Đơn Xin Việc Xây Dựng

Ngành xây dựng tại Việt Nam đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, mở rộng ra thị trường quốc tế. Nếu bạn đang đuổi lĩnh vực này thì đây chính là một cơ hội tốt để bạn bứt phá và dẫn đầu. Vậy để bắt đầu quá trình tìm việc làm ngành xây dựng thì bạn cần phải làm gì? Một mẫu đơn xin việc viết tay vào công ty xây dựng cần phải đảm bảo những yếu tố gì? Liệu những kỹ năng của bạn có chinh phục được nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên không? Hãy cùng Timviec365.vn tìm hiểu nhé.

Mẫu đơn xin việc

1. Tại sao đơn xin việc ngành xây dựng lại cần thiết

“Thời khắc” đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiếp xúc với bạn đó chính là qua lá đơn xin việc. Lá đơn xin việc chính là bộ mặt khi ứng tuyển của bạn, nó cũng như một “khoảng trời” mênh mông mà bạn có thể PR về mình. Trong ngành xây dựng cũng thế, nếu form đơn xin việc của bạn được thiết kế độc đáo, sáng tạo thì chắc chắn rằng nhà tuyển dụng nào cũng săn đón bạn mà thôi. Đây là một công cụ tuyệt vời giúp bạn tới gần việc làm hơn.

Kiến trúc và xây dựng là lĩnh vực khá đặc thù, đòi hỏi chuyên môn của người làm khá cao. Chính vì thế việc khéo léo nhấn mạnh các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm là vô cùng quan trọng, sau đó mới đến các kỹ năng khác của bạn. Nếu như trong quá trình học tập ngành này bạn đạt GPA cao cùng tấm bằng giỏi hoặc xuất sắc ở các trường đại học danh tiếng như Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng thì đây là một điều kiện tuyệt vời để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên cũng đừng quá tự ti khi không theo học những ngành này. Chỉ cần bạn đã từng có kinh nghiệm thì hãy tự tin ghi chúng vào đơn xin việc nhé.

ngành xây dựng

2. Bí quyết viết đơn xin việc ngành xây dựng

Dù bạn viết đơn xin việc ngành xây dựng hay đơn xin việc IT, đơn xin việc xuất nhập khẩu hoặc đơn xin việc Biên – Phiên dịch,… đi chăng nữa. Thì trước khi viết hãy tìm hiểu kĩ những bí quyết viết đơn xin việc của từng ngành, nghề mà bạn theo đuổi. Nó sẽ giúp đơn xin việc của bạn trau chuốt và ấn tượng hơn trong mắt người tuyển dụng.

2.1. Kỹ năng cần thiết trong đơn xin việc ngành xây dựng

Đọc bản vẽ, lập dự toán, hồ sơ thầu

Giống như bác sĩ phải biết dùng tai nghe, nông dân phải biết dùng cuốc thì người làm nghề xây dựng cũng phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu. Nếu chưa vững những kỹ năng này thì đừng nghĩ đến chuyện hành nghề, những việc này nhà trường sẽ không dạy bạn nên bạn phải tự tìm hiểu bên ngoài.

Những lá đơn sẽ cần đến kỹ năng này là đơn xin việc ngành xây dựng cầu đường hoặc đơn xin việc ngành xây dựng dân dụng. Các kỹ sư xây dựng sẽ cần phải đọc bản vẽ nhằm mục đích bóc tách các dự toán. Đồng thời từ bản vẽ người kỹ sư cũng có thể xác định dự án yêu cầu những gì, cần nắm bắt được thông tin từ đó ước chừng quy mô, tính chất các công trình thi công. Một người làm ngành xây dựng cũng cần phải tính số lượng vật tư để hoàn thành công trình.

Cụ thể, trong thời gian kỹ sư xây dựng chỉ đạo thi công thì phải bóc tách dự toán được là trong ngày hôm nay, tuần này, tháng này phải làm những công việc gì; cần phải ứng bao nhiêu vốn và chở về công trường khối lượng nguyên vật liệu là bao nhiêu… Thật đáng buồn nếu như một kỹ sư xây dựng không biết đọc bản vẽ vì bản vẽ chính là ngôn ngữ giao tiếp chính của người làm kỹ thuật.

Thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm đồ hoạ liên quan

Hiện nay đang có rất nhiều phần mềm hỗ trợ những người làm xây dựng bóc tách dự toán như phần mềm AutoCAD, 3Smax,… Để hoàn thành được những nhiệm vụ này thì tất nhiên bạn phải thành thạo máy tính rồi.

Kỹ năng làm việc nhóm

Một công trình xây dựng được hoàn thành là mồ hôi, công sức, trí tuệ của cả một tập thể: thiết kế, thi công, giám sát,… Vì vậy những người tham gia vào các công tác này cần phải có sự phối hợp với nhau. Khả năng làm việc nhóm trong ngành xây dựng cũng sẽ giúp bạn làm tốt những công việc chung tập thể. Trong một nhóm, các thành viên sẽ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau để vạch ra những phương án tốt nhất.

Ngoại ngữ

Không chỉ khi viết đơn xin việc thương mại điện tử, đơn xin việc tiếp thị quảng cáo hay đơn xin việc du lịch mới cần tiếng anh, với ngành xây dựng nếu bạn có một nền tảng ngoại ngữ tốt thì lương của bạn sẽ được tính bằng USD đó. Những công ty liên doanh hay những công ty lớn về xây dựng trả mức lương rất cao cho các kỹ sư xây dựng có năng lực. Tuy nhiên để đặt chân vào những công ty thế này thì điều bạn cần biết chắc chắn phải là ngoại ngữ.

Khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển. Các dự án mới đều được đầu tư từ nước ngoài nên vấn đề ngoại ngữ rất quan trọng và cần thiết. Hãy cố gắng trau dồi kiến thức của mình để con đường sự nghiệp ngành xây dựng được rộng mở nhất.

Chắc chắn rằng nhà tuyển dụng sẽ luôn đặt ra những yêu cầu chặt chẽ với các mẫu đơn xin việc ngành xây dựng. Điều đầu tiên mà các nhà tuyển dụng muốn thấy ở các kỹ sư cầu đường hay ngành xây dựng dân dụng đó là sự rõ ràng mạch lạc trong quá trình viết đơn xin việc. Các bạn không nên viết đơn xin việc quá chung chung, có thể áp dụng cho ngành nào cũng được. Nhà tuyển dụng sẽ không dành thời gian đọc hết đơn xin việc của bạn nếu nó quá dài dòng và “tràng giang đại hải” chỉ toàn chữ là chữ.

Vì vậy, bạn cần phải chọn lọc và đưa các thông tin quan trọng vào đơn xin việc ngành xây dựng để đảm bảo chúng chỉ nằm gọn trong một trang A4 – Đây là độ dài hợp lý nhất cho các lá đơn. Đồng thời bạn cũng không được phép mắc bất kỳ lỗi chính tả nào dù chỉ là những dấu câu. Lúc đó cho dù bản sơ yếu lý lịch hay CV xin việc của bạn có đẹp đến đâu thì cũng trở nên công cốc rồi.

Không thể phủ nhận rằng mẫu đơn xin việc ngành xây dựng cầu đường hay dân dụng buộc bạn phải có kinh nghiệm trong các lĩnh vực thiết kế công trình bởi trong quá trình làm việc chắc chắn sẽ cần phải biết cấu trúc, loại công trình và bản vẽ công trình mình làm là gì.

Đa số các nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên gửi đơn xin việc trước để họ đọc rồi sau đó sẽ duyệt trong vòng hồ sơ. Nếu qua vòng này thì mới quyết định gọi ứng viên đến để phỏng vấn.

