Doanh thu là gì? Ý nghĩa và cách tính doanh thu chuẩn nhất
Doanh thu là một trong những cụm từ mà người làm kinh doanh nghe đến nhiều nhất. Tuy nhiên, không phải cũng hiểu hết bản chất của thuật ngữ này. Vậy doanh thu là gì, có các loại nào? Doanh số và doanh thu liệu có phải là một không? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức quan trọng nhất về nội dung này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
Doanh thu là gì?
Thông thường, nếu hỏi doanh thu là gì, người ta sẽ hiểu đây là khoản tiền mà một cá nhân, hoặc doanh nghiệp thu được, thông qua quá trình buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác. Doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp đang vận hành hiệu quả.
Theo chuẩn mực kế toán, doanh thu được định nghĩa là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Các giá trị này phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, qua đó làm tăng vốn chủ sở hữu.
Có thể nói, mọi hoạt động của doanh nghiệp hầu hết đều hướng đến mục tiêu chung là tăng doanh thu một cách bền vững và lâu dài. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng đạt được mục tiêu trên. Để thực hiện điều này, nhà quản trị cần hiểu rõ bản chất doanh thu là gì, cũng như tìm các phương pháp tăng trưởng hiệu quả.
Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất doanh thu là gì?
Các loại doanh thu
Về cơ bản, doanh thu của doanh nghiệp sẽ thuộc một trong các loại như sau:
- Doanh thu bán hàng:
Đây là doanh thu kiếm được từ hoạt động buôn bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng rất quan trọng, là nguồn tài chính giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực tài chính và giảm phụ thuộc vào các khoản vay.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính:
Đây là các phần tiền lãi, lợi nhuận, khoản thu mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động tài chính như mua bán chứng khoán, góp vốn liên doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Doanh thu trong nội bộ doanh nghiệp:
Khoản doanh thu này chưa được nhiều người biết đến. Cụ thể, doanh thu nội bộ là số tiền doanh nghiệp có được thông qua việc mua bán sản phẩm, dịch vụ giữa các đơn vị thuộc cùng công ty, tập đoàn.
- Doanh thu bất thường:
Doanh thu bất thường có được từ các hoạt động ít xảy ra, không phải việc kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp. Ví dụ như bán vật tư, bán vật dụng dư thừa, thanh lý tài sản,…
Doanh thu bán hàng có được từ quá trình kinh doanh buôn bán
Công thức tính doanh thu
Công thức tính doanh thu được chia như sau:
- Tổng doanh thu:
Đây là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được từ quá trình bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
Tổng doanh thu = Giá bán x Sản lượng
- Doanh thu thuần:
Đây là số tiền thực để tính lãi lỗ của doanh nghiệp, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại và các loại thuế liên quan, cụ thể:
-
Chiết khấu thương mại là khoản tiền doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng, khi họ mua với số lượng lớn.
-
Giảm giá hàng bán là khoản tiền trừ cho khách hàng, do lỗi của doanh nghiệp như sản phẩm kém chất lượng, sai quy chuẩn, hoặc lạc hậu so với thị hiếu trên thị trường.
-
Giá trị hàng bán bị trả lại là hàng xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại, đồng thời từ chối thanh toán. Để trả lại, khách hàng phải có văn bản đề nghị ghi rõ lý do, loại hàng, lượng hàng trả lại, kèm theo hóa đơn hoặc bản sao hợp đồng.
-
Các loại thuế ở đây là thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế giá trị gia tăng
tính theo phương pháp trực tiếp và thuế xuất khẩu. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng với hàng hóa đặc biệt. Thuế xuất khẩu áp dụng với hàng hóa xuất khẩu. Thuế giá trị gia tăng là số thuế tính theo giá trị tăng lên của hàng hóa từ khi sản xuất, cho đến lúc tiêu dùng.
Nhiều người quan tâm công thức để tính doanh thu là gì?
Ý nghĩa của doanh thu
Doanh thu là một trong các chỉ số tài chính rất quan trọng, có tác động lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có doanh thu để chi trả chi phí vận hành, đồng thời đây cũng chính là nguồn vốn cho kỳ kinh doanh tiếp theo.
Nếu doanh nghiệp có mức doanh thu ổn định, tăng trưởng đều thì dòng tiền vốn luân chuyển cũng được gia tăng. Nhờ đó, khả năng thanh khoản sẽ được cải thiện rất nhiều, tạo điều kiện quay vòng vốn, tái đầu tư vào mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh thu cũng cho thấy uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, chiếm được sự tin tưởng của các nhà đầu tư khác và khách hàng.
