Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân là nội dung bài viết mà chúng tôi gửi đến bạn sau đây. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp được xác định nếu doanh nghiệp đó đáp ứng đủ các điều kiện theo Bộ luật dân sự 2015.

Tư cách pháp nhân là gì?

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

1. Tổ chức phải được thành lập theo quy định của luật.

Theo khoản 1 Điều 82 Bộ luật Dân sự 2015, pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Doanh nghiệp được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.

2. Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức theo quy định.

Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

3. Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

4. Tổ chức phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Nếu tổ chức không đáp ứng được bất kỳ 01 trong 04 tiêu chí như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Trong số các loại hình doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp tư nhân là loại hình duy nhất không có tư cách pháp nhân bởi các lý do sau:

Không có tài sản độc lập với chủ sở hữu

Theo quy định tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, ở tiêu chí này, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng do không có ranh giới. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng như tài sản cá nhân.

Không nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

Trong quan hệ tố tụng, doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình để tham gia với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn có thể có mức rủi ro cao. Nhưng lại có được sự tin tưởng cao hơn từ phía khách hàng.

Ngoài ra, còn có đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp là chi nhánh và văn phòng đại diện cũng không có tư cách pháp nhân.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Đăng ký kinh doanh nhanh:

Gọi ngay: 0794.80.8888