Du Lịch Cô Tô Hòn Đảo Thiên Đường Của Vùng Đông Bắc
Du Lịch Cô Tô Hòn Đảo Thiên Đường Của Vùng Đông Bắc
Cô Tô huyện đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc tổ quốc, là nơi phong cảnh thiên nhiên choáng ngợp tạo nên những cảm xúc bất ngờ. Đến với Cô Tô du khách được biết đên một bãi đá trầm tích hoang sơ kỳ vĩ, những bãi biển cát trăng xinh đẹp, đường đi bộ kề cánh rừng nguyên sinh, hải sản tươi ngon đậm đà vị biển, người dân chân tình mến khách, không gian lãng mạn hay các hoạt động mạnh mẽ vô cùng sôi động. Cô Tô có tất cả điều đó giúp du khách trải nghiệm đầy mộng mơ, trở về với thiên nhiên chấn thực và đắm say lòng người.
Du Lịch Cô Tô Hòn Đảo Thiên Đường Của Vùng Đông Bắc
Cô Tô huyện đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc tổ quốc, là nơi phong cảnh thiên nhiên choáng ngợp tạo nên những cảm xúc bất ngờ. Đến với Cô Tô du khách được biết đên một bãi đá trầm tích hoang sơ kỳ vĩ, những bãi biển cát trăng xinh đẹp, đường đi bộ kề cánh rừng nguyên sinh, hải sản tươi ngon đậm đà vị biển, người dân chân tình mến khách, không gian lãng mạn hay các hoạt động mạnh mẽ vo cùng sôi động. Cô Tô có tất cả điều đó giúp du khách trải nghiệm đầy mộng mơ, trở về với thiên nhiên chấn thực và đắm say lòng người.
Còn nơi nào khách mà bạn có thể là người đầu tiên đặt dấu chân trên bãi cát trắng mịn như trải dài hàng cây số, ngắm bình minh lên, đón tia nắng đầu tiên dưới làn gió trong lành đặc trưng của vùng nhiệt đới. Bạn có thể thỏa thích đắm mình , vui đùa tắm biển với nhiều lựa chọn, nơi có làn nước trong xanh yên ả hay nơi có sóng vỗ tung bờ cát trắng, sau đó thưởng thức bữa tối dưới anh đèn đầy màu sắc lung linh ngay tại bờ biển hoặc lựa chọn những hải sản tươi ngon ở nhà hàng tại khu trung tâm. Bạn có thể dành thời gian sải bước trên ” Con Đường Tình Yêu ” kề hàng phi lao xanh hay đón những chuyến xe điện đi qua những cánh rừng chõi nguyên sinh, vượt qua những ngôi làng nhỏ để đến những nơi có khung cảnh tuyệt đẹp rất ngần đó, bạn có thể trải nghiệm cùng những người dân thân thiện, mến khách đánh bắt hải sản , phơi cá, trồng rau , chăn nuôi, sản xuất nước mắm giúp du khách lựa chọn vài sản phẩm của biển để kỷ niệm chuyến đi khó quên của mình.
Cô Tô còn có tên cổ là ” Chàng Sơn ” ( Núi Chàng ), có sách cổ gọi là, ” Cầu Đầu ” ( Nơi nhiều núi chụm lại giữa biển), từ lâu đời đã là nơi trụ ngụ của thuyền bè ngư dân . Qua lịch sử phát triển , Cô Tô càng vững vàng trong vị trí chiến lược đặc biệt của mình.
Ngày nay người dân thân thiện mến khách, phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp hoang sơ không dấu chân người, gió biển trong lành, hải sản tươi ngon, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng phong phú… Cô Tô đang hướng đến phát triển đô thị biển thông minh, hiện đại, độc đáo hấp dẫ, riêng biệt là điểm đến du lịch hấp dẫn đặc biệt của Quảng Ninh.
Bây giờ là lúc du khách tự trải nghiệm du lịch Cô Tô cho chính mình, còn rất nhiều điều đang chờ đợi bạn đến khám phá và tận hưởng vẻ đẹp tiềm ẩn của Cô Tô.
Các Điểm Tham Quan Tại Cô Tô:
Khu Di Tích Dốc Khoai
Khu di tích Dốc Khoai: Nơi ghi lại chiến công anh dũng của đại đội anh hùng ký con quyết tự bảo vệ chủ quyền biển đảo chống thực dân Pháp. Phía trước khuôn viên tượng đài bác Hồ là ” con đường tình yêu ” nên thơ được lát gạch men theo bờ biển Nam Hải là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng là điểm ngắm bình minh đẹp nhất cho du khách.
Dốc Khoai: Nơi bác Hồ đã dặn dò và động viên người dân phát huy sản xuất ổn định đời sống và giữ gìn chủ quyền biển đảo.
Khu Du Lịch Bãi Đá Cầu Mị Và Đồi Ngắm Sóng
Bãi đá Cầu Mị, đồi Ngắm Sóng từ lâu được ví như thiên đường cho những đôi yêu nhau. Hãy ngắm nhìn những con sóng ngày đêm vỗ về những mỏm đá kỳ lạ trầm tích triệu năm tạo ra một kỳ quan thực sự cùng với gió như thủ thỉ bên tai lời tâm tình ngọt ngào.
Dường như bạn cảm thấy mình đáng yêu hơn biết chừng nào khi hòa mình cùng với thiên nhiên trong lành nơi đây. Trên các điểm cao bạn được ngắm nhìn toàn cảnh khu vực. Có thể lặn trong ngày lặng giá, trong mùa rêu để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn nước trong xanh.
Làng Chài Và Khu Hậu Cần Nghề Cá
Làng Chài và Khu Hậu Cần Nghề Cá là điểm đến cho du khách trải nhiệm thực tế các hoạt động khai thác, chế biến các loại thủy hải sản đặc trưng như: Sá sùng , mực, các loại cá, tôm… Tại đây du khách có thể tự trải nhiệm ra khơi câu cá, câu mực. Tận hưởng những giây phút đặc biệt cùng những món ăn ngon đậm chất biển đảo và hoang sơ được chế biến bởi chính những người ngư dân thân thiện và nhiệt tình.
Khu hậu cần nghề cá trên đảo Cô Tô.
Đảo Cô Tô Con
Đảo Cô Tô Con cách Cô Tô Lớn chừng 1km. Có thể khẳng định Cô Tô Con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo. Là một đảo thuần quân sự, Cô Tô Con không có dân cư sinh sống. Rừng Cô Tô Con sở hữu nhiều loại động vật, gỗ quý, nhiều chim muông và hoang sơ hoàn toàn. Rừng Cô Tô Con có Thông Giẻ, một loại thông quý thường dùng để đóng hòm đạn, vá tàu.
Cô Tô Con được bảo vệ bởi một đồn canh bộ đội. Chứng kiến cuộc sống, những ước mơ giản dị của người lính biên cương cũng là một điều hết sức thú vị.
Với diện tích nhỏ, bạn có thể đi xuyên rừng Cô Tô Con để đến các bãi biển trên đảo. Nhặt những mảnh san hô, đá hay vỏ ốc được tinh chế bởi thiên nhiên.
Để đến Cô Tô Con, quý khách cần thuê tàu, thuyền với thời gian 30 – 45′ để có mặt trên đảo.
Bãi Tắm Hồng Vàn
Bãi tắm Hồng Vàn nằm cách trung tâm huyện 8 km là bãi biển đẹp nhất của đảo. Từ con đường nhỏ lắt léo qua những thửa ruộng, vượt qua cánh rừng phi lao cảnh biển bỗng mở rộng đột ngột. Bãi tắm với bờ cát trắng mịn với làn nước biển trong xanh, những thảm hoa muống biển lan tím ngăn ngắt mọc quanh bãi tắm làm cảnh vật thêm nên thơ.
Chiều hoàng hôn trên bãi tắm Hồng Vàn
Đặc biệt, bãi tắm này do có đảo Thanh Lân trải dài nằm chắn gió từ ngoài biển thổi vào nên quanh năm lặng sóng tựa một mặt ao trong vắt.