Doanh thu cao cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt
Doanh số và doanh thu liệu có giống nhau?
Doanh số và doanh thu là hai thuật ngữ rất dễ gây hiểu lầm. Tuy nhiên, chúng không phải là một và người làm kinh doanh phải phân biệt rõ các nội dung này. Hiểu đơn giản, doanh số là tổng số tiền doanh nghiệp thu được trong một khoảng thời gian nhất định, còn doanh thu thì theo kỳ kế toán.
Ngoài ra, doanh số có được từ hoạt động bán hàng, còn doanh thu kiếm được từ nhiều nguồn khác nhau. Một số nguồn kiếm doanh thu như đã nói ở trên bao gồm mua bán chứng khoán, cho vay, cho thuê tài sản, lãi suất tiền gửi ngân hàng, đầu tư vào doanh nghiệp khác,…
Nhiều người chưa phân biệt rõ doanh thu với doanh số
Làm thế nào để doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả?
Vậy cách tăng doanh thu là gì, lên kế hoạch sao cho hiệu quả? Đây là câu hỏi mà hầu hết mọi chủ doanh nghiệp đều quan tâm và dành thời gian nghiên cứu. Về cơ bản, để tăng doanh thu, có hai khía cạnh bạn cần chú ý là kích thích bán hàng và cắt giảm chi phí.
Doanh thu bán hàng có được từ việc buôn bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Để kích thích doanh thu này, nhà quản trị nên:
- Xác định tệp khách hàng phù hợp:
Để có doanh thu ổn định, bạn phải phác họa chân dung tệp khách hàng mà mình hướng đến, đồng thời tìm cách chinh phục họ. Càng nhiều người là khách hàng trung thành, doanh nghiệp càng giữ được doanh thu bền vững và có chỗ đứng trên thị trường.
- Chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ:
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ vẫn là yếu tố chính để giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo ngày càng nâng cao giá trị và lợi ích, giúp thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh các chiến dịch Marketing, quảng cáo:
Trước hết, nhà quản trị nên chú trọng nâng cao trình độ của đội ngũ bán hàng, vì đây chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, thực hiện Marketing trên các nền tảng số cũng không thể thiếu trong thời kỳ 4.0 như hiện nay.
Kế hoạch Marketing thông minh giúp thúc đẩy doanh thu
Cắt giảm chi phí là một khía cạnh khác giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu hiệu quả. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể tìm những đơn vị cung cấp nguyên vật liệu phù hợp, đồng thời trở thành đối tác lâu dài để nhận nhiều ưu đãi. Ngoài ra, nhà quản trị cần cân đối thu chi hợp lý, không chi tiêu nhiều hơn doanh thu. Ứng dụng công nghệ thông tin cũng là một phương án tốt để tối ưu hóa quá trình vận hành và giảm chi phí.
Nếu đang tìm một phần mềm quản lý bán hàng, quản lý tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, phần mềm bePOS là lựa chọn khá hợp lý. bePOS đã và đang là đối tác của rất nhiều chuỗi nhà hàng, Spa, cửa hàng bán lẻ,… tại Mỹ, Úc, Việt Nam.
Phần mềm bePOS giúp tăng doanh thu và tiết kiệm thời gian
Theo thống kê, sau khi sử dụng bePOS, nhiều chuỗi đã tăng đến 30% doanh thu và giảm 50% thời gian quản lý. Một số tính năng cơ bản của phần mềm này là quản lý doanh thu, quản lý hàng tồn kho, phân quyền nhân viên, báo cáo tài chính và Marketing.
ĐĂNG KÝ NGAY
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời doanh thu là gì, có những loại nào, phân biệt điểm khác nhau giữa doanh thu và doanh số, cũng như phương pháp tăng doanh thu hiệu quả. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn hãy tiếp tục truy cập Website bePOS để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
FAQ
Điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận là gì?
Doanh thu là tổng thu nhập doanh nghiệp tạo ra từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ trong kỳ nhất định. Lợi nhuận là khoản còn lại sau khi đã trừ các khoản phải trả, chi phí vận hành,… Doanh nghiệp vẫn có thể lỗ, ngay cả khi tạo ra doanh thu.
Hàng bán bị trả lại trong những trường hợp nào?
Hàng bán bị trả lại khi doanh nghiệp không giao hàng đúng thỏa thuận, ví dụ chất lượng không đảm bảo, số lượng không đủ, thời gian và địa điểm không theo cam kết. Ngoài ra, người mua cũng có thể trả lại hàng do những thay đổi trong kế hoạch của mình, nhưng có thể phát sinh nhiều chi phí kèm theo.