Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc – Hy vọng mới cho người bệnh

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, có nhiều tín hiệu khả quan trong việc điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc. Điều này mang đến hy vọng cho người bệnh trong quá trình kiểm soát bệnh.

ứng dụng tế bào gốc điều trị bệnh đái tháo đường

Tế bào gốc là một tế bào đa năng, có thể ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị hơn 80 bệnh lý khác nhau sử dụng tế bào gốc tạo máu. Hiện nay, các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm cho thấy, có thể điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc. Sự kết hợp giữa thuốc và tế bào gốc có thể giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường ở người bệnh một cách hiệu quả.

Tổng quan về tế bào gốc và bệnh tiểu đường

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa hoặc đã biệt hóa một phần và có khả năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, đồng thời chúng cũng có thể tăng sinh vô hạn để tạo ra nhiều tế bào gốc giống tế bào ban đầu.

Hiện nay, các nhà khoa học chia tế bào gốc thành các nhóm bao gồm: Tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc đa năng cảm ứng. Tế bào gốc từ mô dây rốn và tế bào gốc từ máu dây rốn là những tế bào gốc trưởng thành. 

Các loại tế bào gốc có khả năng biến thành nhiều loại tế bào khác nhau, từ đó thay thế các tế bào bị mất đi trong quá trình cơ thể phát triển, lão hóa hoặc các tế bào bị hư hỏng do bệnh lý mà cơ thể chúng ta không thể thay thế một cách tự nhiên.

hình mô phỏng tế bào gốc biệt hóa

Bệnh tiểu đường là gì?

Đái tháo đường hay tiểu đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa khiến lượng đường trong máu (glucose) cao hơn mức bình thường. Glucose là một nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào tạo nên cơ và mô và cũng là nguồn nhiên liệu chính của não. Tuy nhiên, dư thừa đường trong máu sẽ gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường có ba loại phổ biến, tiểu đường loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Các tình trạng tiểu đường có thể hồi phục bao gồm tiền tiểu đường và tiểu đường thai kỳ. Tiền tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Nhưng lượng đường trong máu không đủ cao để được gọi là bệnh tiểu đường. Và tiền tiểu đường có thể dẫn đến bệnh tiểu đường nếu không được can thiệp và phòng ngừa tiểu đường kịp thời. Còn tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở xảy phụ nữ trong thời kỳ mang thai và có thể hết sau khi em bé chào đời.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc là gì?

Điểm đặc biệt của tế bào gốc so với các loại tế bào khác trong cơ thể chính là tế bào gốc là tế bào có khả năng tự đổi mới, tăng sinh và phát triển biệt hóa thành các loại tế bào chuyên biệt khác. Do đó, phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc sẽ cấy các tế bào gốc còn non vào trong cơ thể để giúp cho các tế bào hấp thụ glucose một cách trực tiếp mà không cần đến insulin (hormone sản xuất bởi tuyến tụy). Nhờ vào phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc mà người bệnh có thể ổn định được lượng đường trong máu. Các tế bào mới được tạo thành từ tế bào gốc cấy vào cơ thể sẽ trực tiếp hấp thụ glucose. Do đó, người bệnh giảm hoặc không cần phải sử dụng insulin nữa. 

điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

Các nghiên cứu hiện nay cho thấy, phương pháp ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường có thể mang đến hiệu quả kéo dài cho đến 5 năm. Vì thế, mặc dù việc điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc còn ở trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng nhưng các nhà nghiên cứu vẫn kỳ vọng rất lớn vào phương pháp chữa bệnh tiểu đường này. 

Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc như thế nào?

Hiện nay, các loại tế bào gốc đang được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng để ứng dụng trong việc điều trị tiểu đường loại 1, 2 và các biến chứng của bệnh tiểu đường. Theo đó:

  • Bệnh tiểu đường loại 1: Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta của đảo tụy. Hậu quả là tuyến tụy sẽ không đủ khả năng sản xuất insulin để kiểm soát đường huyết. Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài hoặc tế bào gốc tạo máu tự thân có khả năng cải thiện được nguyên nhân gây bệnh. Tế bào gốc trung mô cũng tỏ ra có triển vọng trong điều trị tiểu đường loại 1 do khả năng điều hòa miễn dịch.

  • Bệnh tiểu đường loại 2: Nguyên nhân là do tình trạng kháng insulin. Tế bào gốc trung mô với tiềm năng biệt hóa thành nhiều loại tế bào chức năng, đặc tính ức chế miễn dịch và tác dụng chống viêm, và chúng được coi là ứng cử viên lý tưởng để điều trị bệnh tiểu đường. Liệu pháp tế bào gốc cho bệnh tiểu đường loại 2 có khả năng cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

  • Với 2 biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là vết loét lâu liền và tổn thương thần kinh ngoại biên do tiểu đường thì sẽ ứng dụng ghép đồng loài tế bào MSC từ mô dây rốn để cải thiện, khắc phục các biến chứng này.

