lactitol, xylitol nhưng phải đảm bảo dùng với mức giới hạn cho phép.

Đường hóa học là gì?

2 Đường hoá học thường được sử dụng trong các sản phẩm nào?

Đường hóa học thường được sử dụng phổ biến trong các công ty sản xuất các loại nước giải khát, đồ ăn nhanh, kẹo cao su và thậm chí là cả thực phẩm chuyên dụng dành cho người ăn kiêng.

Những công ty sử dụng các chất đường hoá học này thì cần phải đúng với liều lượng quy định. Đặc biệt là phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của các tổ chức như FDA, WHO,…

Đường hoá học thường được sử dụng trong các sản phẩm nào?

3 Các loại đường hóa học phổ biến hiện nay

Có 3 loại đường hóa học phổ biến là Aspartame, Saccharin và Sucralose đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có qui định rõ ràng.

Aspartame

Đường Aspartame có vị ngọt lớn hơn đường kính khoảng 180 – 200 lần và được cấu tạo từ acid aspartic, phenylalanin và metanol. Các chất có sẵn trong tự nhiên này trải qua quá trình điều chế và tổng hợp sẽ được đường Aspartame.

Chỉ cần một lượng nhỏ đường Aspartame là đủ để tạo độ ngọt cần thiết. Ngoài ra, nó còn tạo cảm giác ngọt lâu hơn các loại đường thông thường.

Đường hóa học Aspartame được sử dụng rộng rãi trong nhiều thực phẩm khác nhau, và cả trong ngành dược phẩm.

Đường Aspartame đóng hộp

Saccharin

Saccharin là loại đường hóa học có vị ngọt gấp 300 – 400 lần lần so với đường kính và thường dùng dưới dạng muối natri hay canxi.

Loại đường này có đặc tính không gây ảnh hưởng đến hàm lượng insulin trong máu và không cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vì thế nên đường Saccharin được sử dụng như một chất phụ gia thay thế đường trong thực phẩm, thích hợp cho người ăn kiêng và người mắc bệnh tiểu đường.

Đường Saccharin

Sucralose

Đường Sucralose còn có tên thương mại là Splenda. Đây là loại đường có vị ngọt gấp 600 lần và tinh khiết tương tự như đường tự nhiên.

Loại đường này không có năng lượng và không làm dao động hàm lượng insulin trong máu nên rất thích hợp với người béo phì, người bệnh tim mạch và người cao tuổi và người bệnh tiểu đường.

Đường Sucralose

4 Có nên sử dụng đường hóa học không?

Ở Việt Nam, đường hóa học được sử dụng trong nhiều mặt hàng từ nước giải khát đến bánh kẹo, đường ăn kiêng,… với lợi ích như không tạo ra năng lượng, không làm tăng lượng glucose trong máu và không hại men răng.

Đường hoá học sẽ rất an toàn cho sức khỏe và mang đến nhiều lợi ích nếu sản phẩm có sử dụng các loại đường hóa học đã được cấp phép của Bộ Y tế và theo quy định liều lượng (ADI) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Bản chất của đường hóa học chỉ là chất tạo ngọt nên sẽ không cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế nên nếu bị sử dụng sai liệu lượng, đường hóa học sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, làm ảnh hưởng đến gan và thận.

Có nên sử dụng đường hóa học không?

5 Đường hóa học và đường tự nhiên cái nào an toàn hơn?

Tất cả các sản phẩm đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đường hóa học và cả loại đường tự nhiên cũng vậy.

Đường tự nhiên là những loại đường có nguồn gốc từ các loại hoa quả. Trong đó, thành phần của đường tự nhiên chính là Glucose. Vì thế nên những người bị bệnh tiểu đường thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đường này.

Đường hoá học được sản xuất nhân tạo nên hầu như chứa rất ít hoặc thậm chí là không có calo. Tuy nhiên, sử dụng đường hóa học quá liều sẽ làm cho thận và gan của người sử dụng bị ảnh hưởng.

Đường hóa học và đường tự nhiên cái nào an toàn hơn?

6 Những lưu ý để tránh tiêu thụ nhiều đường hóa học trong chế độ ăn

  • Hạn chế ăn nhiều các loại kẹo và bánh ngọt chứa hàm lượng đường hóa học cao.
  • Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có chứa đường tự nhiên như trong các loại hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt cho các bữa ăn chính để đảm bảo lượng đường cần thiết hàng ngày cho cơ thể.
  • Nên hạn chế tiêu thụ nhiều loại nước uống có gas và thay thế bằng nước lọc, nước khoáng
  • Không nên sử dụng nhiều loại thực phẩm đóng hộp, có sẵn. Bởi vì những thực phẩm này thường chứa nhiều đường hoá học và hàm lượng muối cao.
  • Cắt giảm lượng đường trong nấu ăn bằng cách thực hiện những công thức chế biến món ăn ít sử dụng đường.

Những lưu ý để tránh tiêu thụ nhiều đường hóa học trong chế độ ăn

Ưu đãi giảm đến 30% cho mặt hàng hũ đựng thực phẩm (giá và khuyến mãi áp dụng đến hết ngày 31/05/2022 và có thể kết thúc sớm hơn dự kiến). Xem chi tiết

cho mặt hàng hũ đựng thực phẩm (giá và khuyến mãi áp dụng đến hết ngày 31/05/2022 và có thể kết thúc sớm hơn dự kiến). Xem chi tiết tại đây

Tham khảo ngay một số sản phẩm hũ đựng thực phẩm đang được kinh doanh tại Điện máy XANH nhé:

Hiện nay, Điện máy XANH đang có chương trình ưu đãi cực sốc cho các mặt hàng “Dụng cụ nhà bếp” với nhiều mẫu mã, nhiều lựa chọn:

  • Giảm sốc lên đến 50%
  • Mua online giảm thêm 2% – 10% từ sản phẩm thứ 2 (Áp dụng Điện máy – Gia dụng)

Với những thông tin trên, Điện máy XANH hy vọng bạn sẽ biết được đường hóa học là gì? Các loại đường hoá học hiện nay. Hãy là một người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn sử dụng đường hóa học để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé.

Đường hóa học

https://vi.wikipedia.org/wiki/Đường_(hóa_học)

Ngày truy cập: 17/05/2022

Biên tập bởi Bùi Kim Tuyền • Đăng 23/05/2022