Doanh nghiệp là gì? Các đặc điểm, lợi ích, quyền và nghĩa vụ?
Doanh nghiệp là gì? Lợi ích của doanh nghiệp? Đặc điểm của doanh nghiệp? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp?
Hiện nay kinh tế phát triển rất đa dạng cũng kèm theo nhiều các doanh nghiệp phat triển và mang lại những giá trị kinh tế cho đât nước. Tuy nhiên thì muốn thành lập được một doanh nghiệp chúng ta cần có những kiến thức cơ bản để hiểu Doanh nghiệp là gì? Đặc điểm, lợi ích, quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
1. Doanh nghiệp là gì?
Chắc hẳn chúng ta đã quen huộc với thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng đầu tiên ở nước ta từ năm 1948, theo tinh thần của Sắc lệnh số 104/SL ngày 01.01.1948 về doanh nghiệp quốc gia. Trong suốt thời kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thuật ngữ này bị lãng quên, các thuật ngữ thay thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế… Đến khi ở Việt Nam xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ doanh nghiệp mới được sử dụng trở lại. Theo tỉnh thần của Luật công ti năm 1990 hay Luật doanh nghiệp năm 1999, thuật ngữ doanh nghiệp được xác định là một thực thể pháp lí được thành lập và đăng kí kinh doanh nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:
” Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”
2. Đặc điểm của doanh nghiệp:
Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam vốn rất đa dạng, phong phú nên với mỗi loại hình sẽ có những đặc điểm khác nhau. Song bên cạnh những đặc điểm riêng nổi bật thì chúng đều mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp như:
Thứ nhất: Doanh nghiệp có tính hợp pháp. Tính hợp pháp ở đây thể hiện thông qua việc Doanh nghiệp muốn thành lập công ty phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và nhận được giấy phép đăng ký thành lập.
Khi nhận được sự giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được nhà nước công nhận sự tồn tại và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động bằng chính tài sản riêng của mình.
Thứ hai: Doanh nghiệp khi hoạt động đều có hoạt động kinh doanh phần lớn đều hướng đến lợi nhuận hoặc thực hiện cung ứng dịch vụ thường xuyên, lâu dài. Ví dụ đa số các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích sinh lời tạo lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng.
Song cũng có một số doanh nghiệp xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,….
Cuối cùng là doanh nghiệp hoạt động có tính tổ chức. Tính tổ chức thể hiện qua cơ bộ máy tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự rõ ràng. Đồng thời doanh nghiệp thành lập luôn có trụ sở giao dịch, đăng ký theo quy định và có tài sản riêng để quản lý kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân.
3. Lợi ích của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp là một yếu tố không thể thiếu cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
+ Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dân với mức giá phù hợp nhất.
+ Giúp giải quyết nhu cầu việc làm cho xã hội.
+ Tạo sự cạnh tranh để giúp đưa chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngày càng tốt hơn và giúp giảm giá thành.
+ Tạo ra được nhiều sản phẩm mới, tốt giúp đáp ứng cuộc sống của xã hội.
+ Doanh nghiệp phải đóng thuế, giúp bổ sung nguồn thu cho nhà nước.
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp:
4.1.
Quyền của doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Quyền của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ dự atreen quy định này ta thấy doanh nghiệp có rất nhiều quyền cơ bản được pháp luật quy định và cũng theo quy định trên thì quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm có thể hiểu nội dung này đó là mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần đáp ứng theo đúng quy định là những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động.
Ngoài ra các quyền này được thể hiện như quyền lựa chọn hình thức và phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn thể hiện ở vân đề quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh nào đó thông qua việc huy động vốn đối với doanh nghiệp đó. Luật doanh nghiệp 2020 cho phép các doanh nghiệp Lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn như: Huy động vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu; Huy động vốn bằng tín dụng Ngân hàng, tín dụng thương mai
Ví dụ đối với quyền củ doanh nghiệp khi được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp thể hiện khi chủ sở hữu được quyền quyết định nên định đoạt tài sản của doanh nghiệp của họ và hình thức tiến hành việc kinh doanh ra sao khi sử dụng tài sản kinh doanh của họ như thế nào? Họ sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào mục đích gì, tuy vậy quyền này cũng phải nằm trong quy định pháp luật đề ra.
4.2.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Nghĩa vụ của doanh nghiệp Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy qua quy định này ta thấy có 05 nghĩa vụ cơ bản và kèm theo các nghĩa vụ khác phát sinh trên thực tế của doanh nghiệp. Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh là 02 loại hình doanh nghiệp mà tài sản của chủ doanh nghiệp và thành viên công ty không tách bạch với tài sản của công ty. Họ phải chịu trách nhiệm với công ty bằng chính tài sản của mình nếu như tài sản của công ty không đủ thực hiện nghĩa vụ.
Mặc dù theo định nghĩa của Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận sẽ đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp xã hội, mục tiêu lợi nhuận không phải mục tiêu hàng dầu. Như vậy theo như trên chúng tôi đã phân tích thì ngoài quyền của doanh nghiệp dược hưởng thông qua đó doanh nghiệp có nghĩa vụ theo quy định, theo đó nên doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ này.