Bãi Tắm Vàn Chải
Nằm tận cùng của đảo là bãi Vàn Chải nhỏ nhắn và xinh xắn, bãi Vàn Chải hoang vu với bờ biển uốn cong, bãi cát mịn trải dài trắng tinh với những con sóng lăn tăn quyến rũ khách nô đùa thư giãn. Bến Vàn Chải là một cảng nước nông, bờ thoai thoải. Bãi có nhiều đá nhỏ, đầu và cuối bãi có những dải đá chạy ra tận biển, đáy có đá sỏi. Đoạn giữa bãi khá bằng phẳng, cát sạch.
Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của bãi tắm Vàn Chải.
Bãi cát trải dài trắng mịn và nước biển xanh ngắt một màu.
Vàn Chải là điểm đón hoàng hôn lý tưởng nhất trên toàn đảo.
Bãi Tắm Bác Hồ
Bãi tắm Bác Hồ ,Ngay phía ngoài mặt vào của đảo, từ bên cầu cảng có thể thấy bãi tắm dài gần 15 km này chạy suốt về phía cuối đảo. Đây là bãi tắm chính của người dân đảo và cũng là nơi đông người tắm nhất. Bãi biển toàn cát trắng mịn viền quanh những rừng phi lao xanh mát với con đường lát gạch chạy dọc ven biển.
Bãi tắm Bác Hồ nằm gần khu dân cư trên đảo
Tại bãi tắm này, UBND huyện đảo cô tô đã dựng gần đó là tượng đài Bác Hồ kỷ niệm ngày Bác về thăm đảo. Có lẽ vì vậy mà bãi tắm này được người dân đặt tên là bãi Bác Hồ, đây là điểm đi dạo ưa thích của người dân đảo và cũng là điểm ngắm bình minh đẹp nhất dành cho du khách.
Cầu Mỵ Đảo Cô Tô
không chỉ có những bãi biển đẹp hoang sơ mà quý khách còn có cơ hội thăm quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các thắng cảnh nơi đây, Cầu Mỵ là một địa danh như thế. Nằm phía Nam của đảo Cô Tô Lớn. Cầu Mỹ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự. Duy nhất trong các đảo của Việt Nam.
Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hướng ra biển. Được dân đảo gọi ngắn gọn là Cầu Mỵ
Các lớp đá hiện rõ ngay khi bạn đặt chân đến với nhiều màu sắc khác nhau. Đá xếp tầng, nhiều màu, hình thù khiến cả khu vực như một bức tranh sống động về quá trình kiến tạo của thiên nhiên. Đây là nơi được Hải Châu Cô Tô đánh giá là điểm có cảnh quan kỳ vĩ nhất trong cả quần đảo.
Tại đây, cũng là nơi bạn có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn trước trong xanh. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận khi lặn tại đây để tránh có thể va vào lớp đá cuội.
Ngoài bãi đá, các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực cảnh quan này chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác đang ở Địa Trung Hải.
Du lịch Cô Tô không chỉ có những bãi biển đẹp hoang sơ mà quý khách còn có cơ hội thăm quan chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các thắng cảnh nơi đây, Cầu Mỵ là một địa danh như thế. Nằm phía Nam của đảo Cô Tô Lớn. Cầu Mỵ với hệ thống đá trầm tích được bào mòn qua hàng vạn năm bởi nước biển tạo ra một kì quan thực sự. Duy nhất trong các đảo của Việt Nam.
Toàn bộ khu vực có hình giống Đuôi Chuột, hướng ra biển. Được dân đảo gọi ngắn gọn là Cầu Mỵ
Các lớp đá hiện rõ ngay khi bạn đặt chân đến với nhiều màu sắc khác nhau. Đá xếp tầng, nhiều màu, hình thù khiến cả khu vực như một bức tranh sống động về quá trình kiến tạo của thiên nhiên. Đây là nơi được Hải Châu Cô Tô đánh giá là điểm có cảnh quan kỳ vĩ nhất trong cả quần đảo.
Tại đây, cũng là nơi bạn có thể lặn trong ngày lặng gió, trong mùa rêu để ngắm nhìn từng đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới làn trước trong xanh. Tuy nhiên, bạn cần hết sức cẩn thận khi lặn tại đây để tránh có thể va vào lớp đá cuội.
Ngoài bãi đá, các điểm cao để bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực cảnh quan này chắc chắn sẽ khiến bạn có cảm giác đang ở Địa Trung Hải.
Nhà Lưu Niệm Bác Hồ
khám phá Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại Khu 3, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là một quần thể di tích trên đảo Cô Tô gồm Tượng đài, bia, nhà lưu niệm thuộc hệ thống Di tích lịch sử Đã xếp hạng di tích lịch sử,văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 05 năm 1997.
Huyện đảo Cô Tô truớc kia là hai xã Cô Tô và Thanh Lân thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Bao gồm: 30 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai đảo lớn là Cô Tô và Thanh Lân, diện tích: 3.850 ha. Có hải phận gần 200 km từ ngoài khơi đảo Trần đến ngoài khơi đảo Bạch Long Vĩ. Bốn phía là biển bao bọc.
Bác Hồ, TW Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến Cô Tô nói riêng và vùng biển Đông Bắc nói chung. Lúc sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm, căn dặn và động viên quân dân vùng biển Đông Bắc.
Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô.
Năm 1961 Bác ra thăm đảo Cô Tô. Ngày 23/3/1994 Thủ tướng chính phủ ra Nghị định 28/CP thành lập huyện Cô Tô. Ngày 23/12/1994 làm lễ đón nhận Nghị định, chính thức ra đời huyện Cô Tô. Ngày 9/5/1961 từ Trà Cổ, Bác đi máy bay trực thăng ra đảo Cô Tô (thuộc Hải Ninh) thân mật hỏi thăm quân dân các dân các dân tộc trên đảo và thăm một số cơ sở sản xuất.
Để thể hiện lòng kính trọng biết ơn Người, tháng 1 năm 1962 Bác trở lại thăm vùng Đông Bắc Tổ quốc, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh xin phép Bác cho dựng tượng bác trên đảo Cô Tô, xây dựng nhà lưu niệm, dựng bia ở những nơi Bác đến thăm, đã được Bác đồng ý.
Khu di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại huyện đảo Cô Tô.
Đây là một trong những nơi duy nhất Bác đồng ý cho dựng tượng lúc người còn sống. Khu di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên, nơi máy bay hạ cánh.
Di tích được xây dựng năm 1968 và tôn tạo lại năm 1975, như hiện nay cách bờ biển 50m. Được xây dựng tường bao xung quanh, diện tích khu khuôn viên 1,835m2,gồm 3 cửa: cửa chính giữa, hai cửa bên phải và trái.
Chính giữa khuôn viên được lát gạch lá dừa hình chữ đinh (J) xung quanh tượng Bác. Tượng đài toàn thân, Bác đứng vẫy tay, trang phục bộ quần áo kaki và đôi dép cao su. Chính giữa dưới chân tượng đài đặt đỉnh hương, hai bên là hai ghế đá, Phía sau tượng Bác là tấm bia đá xanh được xây ốp xung quanh đá rửa. Bia đặt trên bệ nhị. Phía sau khuôn viên là tấm bia gốc xây dựng năm 1968 đặt nghiêng trên bệ nổi ốp đá rửa xây kiểu bia mộ tam cấp.
Nhà lưu niệm, nơi Bác gặp gỡ, căn dặn cán bộ Cô Tô.
Di tích được xây dựng trong khuôn viên tường bao hình vuông, cạnh 47m, diện tích khuôn viên 2,209m2.
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại khu di tích.
Nhà lưư niệm được xây 5 gian cấp 4, đóng xó lợp ngói sông cầu, tường bao hiên. Gian giữa đặt tượng bán thân Bác, tượng được đặt trên bục, khung xếp ly vải đỏ, hàng chữ tráng nổi nền đỏ: Không có gì quý hơn độc lập tự do, bên dưới đặt đỉnh hương.
Hai gian thông bên phải trưng bày chiếc giường một nhài quạt Bác nằm nghỉ trưa ngày 9/5/1961. Trên giường dải ga trắng và chiếc gối hoa, bên cạnh là chiếc tủ hai buồng tủ đựng đồ đạc của Bác trong tủ trưng bày một bộ quần áo gụ, một bộ quần áo kaki, mũ cát, chậu đồng đôi dép cao su, những đồ dùng của Bác bao gồm bàn 04 chiếc cao 1m, ghế dựa 05 chiếc.
