Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì? Khái niệm, vai trò của DNNQD

Với chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Trong sự phát triển đó, sự đóng góp của các thành phần kinh tế như doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất quan trọng. Trong bài viết này hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì, đặc điểm, vai trò và phân loại về loại hình doanh nghiệp này nhé!

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm doanh nghiệp:

Theo Luật doanh nghiệp năm 2015: “Doanh nghiệp là các tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch cố định, được đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Theo đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Tiếng Anh: Non-state enterprises) hay còn gọi là doanh nghiệp dân doanh là thuật ngữ dùng để chỉ các loại hình doanh nghiệp được góp vốn thành lập bởi các cá nhân, tổ chức là người Việt Nam hoặc các cá nhân, tổ chức  nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp mà nguồn vốn thuộc về sở hữu tập thể, của tư nhân một người hoặc một nhóm người hoặc có sở hữu Nhà nước nhưng chỉ chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống, được tồn tại lâu dài, bình đẳng trước pháp luật và có tính sinh lợi hợp pháp chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_la_gi_luanvan99

Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Thứ nhất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hạn chế về khả năng tài chính: Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có khả năng tài chính khá hạn hẹp, các nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều đến từ các nguồn vay từ người thân, vay của khu vực tín dụng không chính thức hoặc một phần từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Do khả năng tài chính quyết định đến uy tín của doanh nghiệp, khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và mục tiêu tối thiểu hóa chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Có thể nói rằng, nguồn vốn là một vấn đề khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ hai, cơ cấu quản lý linh hoạt: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có cơ cấu tổ chức đơn giản, số lượng nhân viên không nhiều và các nhân viên từng đảm nhận công việc theo kiểu đa năng. Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phải đảm nhận vai trò quản trị vừa đảm nhiệm vai trò lãnh đạo. Mặt khác, vốn của thành phần kinh tế là do các chủ thể kinh doanh tình nguyện đóng góp, do các cổ đông hoặc do liên doanh liên kết,… bằng tiền hoặc tài sản. Do đó, họ có toàn quyền quyết định ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng, nhu cầu của thị trường với loại hàng hóa mà họ kinh doanh. Mặc dù quy mô nhỏ nhưng lại là lợi thế để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ ba, công nghệ và kỹ thuật sản xuất thiếu đồng bộ: Trình độ công nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm,… Hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường trang bị công nghệ hiện đại không nhiều, còn sử dụng các công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ. Điều này khiến cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

Thứ tư, sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ thích ứng: Do quy mô hoạt động nhỏ với khả năng tự quyết nên người quản lý có thể chớp lấy các cơ hội kinh doanh thuận lợi. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường. Việc thâm nhập vào thị trường hàng hóa trong giai đoạn này sẽ đem lại cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành công và khi sản phẩm bị thị trường từ chối thì các doanh nghiệp này cũng dễ dàng rút lui và lựa chọn mặt hàng kinh doanh khác trong phạm vi cho phép để có lợi nhất với khả năng của minh. Đây cũng là thế mạnh để doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia thị trường với doanh nghiệp nhà nước.

dac_diem_cua_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_luanvan99
Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì?

Xem thêm:

➢ Đề tài luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất.

Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Tại điều 47 Luật doanh nghiệp năm 2015 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân gồm không quá 50 thành viên tham gia góp vốn:

  • Thành viên tham gia có thể là các tổ chức hoặc cá nhân.

  • Thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà họ đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

  • Phần vốn góp của các thành viên chỉ được chuyển nhượng dựa trên những quy định của pháp luật.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

  • Là các doanh nghiệp có tư các pháp nhân, do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu

  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các rủi ro của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

  • Về cơ bản, khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có nhiều điểm giống nhau với khái niệm của công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên. Điểm khác biệt quan trọng là số thành viên trong công ty.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phiếu.

Công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp 2015, công ty cổ phần là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, theo đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần và người sở hữu cổ phần này gọi là cổ đông.

  • Cổ đông có thể coi là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

  • Cổ đông có cổ phiếu phổ thông được quyền tự do nhượng quyền cổ phần của mình cho người khác và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đối với doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

  • Công ty cổ phần được phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung đã được thỏa thuận và  có thể có thêm các thành viên góp vốn.

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty.

  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

  • Công ty hợp danh không được phép phát hành chứng khoán.

Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và người này phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp 2005)

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành chứng khoán

  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân

Nói tóm lại, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước. Toàn bộ nguồn vốn, lợi nhuận và tài sản của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều thuộc sở hữu tư nhân hoặc thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, tập thể người lao động và họ có toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Đồng thời, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay các cơ quan quản lý.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn cũng chiếm số lượng lớn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế Việt Nam là gì?

vai_tro_cua_doanh_nghiep_ngoai_quoc_doanh_luanvan99
Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế Việt Nam

Thứ nhất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư của tư nhân vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khai thác các nguồn vốn trong nước: Sự phát triển nhanh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã hình thành một kênh đầu tư mới nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và khắc phục khuynh hướng chỉ dựa vào đầu tư bằng vốn ngân sách. Nhờ đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã thu hút một lượng vốn đáng kể. Tuy lượng vốn thu hút vào từng doanh nghiệp không quá lớn nhưng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhiều đã kéo theo toàn bộ vốn thu hút vào việc sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Thứ hai, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực phát triển của toàn nền kinh tế: doanh nghiệp ngoài quốc doanh với sự đa dạng về lĩnh vực hoạt động đã tạo nên môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế với các doanh nghiệp nhà nước. sự phát triển này đã tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp nhà nước, buộc các doanh nghiệp nhà nước phải đối mới công nghệ, đổi mới phương thức kinh doanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và xác lập vị trí chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nền cơ chế thị trường, đẩy mạnh việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cải cách, cải tổ cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước: Sản xuất kinh doanh phát triển trở thành tiền để để tạo ra nguồn thu ngân sách Nhà nước. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tồn tại và phát triển đóng góp to lớn cho ngân sách nhà nước thông qua thuế và các khoản khác và giữ vai trò điều hòa thu nhập và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Thứ tư, doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần tạo ra thị trường vốn rộng lớn, đầy tiềm năng cho ngân hàng thương mại: doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng phát triển đặc biệt là khu vực kinh tế và cá thể. Với tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô lẫn chất lượng, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tạo ra một nhu cầu lớn cho ngân hàng về vốn, thanh toán và các dịch vụ thông qua ngân hàng thương mại từ đó giúp ngân hàng ngày càng phát triển

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm, nội dung và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì. Đây là một thành phần kinh tế quan trọng góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế của đất nước. Hy vọng những thông tin trên đây đã mang lại cho các bạn những kiến thức tham khảo hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình.