Doanh nghiệp liên doanh – Hướng đi mới các nhà đầu tư Việt Nam
Doanh nghiệp liên doanh – Hướng đi mới các nhà đầu tư Việt Nam
5
/
5
(
100
bình chọn
)
Hơn 30 năm hội nhập và phát triển, Việt Nam trở thành quốc gia thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài nhất Đông Nam Á. Với môi trường đầu tư tiềm năng, tình hình kinh tế – chính trị – xã hội ổn định, nguồn lao động dân cư dồi dào và trong thời kì dân số vàng nhưng lại thiếu hụt phương tiện kĩ thuật hiện đại cũng như đội ngũ lao động chuyên nghiệp cho nên, trong thời gian gần đây, mô hình kinh doanh liên doanh đang là hướng hợp tác khá phổ biến và đã thể hiện tính ưu việt giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước. Biết được tầm quan trọng của việc thành lập doanh nghiệp liên doanh, pháp luật nước ta đã có những quy định cụ thể về doanh nghiệp liên doanh – nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà kinh tế tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp liên doanh
Khái niệm doanh nghiệp liên doanh?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không đưa ra một khái niệm cụ thể nào là doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa
Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh.
Thứ nhất, doanh nghiệp liên doanh có thể do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập. Trong đó, doanh nghiệp được thành lập giữa doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập tại Việt Nam với :
+ Nhà đầu tư nước ngoài
+ Doanh nghiệp Việt Nam
+Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy địn
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam.
Thứ hai, Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Thứ ba, Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế – xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam. Tỷ lệ góp vốn của mỗi bên sẽ quyết định tới mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng cũng như rủi ro mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu.
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Doanh nghiệp liên doanh
+ Ưu điểm của doanh nghiệp liên doanh
(1) Các doanh nghiệp liên doanh với nhau sẽ chia sẻ công nghệ cùng tài sản sở hữu trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm đó, phân phối và dịch vụ sáng tạo.
(2) Nếu là tổ chức nhỏ, nguồn tài chính yếu hoặc khả năng quản lý chuyên môn, thì liên doanh giúp cho tổ chức bổ xung được nguồn vốn để thâm nhập vào thị trường mới.
(3) Liên doanh còn được sử dụng để giảm căn thẳng chính trị và nâng cao khả năng tiếp nhận của quốc gia hay địa phương đối với doanh nghiệp của bạn.
(4) Ngoài ra liên doanh còn cung cấp kiến thức chuyên môn cho các thị trường địa phương.
(5) Tại nhiều quốc gia , liên doanh ngày càng trở lên quan trọng đối với chính phủ. Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trực tiếp với các doanh nghiệp nhà nước hoặc hướng tới các doanh nghiệp mạnh nhất của quốc gia.
(6) Đối với các tập đoàn thì liên doanh sẽ được hình thành để tập chung thực hiện dự án lớn nào đó.
(7) Việc kiểm soát giao dịch có thể cản trở doanh nghiệp xuất khẩu vốn và như vậy sẽ khiến cho nguồn vốn của các chi nhánh mới ở nước ngoài trở nên khó khăn hơn. Vì thế, việc cung cấp bí quyết kỹ thuật có thể được sử dụng nhằm giúp doanh nghiệp có được một số cổ phần nhất định trong liên doanh, trong khi đó đối tác địa phương có
thể tiếp cận được với nguồn vốn cần thiết.
+ Nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh
Bên cạnh những ưu điểm mà chúng tôi đã đề cập bên trên, mô hình doanh nghiệp liên doanh cũng có những nhược điểm buộc những nhà làm đầu tư, nhà làm luật khắc phục những nhược điểm đó, đảm bảo thuận lợi, điều kiện tốt nhất cho sự hợp tác, phát triển giữa các bên. Những nhược điểm lớn bao gồm
(1) Do tiếp cận một thị trường mới lên rất khó để hội nhập vào chiến lược kinh doanh toàn cầu. Trong đó doanh nghiệp khó tránh khỏi là sự chuyển giá, nguồn xuất khẩu, hỗ trợ chi nhánh doanh nghiệp tại quốc gia khác.
(2) Với xu hướng chuyển đến hệ thống quản lý tiền tệ toàn cầu, phải thông qua một quy trung ương, do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn các đối tác với nhau, doanh nghiệp mẹ áp đặt giới hạn…;
(3) Có thể mục tiêu của các đối tác liên doanh khác nhau từ đó trở lên mâu thuẫn. Các đối tác có thể bị thay đổi theo thời gian hay khi thành lập chi nhánh do doanh nghiệp sở hữu toàn bộ thay thế cho liên doanh để tiếp cận thị trường diễn ra với đối tác doanh nghiệp đa quốc gia.
