DOANH NGHIỆP BỊ CƯỠNG CHẾ HÓA ĐƠN

 

1. Cưỡng chế hóa đơn là gì?

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, Cưỡng chế hóa đơn là một trong những biện pháp mà Tổng cục Thuế sẽ áp dụng với tổ chức, doanh nghiệp để xử lý trình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi.
Bởi, theo Điều 3, Thông tư 215/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính có quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế với tình các trường hợp nợ thuế:

  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
  • Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, tức là sẽ tiến hành cưỡng chế hóa đơn.
  • Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Theo quy định, trong thời gian bị cưỡng chế hóa đơn nếu doanh nghiệp vẫn cố tình sử dụng hóa đơn bị cưỡng chế, chẳng hạn như vẫn phát sinh giao dịch mua bán có xuất hóa đơn, thì các hóa đơn này được quy là hóa đơn bất hợp pháp.

2. Doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn khi nào?

Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC. Tại đây, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp sẽ bị cưỡng chế thuế nói chung và cưỡng chế hóa đơn nói riêng.
Cụ thể, đối với người nộp thuế, các doanh nghiệp nộp thuế vi phạm những trường hợp dưới đây sẽ bị cưỡng chế hóa đơn:

  • Trường hợp nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày – kể từ ngày hết hạn nộp thuế, hết thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  • Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày – kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 
  • Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).

Ngoài ra, theo Khoản 2,3,4,5, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC, một số trường hợp vi phạm dưới đây cũng có thể bị cưỡng chế hóa đơn:

  • Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: quá thời hạn quy định 90 ngày – tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  • Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
  • Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý, đối với trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo nhưng xét thấy biện pháp ban hành trước đó có đủ điều kiện để thực hiện thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền chấm dứt biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thực hiện biện pháp cưỡng chế cũ nhằm bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

3. Cách xử lý khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn

Hiện nay, trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, theo Công văn 1695/TCT-QLN được Tổng cục thuế ban hành ngày 22/04/2016, một số doanh nghiệp khi được cưỡng chế hóa đơn vẫn có thể được sử dụng hóa đơn lẻ để phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất. Cụ thể:

  • Trường hợp doanh nghiệp có đề xuất văn bản đề nghị được dùng hóa đơn cho từng lô hàng, từng hạng mục công trình.
  • Trường hợp doanh nghiệp cam kết thực hiện nộp thuế với tiền thuế phát sinh và tiền nợ ít nhất bằng 15% doanh thu trên hóa đơn lẻ.

Quy định trên được xem như giải pháp gỡ rối cực hữu ích cho các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý rằng: Nếu người nộp thuế vi phạm cam kết thì cơ quan thuế sẽ dừng ngay việc sử dụng hóa đơn lẻ của người nộp thuế.
Ngoài ra, có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp đủ tiền thuế nhưng do nhầm lẫn gì đó mà vẫn bị quyết định cưỡng chế hóa đơn. Khi gặp sự cố này, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng làm công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế nộp lên cơ quan thuế có thẩm quyền.
Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn do nộp thuế muộn bởi những lý do không đáng như: không kịp đến cơ quan thuế nộp thuế. 
MY-INVOICE được xem là cánh tay đắc lực, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong lưu trữ, quản lý hóa đơn số, đẩy nhanh quá trình kê khai và nộp thuế điện tử chỉ trong vài bước đơn giản và cực nhanh chóng.

Mọi thắc mắc liên quan đến việc cưỡng chế hóa đơn hay muốn được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử MYINVOICE hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline: 0961.980.489