Các kỹ sư xây dựng cũng cần có giấy phép hành nghề xây dựng nhằm đảm bảo tuân thủ các quyết định và tiêu chuẩn của ngành xây dựng. Vì có được phép hành nghề hay không sẽ dựa vào thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Chứng chỉ về luật này sẽ giúp hạn chế những sai sót có thể xảy ra trong suốt cả quá trình thi công công trình. AutoCAD cũng tương tự, hầu hết những bản thiết kế ngành xây dựng đều được vẽ bằng phần mềm này. Như đã nhắc ở phía trên, nếu không có chứng chỉ hay không thành thạo phần mềm này thì chắc chắn bạn không thể xin việc trong ngành xây dựng được.

Việc làm xây dựng

2.2. Đơn xin việc viết tay ngành xây dựng nên viết thế nào?

Một mẫu đơn xin việc viết tay chạm đến cảm xúc của nhà tuyển dụng là một mẫu đơn mà chắc chắn bạn phải tìm hiểu những yêu cầu dành cho nó mặc dù hiện nay chưa có một quy chuẩn nào bắt buộc cả. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể đưa bất cứ thông tin nào vào đơn xin việc cũng được, không chỉ ngành xây dựng mà đơn xin việc phục vụ nhà hàng, đơn xin việc kinh doanh, đơn xin việc hành chính nhân sự và các ngành nghề khác cũng cần dựa trên một khung chuẩn chung bao gồm những thông tin cơ bản nhất, tùy thuộc vào tính chất của các ngành nghề để bổ sung thêm những kỹ năng cần thiết khác dựa theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Đơn xin việc viết tay cho ngành xây dựng tuy là hình thức không được sử dụng nhiều so với các hình thức còn lại nhưng thường thì những nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên nộp đơn viết tay vì đây là viết đơn sẽ cần đến sự cẩn thận, kiên nhẫn và bố cục logic đặc biệt là đơn xin việc ngành xây dựng cầu đường. Dựa theo những tiêu chí đã được đề ra của nhà tuyển dụng thì mẫu đơn xin việc viết tay cần phải lưu ý những điều sau:

– Sử dụng khổ giấy A4 để viết đơn xin việc ngành xây dựng. Không nên dùng khổ giấy quá to hoặc quá nho với khổ giấy A4 vì như vậy sẽ tạo nên sự thiếu thẩm mỹ trong đơn.

– Tránh việc dùng các loại màu mực khác nhau và nên sử dụng thống nhất một loại bút. Điều này sẽ tạo được cảm giác dễ chịu với người đọc.

– Trình bày nội dung cần ngắn gọn, tránh lan man. Hãy nhớ là bạn chỉ có 1 mặt giấy A4 thôi đó.

– Không được viết sai chính tả, không được dùng từ ngữ địa phương và đặc biệt, không được viết tắt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo mẫu đơn xin việc viết tay ngành xây dựng từ các chuyên gia của Timviec365.vn dưới đây:

đơn xin việc mẫu

Xem thêm: Đơn xin việc ngành nghề khác

2.3. Đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng Anh

Khi nào thì nên viết đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng Anh?

Đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng Anh thường được các ứng viên sử dụng trong trường hợp muốn ứng tuyển vào các công ty nước ngoài. Ngoài ra, họ cũng sử dụng đơn xin việc tiếng Anh nếu trong JD (miêu tả công việc) có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì bạn có thể sử dụng tiếng Anh trong đơn xin việc của mình. Thông thường nếu đơn xin việc của bạn là bằng tiếng Anh thì CV của bạn cũng nên viết theo một ngoại ngữ thống nhất như thế. Cần phải có sự đồng bộ về ngôn ngữ thì nhà tuyển dụng mới đánh giá cao hồ sơ ứng tuyển của bạn.

Nên trình bày đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng anh như thế nào?

Dù trình độ tiếng Anh của bạn cao nhưng kể cả khi viết đơn bằng tiếng Anh thì bạn vẫn nên viết theo hình thức dễ hiểu, xúc tích bằng các ngôn ngữ ngắn gọn và phổ thông nhất. Idioms (thành ngữ) trong tiếng Anh nên giảm thiểu sử dụng hết mức có thể. Đây chỉ là một loại đơn từ trong hồ sơ xin việc chứ không phải bài diễn thuyết. Hãy nhớ lấy!