(4) Vấn đề liên quan đến cơ cấu quản lý và nhân số của liên doanh.
(5) Nhiều liên doanh thất bại vì mâu thuẫn về lợi tức thuế giữa các bên tham gia.
Trên đây là những ưu điểm, hạn chế của mô hình doanh nghiệp tư nhân. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư, nhà làm luật tìm ra các giải pháp khắc phục những nhược điểm đó đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận giữa các bên tham gia góp vốn. Tạo nên một môi trường đầu tư lành mạnh.
2. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh
2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh
Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014, muốn thành lập doanh nghiệp liên doanh ác nhà đầu tư cũng cần có một số điều kiện nhất định. Sau đây là một số điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh:
– Về chủ thể (nhà đầu tư):
+ Cá nhân: Phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành hình phạt tù và các hình phạt hành chính khác theo quy định.
+ Pháp nhân: thành lập hợp pháp, vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.
Như vậy, Các doanh nghiệp nước ngoài không vi phạm pháp luật nước Việt nam và nước ngoài, không bị cấm thành lập và đảm nhận doanh nghiệp do pháp luật Việt nam quy định.
– Về tài chính:
+ Năng lực tài chính của chủ đầu tư phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Tức là chủ đầu tư phải đủ khả năng chi trả với số vốn đã cam kết
+ Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào doanh nghiệp là ngân hàng hợp pháp và được phép hoạt động tại Việt Nam
– Vốn pháp định của doanh nghiệp: đáp ứng các yêu cầu theo pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp liên doanh
– Phù hợp với pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia ký kết hoặc công nhận.
– Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp liên doanh phải đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam (luật doanh nghiệp, luật đầu tư, cam kết WTO…)
Ngoài các điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh cụ thể, doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về thành lập doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp liên doanh
Hồ sơ nhà đầu tư phải chuẩn bị sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau (Bạn có thể liên hệ với Tư vấn Minh Anh để nhận được bộ hồ sơ mẫu phù hợp với loại hình doanh nghiệp quý khách có dự định thành lập) . Để thành lập doanh nghiệp liên doanh nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ,các tài liệu sau:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định;
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
– Báo cáo tài chính nhà đầu tư trong 02 năm gần nhất (Nếu có);
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
– Chứng chỉ hành nghề của thành viên và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;
– Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
– Giải trình kinh tế – kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
2.3. Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh
Theo Luật Đầu tư, việc Thành lập doanh nghiệp liên doanh là thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời với việc thành lập doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp). Theo đó, trình tự thủ tục xin giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp được tiến hành như sau:
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh
Bước 2: Sở kế hoạch và đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp:
+ Thụ lý hồ sơ (nếu hồ sơ hợp lệ)
+ Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần)
+ Trình UBND cấp tỉnh hoặc Giám đốc Ban quản lý khu công nghiệp để phê duyệt
Bước 3: Nhà đầu tư nhận kết quả giải quyết hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Kết quả là Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận doanh nghiệp (Giấy chứng nhận về việc thành lập doanh nghiệp liên doanh)
Ngoài ra, khi triển khai xong các thủ tục thành lập lập doanh nghiệp liên doanh như trên, nhà đầu tư còn phải hoàn tất các thủ tục khác như xin cấp giấy chứng nhận mã số thuế và dấu doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Sau khi có Giấy chứng nhận đầu tư (đây cũng chính là giấy phép kinh doanh) doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục khắc dấu (tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khắc dấu mà doanh nghiệp chọn lựa, Tư vấn Minh Anh sẽ giúp bạn điều này). Sau khi có dấu của doanh nghiệp, nhà đầu tư mới được thực hiện thủ tục xin cấp mã số thuế. Lý do các tổ chức này phải thực hiện như vậy là do Giấy chứng nhận mã số thuế được cấp sau và độc lập với Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận hoạt động của đơn vị.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Nội Dung Chính
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Khúc Thị Thu – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,…..
Trần Mai Hương – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,…
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư – Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 024.6682.8986
- Email: [email protected]
- Hotline: 024.6682.8986. – Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!
Việt Nam có bao nhiêu dân tộc (trả lời bằng số 64)