[Download] Mẫu phương án kinh doanh đầy đủ, chi tiết nhất
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên để khởi sự kinh doanh là xây dựng phương án kinh doanh hoàn chỉnh. Do đó, bất kỳ nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ tầm quan trọng và các bước lập phương án kinh doanh. Trong bài viết dưới đây, MISA AMIS sẽ giúp bạn làm rõ những yếu tố trên, đồng thời gợi ý mẫu phương án chuẩn xác, chi tiết nhất.
I. Khái niệm phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh là bản tổng hợp các phân tích, đánh giá cùng kế hoạch hành động có hệ thống để doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế. Phương án này được ứng dụng chủ yếu vào từng thương vụ cụ thể.
Xây dựng phương án kinh doanh gắn liền với những nghiệp vụ như rà soát, dự đoán hay phân tích tính khả thi của dự án. Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp hay chuyên gia phân tích cần quyết định mọi bước đi theo phương án đã đề ra.
Để được coi là một phương án kinh doanh lý tưởng, doanh nghiệp phải đảm bảo những yếu tố sau:
- Tính duy nhất
: Dự án kinh doanh cần đảm bảo sự độc đáo, không lặp lại những nội dung trong quá khứ. Ví dụ, việc doanh nghiệp nghiên cứu ra công thức sản phẩm hoàn toàn mới và muốn mở rộng thị phần cho sản phẩm này chính là một phương án kinh doanh.
- Tính khả thi và có thể đo lường
: Để tạo ra phương án tốt nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo song hành 2 yếu tố mục tiêu khả thi và có biện pháp đo lường hiệu quả.
- Giới hạn thời gian
: Khía cạnh cuối cùng mà các nhà quản trị cần có là thời hạn hoặc khung thời gian triển khai công việc.
II. Phân loại các phương án kinh doanh phổ biến
Phương án kinh doanh được phân loại dựa trên các căn cứ sau:
- Theo thời gian thực hiện
: Dựa trên mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp thiết lập phương án ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Theo quy mô doanh nghiệp
: Phương án kinh doanh được chia thành quy mô nhỏ, trung bình và lớn.
- Theo sản phẩm
: Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chủ đạo sẽ có phương án kinh doanh hàng tiêu dùng, máy móc, vật tư vật liệu…
Bên cạnh đó, một số phương án được xếp vào nhóm mậu dịch và phi mậu dịch. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp chuyên cung cấp hàng quảng cáo, hàng mẫu, hàng hóa dùng trong viện trợ thì sẽ thuộc nhóm kinh doanh phi mậu dịch.
>> Đọc ngay: Hướng dẫn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp
III. Vai trò của phương án sản xuất kinh doanh
Các phương án kinh doanh có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của thương vụ tổng thể. Bởi lẽ, nó là bản tường trình đầy đủ bao gồm các giải pháp, kế hoạch chỉ tiêu, hiệu quả kinh tế trong giai đoạn hiện tại và định hướng cho tương lai.
Phương án này cho phép doanh nghiệp tập trung mạnh mẽ vào mục tiêu duy nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó mang lại những lợi ích to lớn cho tổ chức nhờ đẩy mạnh quy trình làm việc đồng bộ.
Ngoài ra, việc tạo phương án kinh doanh tạo điều kiện để doanh nghiệp đo lường công việc trong phạm vi cụ thể bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn rõ ràng. Người quản lý dễ dàng đánh giá mức độ thành công của tổ chức. Lập phương án kinh doanh cũng hỗ trợ quá trình doanh nghiệp hạch toán và quyết toán diễn ra chính xác hơn.
>> Xem thêm: Các bước xây dựng doanh nghiệp thành công và tối ưu chi phí
IV. Cách lập phương án cho doanh nghiệp
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong tiến trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường mục tiêu, doanh nghiệp có thể thiết lập một phương án kinh doanh thông qua các bước sau:
- Đánh giá thị trường
: Doanh nghiệp tiến hành làm rõ thông tin tổng quan về thị trường. Đồng thời, phân tích cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài.
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và phương thức kinh doanh
: Những nhân tố này cần có sự liên kết chặt chẽ, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người tiêu dùng.
- Đặt mục tiêu
: Phương án kinh doanh luôn được xây dựng với mục tiêu cụ thể. Nó có thể là mục tiêu thâm nhập thị trường, tăng độ nhận diện thương hiệu hay tăng doanh số bán hàng…
- Đưa ra các biện pháp thực hiện
: Doanh nghiệp phải triển khai công việc thống nhất trong tất cả các bộ phận cùng nghiệp vụ. Ví dụ, đầu tư sản xuất, cải tiến bao bì, ký kết hợp đồng thu mua và đẩy mạnh quảng cáo, mở rộng chi nhánh có thể tiến hành lần lượt trên nền tảng một phương án chung.
