Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Là Gì
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể hiểu đơn giản là những doanh nghiệp không có vốn đầu tư của nhà nước nhưng các hoạt động sản xuất và kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật mà Nhà nước ban hành.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là gì? khi thành lập loại hình doanh nghiệp này chúng ta cần chú ý đến những điều gì? Các bạn cùng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tìm hiểu về doanh nghiệp ngoài quốc doanh này nhé.
Hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khá rộng lớn, bao gồm các ngành nghề như : sản xuất, dịch vụ, thương mại…. Các hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh không chỉ đem lại nguồn ngân sách dồi dào cho Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và đóng góp phần lớn vào tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước.
Mặt khác, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn đóng góp một phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Những doanh nghiệp này đã phần nào giúp Nhà nước tháo gỡ được khó khăn về bài toán việc làm cho người lao động khi tạo ra hàng ngàn , hàng triệu công việc làm cho người lao động cả nước.
Để có được một đội ngũ doanh nghiệp ngoài quốc doanh hùng hậu như vậy chính là nhờ một cơ cấu quản lý linh động và các chi phí gián tiếp được hạn chế tới mức thấp nhất. Khác với doanh nghiệp Nhà nước, các nhân viên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường đảm nhận các công việc mang tính đa năng với một cơ cấu quản lý đơn giản nhất . Một doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường ít nhân viên, chỉ có một người làm chủ và nhân viên không mang tính bền vững như doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh đó thì các doanh nghiệp này cũng gặp không ít khó khăn. Với tính chất vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh còn hạn chế về mặt tài chính cũng như trình độ công nghệ và tính ổn định trong sản xuất, kinh doanh.
Mặc dù gặp không ít khó khăn trong thị trường nhưng các thành phần kinh tế quốc doanh với đặc điểm năng động, sáng tạo và có khả năng thích nghi với sự biến đổi của cơ chế thị trường vẫn đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước, tạo nên sự cạnh tranh công bằng và góp phần tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước.
Có thể thấy, mặc dù doanh nghiệp ngoài quốc doanh sở hữu vốn cá nhân, tổ chức và đa số là hình thức vừa và nhỏ nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này chính là động lực đưa nền kinh tế phát triển đi lên hòa nhập với cộng đồng quốc tế. Chính vì lẽ đó, Nhà nước cần có những chính sách thiết thực và kịp thời để giúp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có được môi trường phát triển thuận lợi nhất.