Digital marketing là làm gì? Giải đáp thắc mắc của bạn về Digital Marketing –

Digital marketing là làm gì? Giải đáp thắc mắc của bạn về Digital Marketing

Với trình độ phát triển công nghệ số hiện nay thì ngành Digital Marketing trở thành xu hướng, được nhiều người quan tâm. Vậy Digital Marketing là làm gì? Mức thu nhập cụ thể ở từng vị trí là bao nhiêu? Cùng dhthainguyen.edu.vn tìm hiểu về ngành học này nhé!

1. Tổng quan về ngành Digital Marketing

digital marketing la lam gi

Trong thời đại công nghệ số ngày nay thì Digital Marketing là lĩnh vực mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể bỏ qua. Marketing là quá trình kết nối doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu và từ đó bán sản phẩm. Nhiệm vụ của người làm Marketing là nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và triển khai, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành Digital Marketing chính là hoạt động Marketing nhưng trên nền tảng kỹ thuật số. Doanh nghiệp sẽ không thực hiện các phương thức truyền thống. Thay vào đó, hoạt động Marketing sẽ diễn ra trên các kênh thông tin điện tử như website, social media,… Thông qua các kênh này sẽ tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ.

=>> Xem thêm: Digital marketing là gì? Những thông tin về ngành digital marketing

2. Một số lĩnh vực chính của ngành Digital Marketing

2.1. Thiết kế giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) cho website

digital marketing la lam gi

UI – User Interface, được dịch sang tiếng Việt là giao diện người dùng. Hiểu đơn giản thì UI chính là tiêu chuẩn để đánh giá giao diện website có đủ độ thân thiện, tương tác với người dùng hay không. Để thiết kế được UI, người tạo cần phải lên kế hoạch, tính toán trước kích cỡ và sắp xếp vị trí phù hợp cho từng thành phần. Mục đích của việc này là tạo nên một website thật đẹp mắt, thuận tiện và hấp dẫn khách hàng. Tuy nhiên, chỉ đẹp đẽ là chưa đủ, website còn cần phải thống nhất với nhau thì mới hoàn thiện.

UX – User Experience chính là trải nghiệm người dùng trên website. Trong khi UI tập trung vào phần giao diện thì UX lại chủ yếu là tối ưu trải nghiệm của khách hàng trong quá trình sử dụng website. Người thiết kế UX phải trả lời các câu hỏi chức năng nào phù hợp với khách hàng mục tiêu, làm sao để khách hàng có thể thực hiện thao tác một cách nhanh chóng nhất,…

Mỗi một ngành nghề và mỗi doanh nghiệp đều có tệp khách hàng mục tiêu khác nhau. Vì thế giao diện và trải nghiệm người dùng cần phải thay đổi, cải thiện để thu hút được nhiều khách hàng hơn.

2.2. Quảng cáo

Quảng cáo là một phương thức truyền thông Marketing, rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Trong đó các thương hiệu hoặc doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp, thông tin sản phẩm đến khách hàng.

Mỗi một trang web hay tài khoản mạng xã hội đều có thể trở thành nền tảng để thực hiện quảng cáo. Những nền tảng phổ biến để quảng cáo sản phẩm hiện nay là Google, Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok,…

Để theo đuổi lĩnh vực này bạn cần có kỹ năng, kiến thức về marketing, sử dụng công cụ, nghiên cứu, đo lường hiệu quả, lập kế hoạch và làm content cho quảng cáo.

2.3. Content Marketing

Content Marketing (hay tiếp thị nội dung) là cách tiếp thị nhằm đưa nội dung có giá trị, phù hợp đến với khách hàng. Thông qua hình thức này, khách hàng sẽ nhận được lợi ích từ nội dung doanh nghiệp truyền tải và muốn mua sản phẩm, trải nghiệm thật sự.

Khái niệm “Content is King” luôn đúng từ trước đến nay. Dù cho website của bạn có thiết kế đẹp, giao diện dễ dùng nhưng nội dung nhàm chán, không bổ ích thì cũng khó lòng giữ chân khách hàng.

Những hoạt động mà một Content Marketer thường phải làm là sáng tạo nội dung, quản lý các trang mạng xã hội, biên tập, biên kịch, viết bài SEO, theo dõi và cải thiện nội dung trên website,…

2.4. SEO – Search Engine Optimization

SEO (hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là tập hợp những cách làm cho thứ hạng website của bạn được nâng cao khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan. Khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm, ta thường gõ từ khóa lên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc,… Với một từ khoá ví dụ như “digital marketing là làm gì”, sẽ hiện ra rất nhiều kết quả liên quan với từ khoá. Tuy nhiên đa phần ta chỉ xem các kết quả hiển thị top đầu. Vì thế doanh nghiệp muốn tiếp cận đến khách hàng thì phải làm SEO để đưa website/ sản phẩm của mình lên top đầu tìm kiếm.

2.5. Email Marketing

Email Marketing là hình thức mà doanh truyền tải thông tin sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng thông qua email. Khác với hình thức Spam Email (gửi hàng loạt email đến khách hàng), Email Marketing chỉ tập trung đến nhóm khách hàng đã có nhu cầu và tìm hiểu kỹ thông tin sản phẩm. Đây là cách lan tỏa thông tin khá hiệu quả nếu nội dung đúng với khách hàng. Các báo cáo chỉ ra rằng, 82% content marketer cho rằng đây là hình thức tăng tỷ lệ khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi cao.

=>> Xem thêm: Học ngành Digital Marketing ra làm gì? Lương có cao không?

3. Digital Marketing là làm gì và vị trí công việc cụ thể

digital marketing la lam gi

Sau khi tốt nghiệp ngành Digital Marketing bạn sẽ đảm nhận được những vị trí công việc sau đây:

  • Nhân viên Digital Marketing: nhiệm vụ của nhân viên Digital Marketing là giám sát các chiến dịch tiếp thị trực tuyến. Đồng thời họ cũng lập kế hoạch và thực hiện chiến lược tiếp thị, duy trì và cập nhật thường xuyên nội dung trên các nền tảng số.
  • Quản lý Digital Marketing: vai trò chính của người quản lý Digital Marketing là quản lý các chiến dịch và người thực hiện chiến dịch. Những công việc mà một quản lý Digital Marketing phải thực hiện là: phát triển, thực hiện và quản lý các chiến dịch tiếp thị;…
  • Chuyên viên SEO: là người chịu trách nhiệm việc nâng cao thứ hạng website trên trang kết quả công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó là phải tìm cách tăng lưu lượng truy cập của website. Những công việc mà chuyên viên SEO phải đảm nhận là: phân tích cơ sở về khách hàng trong ngành hàng của mình; dịch thuật báo cáo hiệu suất bằng chương trình Google Analytics,…
  • Nhân viên Social Media: bạn phải có sự hiểu biết và kiến thức về từng nền tảng mạng xã hội để tạo ra nội dung hấp dẫn. Sau đây là vai trò và trách nhiệm của một nhân viên Social Media như lên ý tưởng nội dung, lập kế hoạch ngân sách và lịch trình thực hiện;…
  • Quản lý content marketing: người quản lý tiếp thị nội dung có vai trò quản lý blog, chiến dịch tiếp thị, xuất bản sách điện tử, viết blog, tiếp thị qua email, tiếp thị video, viết bài quảng cáo bán sản phẩm,…

4. Mức lương của ngành Digital Marketing

digital marketing la lam gi

Sau khi đã nắm rõ digital marketing là làm gì thì có lẽ bạn sẽ tò mò rằng mức thu nhập của ngành này là bao nhiêu. Tùy vào vị trí công việc và chức vụ cụ thể mà mức lương của từng người sẽ khác nhau.