- Đánh giá kết quả sơ bộ
: Việc đánh giá hiệu quả sẽ dựa trên một số chỉ tiêu như thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận, số lượng hàng bán ra…
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TOÀN DIỆN VỚI BỘ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH MISA AMIS
V. Gợi ý mẫu phương án kinh doanh hoàn chỉnh
Dưới đây là mẫu phương án kinh doanh được biên soạn cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất ứng dụng dựa trên nhu cầu thực tế:
Phần I: Tóm tắt dự án
1. Mục tiêu
-
Mục tiêu ban đầu và mục tiêu doanh nghiệp hướng đến trong tương lai.
2. Sứ mệnh
-
Giá trị mà công ty mong muốn mang tới cho khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp và xã hội.
3. Mô hình hoạt động
-
Lựa chọn mô hình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Đặc biệt, mô hình càng đơn giản, càng dễ mở rộng thì sẽ mang lại hiệu quả càng cao.
4. Lý do nên đầu tư vào công ty (Không bắt buộc)
-
Đây là phần dành cho những doanh nghiệp đang mong muốn huy động vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần vắn tắt lý do xác đáng, thuyết phục nhất.
Phần II: Giới thiệu công ty
1. Thông tin chung
-
Nêu rõ tên công ty, văn phòng, xưởng sản xuất, số điện thoại, website, địa chỉ email, người đại diện, mã số doanh nghiệp,…
2. Lịch sử hình thành và phát triển
-
Giới thiệu tổng quan về các cột mốc đáng nhớ, các bước ngoặt trong cả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Nêu lên những thành tựu quan trọng mà công ty đã đạt được.
3. Phân tích SWOT
-
Trình bày về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.
-
Trình bày cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Phần III: Sản phẩm và Dịch vụ
1. Mô tả sản phẩm dịch vụ
-
Nêu rõ các sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang cung cấp.
2. So sánh đối thủ
-
Nêu lợi ích chính của sản phẩm, dịch vụ.
-
Xác định những đặc điểm khác biệt so của sản phẩm, dịch vụ với đối thủ.
-
Lý giải tại sao khách hàng nên tin dùng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thay vì những thương hiệu khác trên thị trường.
3. Công nghệ sản xuất
-
Nhấn mạnh yếu tố vượt trội của công nghệ sản xuất hoặc quy trình cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
Phần IV: Phân tích thị trường
1. Phân tích vĩ mô
-
Thị trường vĩ mô bao gồm: Môi trường kinh tế, nhân khẩu học, văn hóa xã hội, công nghệ và chính trị pháp luật.
2. Phân tích vi mô
-
Thị trường vi mô bao gồm: Quy mô, phân khúc, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, sản phẩm thay thế, định hướng phát triển…
Phần V: Phương án Marketing
1. Chiến lược Marketing
2. Kênh Marketing
3. Chiến lược thương hiệu
Phần VI: Phương án bán hàng
1. Mục tiêu bán hàng
2. Kênh bán hàng
3. Tổ chức chương trình bán hàng
Phần VII: Phương án nhân sự
1. Mô hình tổ chức nhân sự
2. Đội ngũ quản lý
3. Chính sách nhân sự
Phần VIII: Phương án tài chính
1. Phương án huy động và sử dụng vốn
2. Phân tích điểm hoà vốn
3. Kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại và dự kiến
4. Bảng cân đối kế toán
5. Bảng chỉ số tài chính
>> Tải mẫu phương án đầy đủ nhất tại đây:
VI. Kết luận
Nhìn chung, các phương án kinh doanh đều phải trải qua những hạng mục giống nhau như nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ, khách hàng, dự toán nguồn lực và tài chính… Tuy nhiên, sự khác biệt về mục tiêu, cách thức hành động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hiệu quả của phương án.
Chính vì vậy, hy vọng rằng bài viết trên đã đem đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về phương án kinh doanh là gì, vai trò và các bước thiết lập cơ bản. Dựa trên kiến thức nền tảng này, doanh nghiệp có thể ứng dụng linh hoạt và phù hợp với đặc thù thực tiễn của mình. Chúc bạn thành công!
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN VÀ KHÁM PHÁ SỨC MẠNH QUẢN LÝ CỦA MISA AMIS CÔNG VIỆC
Phần mềm AMIS Công việc là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong việc phân công giao việc, theo dõi tiến độ và đo lường năng suất nhân viên trên một nền tảng hợp nhất. Doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm thời gian tổng hợp báo cáo, cắt giảm chi phí mà còn tối ưu quy trình làm việc để tăng hiệu quả kinh doanh.
1,372
Đánh giá bài viết
[Tổng số:
0
Trung bình:
0
]