Tiếp theo là mô hình nhà sàn ở Phủ Chủ Tịch nơi Bác ở, một số hình ảnh chụp lúc Bác ra thăm đảo, một số bản trích lời nói chuyện căn dặn của Bác, của các đồng chí lãnh đạo…Ngoài ra còn có một số cờ, huân huy chương,danh hiệu Anh hùng lao động
.
Hai gian thông bên trái trưng bày những thành tựu kinh tế,chính trị quân sự của quân dân trên đảo… Bên trái nhà lưu niệm là nhà khách, nhà bếp được nối liền với nhà khách bằng một hành lang. Các công trình trong khuôn viên được thiết kế rất hài hòa với không gian, ta có thể nhìn thẳng ra tượng đài Bác qua hồ sen.
Trạm Hải Đăng Cô Tô
khám phá Trạm Hải đăng Cô Tô là 1 trong số hơn 30 “con mắt biển đêm” đang hoạt động trên khắp vùng lãnh hải Việt Nam. Hải đăng Cô Tô được xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Khác với ngày trước, giờ đây những người thắp đèn biển không còn phải chèo thuyền nan đi đốt đèn biển bằng dầu hoả. Đèn biển đã được đầu tư chiếu sáng bằng pin năng lượng mặt trời; có hệ thống tự động, bán tự động điều khiển.
Nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc sống, công việc của họ đã hết khó khăn, vất vả. Hằng ngày, ở nơi đầu sóng ngọn gió họ phải đối mặt với nhiều khó khăn từ chuyện ăn uống, sinh hoạt cá nhân và cả nhu cầu giải trí. Hiện đảo Cô Tô chưa có điện lưới, mà chỉ có điện chạy bằng máy phát nên ban ngày hầu như họ không dám xem ti vi. Nơi đảo xa, báo thường ra chậm 3-4 ngày, thậm chí, mùa biển động, chậm 1 tuần là chuyện hết sức bình thường. Do ở trên núi cao, cách xa khu dân cư nên thức ăn cũng chỉ toàn đồ khô… Nhưng khổ nhất là chuyện nước sinh hoạt. Đảo đã khan hiếm nước, các anh lại ở trên đồi cao thì còn khan hiếm hơn. Các anh phải tận dụng lan can của đèn biển hoặc mái nhà để hứng nước mưa. Vì thế mà 72 bậc cầu thang từ dưới chân lên đến đỉnh ngọn hải đăng luôn được các anh giữ gìn sạch sẽ. “Đeo giầy dép lên sẽ mang theo bụi bẩn. Lúc hứng nước mưa để dùng nước sẽ không sạch. Vì thế mọi người thông cảm, chỉ đi chân không lên thôi nhé!” – Anh Bùi Văn Tuấn giải thích và dặn chúng tôi. Không chỉ vậy, những người “thức” cùng biển còn phải từng ngày, từng giờ vật lộn với sóng gió, bão táp, sự cô đơn giữa mênh mông sóng nước… để hoàn thành nhiệm vụ.
Vị trí: Nằm trên đỉnh cao 101m của đảo Cô Tô thuộc xã Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Toạ độ: Vĩ độ : 20o 59′ 58″ N, Kinh độ : 107o 45′ 10″ E
Tác dụng: Báo vị trí đảo Cô Tô. Đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, định hướng và định vị. Năm đưa vào hoạt động: 1961.
1. Đặc điểm nhận biết ban ngày:
– Hình dạng : Tháp đèn hình trụ, công trình hình khối hộp.
– Màu sắc : Tháp đèn và công trình màu vàng.
– Kích thước cơ bản :
– Chiều cao toàn bộ : 117,5m (tính đến “số 0 hải đồ”)
– Chiều cao tâm sáng : 116,0m (tính đến “số 0 hải đồ”)
– Chiều cao công trình : 16,0m (tính đến nền móng công trình)
– Chiều rộng trung bình : 3,4m (đối với tháp đèn)
– Tầm nhìn địa lý : 27 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5 m.
2. Đặc tính ánh sáng ban đêm:
– ánh sáng trắng, chớp nhóm (2+1) chu kỳ 12 giây – Ch.Tr.Nh(2+1).12s
– Phạm vi chiếu sáng : 360o
– Tầm hiệu lực ánh sáng : 15 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển t=0,8.
Xem thêm: Tour Du Lịch Cô Tô