ứng dụng tế bào gốc điều trị tiểu đường

Tác dụng và rủi ro của phương pháp điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

Tác dụng khi điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc

Việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tiểu đường được đánh giá là một phương pháp hiệu quả và khả quan bởi các tế bào gốc khi được cấy vào cơ thể sẽ không gây ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác. Các tế bào gốc mới này cũng không bị  ảnh hưởng bởi các tế bào bệnh lý.

Việc điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc còn khiến cho các tế bào bệnh lý bị đào thải ra ngoài. Như vậy, hiệu quả của việc điều trị bệnh tiểu đường sẽ được kéo dài mà không cần phải thường xuyên tiêm insulin và phụ thuộc vào insulin như trước đây. 

Rủi ro có thể xảy ra

Sự an toàn của bệnh nhân và tỷ lệ rủi ro trên lợi ích là những cân nhắc quan trọng nhất trong thực hành lâm sàng. Do đó, các tác dụng phụ được theo dõi trong tất cả các thử nghiệm lâm sàng đánh giá điều trị MSC cho điều trị. Rủi ro có thể của việc điều trị MSC bao gồm các tác dụng phụ ở phổi và đường hô hấp trên (tiêm tĩnh mạch dẫn đến các tế bào được truyền đi qua phổi). Không có các tác dụng phụ cấp tính về dị ứng và miễn dịch được báo cáo. Một số hiện tượng sốt hoặc buồn nôn thoáng qua sẽ tự thuyên giảm sau khi ghép. Mặc dù hiệu quả lâu dài của ghép tế bào gốc cần được đánh giá thêm. Song, đây vẫn là phương pháp được xem là tiềm năng trong điều trị tiểu đường.

Các ứng dụng khác của tế bào gốc

Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tế bào gốc còn có thể được ứng dụng điều trị nhiều bệnh lý khác như:

  • Thiếu máu do rối loạn sinh hồng cầu bẩm sinh (CDA)

  • Thiếu máu Fanconi

  • Giảm bạch cầu trung tính

  • Tăng bạch cầu toàn thân

  • Thalassemia thể nặng

  • Bệnh bạch cầu 

  • U lympho

  • Bệnh đa u tủy

  • Hội chứng hoạt hóa đại thực bào

  • Hội chứng tăng IgM

  • Suy giảm miễn dịch nghiêm trọng 

  • Bệnh lupus ban đỏ

  • Rối loạn miễn dịch

  • Đái tháo đường type 1, 2

  • Suy thận 

  • Thoái hóa cơ xương khớp

  • Bệnh tự miễn

  • Bệnh viêm ruột và ung thư đại trực tràng liên quan

  • Thiếu máu cục bộ cơ tim

  • Vết thương mãn tính không lành

  • Nhồi máu cơ tim, phình mạch máu tim, rối loạn chức năng tim

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, vi-rút hoặc ký sinh trùng

  • Thoái hóa điểm vàng, tái tạo và cấy ghép giác mạc

  • Teo cơ xơ cứng cột bên

tế bào gốc hỗ trợ bệnh tiểu đường

Lưu trữ tế bào gốc – “lá chắn” bảo vệ con yêu và cả gia đình trước bệnh tật trong tương lai

Có thể thấy, tế bào gốc có tác dụng mạnh mẽ trong việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý, thậm chí có cả các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Do đó, việc lưu trữ tế bào gốc cho trẻ từ khi chào đời như một hình thức để bố mẹ có thể mua “bảo hiểm sinh học” trọn đời cho trẻ và những người thân trong gia đình. 

Trong máu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh có chứa rất nhiều tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô rất non trẻ (0 tuổi), có khả năng tăng sinh, biệt hoá tốt hơn so với các loại tế bào gốc trưởng thành. Tế bào gốc từ máu và mô dây rốn của trẻ sơ sinh có thể lưu trữ lên đến 25 năm hoặc hơn và sử dụng bất cứ khi nào cần thiết.

Hiện nay, Trung tâm Tế bào gốc, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc lưu trữ và ứng dụng tế bào gốc trong nghiên cứu, điều trị bệnh. Ưu điểm khi lưu trữ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.

  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, sử dụng các kỹ thuật mới nhất.

  • Quy trình tách, tăng sinh tế bào và lưu trữ được thực hiện theo chuẩn quốc tế.

  • Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.

  • Thủ tục đơn giản, thuận tiện.

  • Giá thành hợp lý.

Để đặt lịch thăm khám, tư vấn các vấn đề về sức khỏe tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:

Điều trị tiểu đường bằng tế bào gốc mở ra hy vọng cho người bệnh tiểu đường trong việc trị bệnh mà không cần phụ thuộc vào insulin. Có thể lưu trữ tế bào gốc cho trẻ sơ sinh từ hiện tại để có thể phòng ngừa rủi ro cho trẻ và người thân trong tương lai.