Trình bày đơn xin việc ngành xây dựng bằng tiếng Anh thì bạn cũng cần chú trọng việc đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thiết. Chẳng hạn quốc hiệu, tiêu ngữ của Việt Nam là “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” thì trong tiếng Anh sẽ là “Socialist Republic of Viet Nam/Independence – Freedom – Happiness”.

Tiếng Anh là một ngoại ngữ chính vì vậy cũng giống như tiếng Việt mà đơn xin việc tiếng Anh không nên mắc lỗi sai chính tả dù chỉ là nhỏ nhất. Nhà tuyển dụng sẽ bật cười và đánh giá thấp lá đơn xin việc ngành xây dựng của bạn. Vì vậy bạn phải nắm vững các thuật ngữ chuyên môn ngành xây dựng để có thể viết đơn xin việc một cách chuẩn nhất.

Tìm việc

3. Những lưu ý khi viết đơn xin việc ngành xây dựng

Điều mà các nhà tuyển dụng ngành xây dựng muốn thấy ở các ứng viên không chỉ là khả năng làm việc mà còn là sự phù hợp. Không phải cứ phô trương hay “thổi phồng” kinh nghiệm hay các kỹ năng về xây dựng cầu đường, xây dựng dân dụng,.. là có thể thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng đâu nhé. Khi viết một mẫu đơn xin việc ngành xây dựng hãy chú ý những điều dưới đây:

– Thể hiện được bản thân: Màu sắc trong lá đơn sẽ rất quan trọng. Bạn cần phải thể hiện với nhà tuyển dụng điều đó qua đơn xin việc. Bằng cách này họ có thể đào sâu về suy nghĩ cũng như các nét tính cách, con người của bạn. Từ đó có thể đánh giá bạn có phù hợp với công việc ngành xây dựng hay không.

– Đơn xin việc ngành xây dựng khác hoàn toàn so với CV: Nhiều người lầm tưởng rằng CV đã chính là một lá đơn xin việc rồi. Tuy nhiên, CV sẽ là một bản quảng cáo hoàn chỉnh hơn về bản thân bạn, về những mục tiêu nghề nghiệp, về quá trình làm việc cụ thể, về sở thích, về các hoạt động ngoại khoá. Trong khi đó đơn xin việc là thứ được xếp đầu tiên trong bộ hồ sơ thể hiện nguyện vọng mong muốn của mình được vào làm tại công ty. Đơn xin việc có thể dùng ngôn từ chau chuốt bóng bẩy song CV là những tóm tắt cơ bản, những gạch đầu dòng, thông tin về bản thân ứng viên. Hãy phân biệt rõ ràng và tận dụng hết cả 2 vai trò của những loại giấy tờ này.

CV

– Không nên đề cập tới những thông tin tiêu cực: Thông thường ứng viên chưa có kinh nghiệm là người dễ mắc phải lỗi này nhất. Đừng đề cập đến những sự việc tiêu cực ở công ty cũ hay nhận xét không hay về sếp cũ, đồng nghiệp cũ của mình. Nếu về sau, bạn cũng bỏ việc ở công ty họ thì điều gì chắc chắn là bạn sẽ không lặp lại hàng động nói xấu đó?

đơn xin việc ngành xây dựng

Cuối cùng, đừng quên rằng bạn có thể tìm được mẫu đơn xin việc viết tay cho ngành xây dựng cũng như mẫu đơn xin việc các ngành nghề khác ví dụ mẫu đơn xin việc ngành cơ khí như hay đơn xin việc Marketing, đơn xin việc kế toán,… tại trang web Timviec365.vn. Đây là một kho lưu trữ khổng lồ các loại biểu mẫu, hồ sơ phục vụ cho công tác tuyển dụng. Chúc bạn sớm tìm được việc làm như ý và thành công!