Điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Việc thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện tại đã không còn quá khó khăn, chủ yếu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần minh bạch trong việc xuất và nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật. Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm quyền hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Khi thực hiện chính sách mở cửa và gia nhập WTO để hoạt động tự do hóa thương mại thì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trong nước và xuất đi nước ngoài phát triển. Nếu như ví hệ thống ngân hàng là huyết mạch của một quốc gia thì xuất nhập khẩu chính là chất bổ dưỡng để nuôi sống quốc gia đó.
Quyền xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Nghị định 12/2006/NĐ-CP quy định rõ quyền hợp pháp của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể:
1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài:
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.
– Người thành lập doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng quy định của pháp luật và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập nhập khẩu đúng với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.
– Người thành lập doanh nghiệp phải thỏa các quy định về vốn đối với thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã được quy định trong luật.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Các doanh nghiệp trong nước dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu để xuất khẩu hàng hóa của mình, một số ngành hàng xuất khẩu đóng góp rất nhiều vào tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam như: xuất khẩu cá da trơn, hồ tiêu, hạt điều, cà-phê, giày dép da, may mặc…, và để có nguyên liệu và máy móc để sản xuất hàng hóa, các doanh nghiêp phải tiến hành nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư thiết bị… từ đó hoạt động xuất nhập khẩu luôn diễn ra từng ngày từng giờ.
Trước khi thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu bạn cần hội đủ những điều kiện để được thành lập theo quy định của nhà nước như: xác định loai hình doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, nguồn vốn… và đáp ứng đầy đủ các quy định của nhà nước về sản xuất hàng hóa, kiểm định chất lượng… Luật Doanh nghiệp đã quy định hoạt động xuất nhập khẩu là quyền của mọi doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể tự do xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu hàng hóa không nằm trong danh sách cấm của Pháp luật Việt Nam.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu
– Thứ nhất, có mẫu giấy đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu theo tiêu chuẩn Pháp luật, điền đầy đủ thông tin một cách chính xác vào giấy. Đây là chứng từ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
– Thứ hai, có các chứng từ thể hiện điều lệ khi thành lập công ty, trong đó phải ghi rõ ràng vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổng đông, và các điều lệ khi thành lập công ty. Các chứng từ này cũng phải theo mẫu quy định.
– Thứ ba, có bảng danh sách các thành viên hoặc cổ đông của công ty xuất nhập khẩu chuẩn bị thành lập. Đây là một trong các yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh. Bảng danh sách này cũng phải theo mẫu mà pháp luật qui định.
– Thứ tư, có chứng minh thư hoặc hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông, các giấy tờ cá nhân này phải còn giá trị sử dụng, không được hết hạn hoặc có vấn đề về làm giả, vi phạm pháp luật…
Sau khi đã hợp đủ được các điều kiện, bạn hãy tiến hành soạn thảo hồ sơ theo trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu gồm:
– Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu (theo mẫu quy định)
– Bản điều lệ doanh nghiệp.
– Danh sách thành viên, cổ đông
– Giấy CMND hoặc CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với các cổ đông, thành viên.
Khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, người thành lập doanh nghiệp đến phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nộp để xin cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nó cân bằng cán cân thu chi của ngân sách Nhà nước, giúp cho hàng hóa Việt Nam có mặt ở các thị trường trên thế giới, và đem khoa học kĩ thuật của thế giới về Việt Nam. Vì sự quan trọng đó mà các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, tránh các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại tới kinh tế trong nước và tổn hại tới hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đội ngũ tư vấn thành lập doanh nghiệp của Kế toán Sài Gòn
Tư vấn khách hàng đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Kế toán Sài Gòn