  • Giám đốc Marketing (CMO): mức lương trung bình của một CMO dao động trong khoảng 25 – 30 triệu đồng/tháng. Với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn thì mức thu nhập của CMO có thể lên đến 100 – 120 triệu đồng/tháng.
  • Trường phòng Marketing: hiện nay mức lương trung bình của trưởng phòng Marketing khá cao, từ 15 – 25 triệu đồng/tháng.
  • Giám đốc sáng tạo: mức lương của giám đốc sáng tạo dao động từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Với những người có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm thì thu nhập trong khoảng 80 – 100 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên Digital Marketing: khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì vị trí này phù hợp để bạn học hỏi và tích lũy thêm kiến thức và kỹ năng phù hợp. Mức lương của một nhân viên Digital Marketing mới ra trường trong khoảng từ 5 – 6 triệu đồng/tháng. Sau khi bạn đã trở thành nhân viên chính thức thì mức lương khởi điểm là 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Chuyên viên SEO: tuỳ vào kinh nghiệm và cấp bậc mà thu nhập của một chuyên viên SEO sẽ khác nhau. Sau đây là mức thu nhập trung bình của từng cấp bậc: SEO Junior (5 – 10 triệu đồng/tháng), SEO Senior (8 – 15 triệu đồng/tháng), SEO Leader (10 – 30 triệu đồng/tháng).

=>> Xem thêm: Mức lương ngành Digital Marketing? Hé lộ mức thu nhập khủng

5. Những kỹ năng cần có để theo đuổi ngành Digital Marketing

digital marketing la lam gi

  • SEO và SEM: website là nền tảng quan trọng để truyền tải thông tin sản phẩm, thương hiệu, bán sản phẩm và thu lợi nhuận. Việc nâng cao thứ hạng website là điều mà mọi doanh nghiệp phải thực hiện.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: dù bạn làm ở bất kỳ khía cạnh nào của Digital Marketing, bạn đều phải phân tích để đưa ra quyết định chính xác nhất. Việc theo dõi và lập báo cáo dựa trên các dữ liệu của Google Analytics khá đơn giản.
  • Storytelling: cho dù bạn đang viết caption cho một bài đăng facebook hay một bài content chuẩn chỉnh thì kỹ năng storytelling sẽ giúp bài viết của bạn trở nên thu hút hơn.
  • Giải quyết vấn đề một cách sáng tạo: khi bạn nỗ lực thực hiện một chiến dịch Digital Marketing thì đồng thời đối thủ cũng đang làm điều đó. Vì vậy nên bạn phải luôn tư duy sáng tạo, có những cách giải quyết độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Thích ứng nhanh với sự thay đổi: tốc độ phát triển kỹ thuật số nhanh chóng buộc các Digital Marketer phải thích ứng nhanh trước sự thay đổi liên tục. Mỗi khi xu hướng mới hay vấn đề xuất hiện, bạn phải nhanh nhạy nắm bắt tình hình và giải quyết nhanh chóng. Để hạn chế rủi ro thì bạn nên dự trù và dự đoán các xu hướng mới để xây dựng kế hoạch giải quyết một cách hoàn thiện hơn.
  • Kỹ năng thuyết phục và đàm phán: là một Digital Marketer nghĩa là bạn phải tác động đến suy nghĩ của mọi người.

Kết luận

Với những thông tin từ bài viết trên thì dhthainguyen.edu.vn mong rằng bạn đã hiểu rõ digital marketing là làm gì và đưa ra định hướng phù hợp.
Nếu bạn muốn theo đuổi ngành Digital Marketing nhưng không có đủ điều kiện, khoá học Thương mại điện tử & Marketing số tại Trung tâm đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên sẽ phù hợp với bạn. Chương trình đào tạo được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được nhận tấm bằng có giá trị ngang với bằng đại học chính quy và không hề ghi hình thức đào tạo từ xa. Vì vậy hãy truy cập ngay dhthainguyen.edu.vn để đăng ký khoá học hoặc liên hệ để nhận tư vấn cụ thể nhất!

Nguồn tham khảo: vnexpress.net, swinburne-vn.edu.vn, skillking.fpt.edu.vn