Chọn địa điểm làm vườn ươm – Tài liệu text
15
+ Không nên xây dựng ở nơi thấp, ẩm ướt… là những điều kiện dễ cho dịch
bệnh phát triển gây ảnh hưởng xấu tới cây con
+ Nơi đặt phải thoáng, tránh được ảnh hưởng của gió to và bão
– Địa hình: tương đối bằng, thoát nước, dốc nhỏ hơn 5 o (nhằm tiện áp dụng các
biện pháp cơ giới, tiện chăm sóc, vận chuyển tránh hiện tượng xói mòn…)
+ Nếu ở vùng núi, độ dốc quá cao thì làm thành bậc thang
+ Nếu ở gần rừng nên chọn vị trí vườn ươm cách 20m trở lên.
2.2. Đất đai
Đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, màu mỡ,
có khả năng giữ nước và thoát nước tốt.
Đất: có kết cấu tốt, tầng đất dày 40-50cm, có khả năng giữ nước và thoát
nước tốt, tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình, phải gần nơi dễ dàng lấy đất
đóng bầu, đủ ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừng chắn gió. Vùng trung du
và miền núi chọn đất có pH=5-7, mực nước ngầm 0,8-1,0m. Nếu gieo ươm thông
thường thì phải chọn những nơi có khả năng khai thác dễ dàng đất dưới tán rừng
thông.
2.3. Nguồn nước
Yêu cầu nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm nảo
yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chấ thải công
nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép.
2.4. Điều kiện kinh doanh
– Vị trí vườn ươm: vườn ươm xây dựng ở trung tâm khu rừng để tiện cho việc vận
chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh. Nên xây dựng ở gần khu
dân cư, thuận tiện giao thông, thuận lợi sinh hoạt, mua sắm vật tư và sử dụng được
nhân lực tại chỗ để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
– Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng, không bị úng
nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối
với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời (đối với vườn ươm tạm thời càng gần càng tốt) – Hình dạng: hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy hoạch và sử dụng cơ giới. – Diện tích vườn ươm đủ lớn đảm bảo được số lượng cây con cần gieo ươm, tránh nơi có nhiều mầm mống sâu bệnh hại. – Nguồn cung cấp điện: trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sang do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện. 16 Bảng 2.1.1: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm CHỈ TIÊU THÍCH HỢP CHẤP NHẬN ĐƯỢC ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Nguồn nước Cách vườn <50m, đào Cách vườn < 20m, đủ Tất cả các loại them giếng đủ tưới tưới mùa khô vườn ươm mùa khô 2. Chất lượng nước tưới Nước ngọt, độ pH 6,5- Nước ngọt, độ pH 6,0Tất cả các loại 7,0, hàm lượng muối 7,5, hàm lượng muối vườn ươm NaCl < 0,2% NaCl <0,3% 3. Nguồn điện Nguồn điện có thể Cung cấp đủ, đều (điện Vườn ươm trung khắc phục bằng máy áp đủ và ổn định) bình, lớn, lâu dài ổn áp tự động 4. Giao thông Cách trục giao thông < 50m, xe tải có thể vào vườn, không phải đầu tư xây dựng đường 5. Độ thoát nước Sau cơn mưa nước tiêu Sau cơn mưa nước úng Tất cả các loại thoát ngay không quá 3-4 giờ/ngày vườn ươm 6. Độ dày tầng đất mặt 7. Thành phần > 50cm
Cách trục giao thông < 100m, xe tải 2,5 tấn có Vườn ươm lớn, thể vào vườn, phải đầu trung bình. tư ít để sửa đường >30m
Vườn giống lấy
hom
Khu luân canh
Thịt trung bình
Thịt nhẹ đến sét nhẹ
Vườn giống lấy
hom
Khu luân canh
Có mầm mông sâu
8. Mầm
bệnh hại nhẹ. Phải xử
Không có màm mống
mống sâu
lý đất bằng biện pháp Tất cả các loại
sâu bệnh hại. Không
bệnh hại của
thông thường, ít tốn vườn ươm
phải xử lý đất.
đất
kém, không ô nhiễm
môi trường
17
3. Bố trí các khu trong vườn ươm
Nguyên tắc bố trí: đảm bảo cho mỗi khu có đủ diện tích và điều kiện cần
thiết để hoàn chỉnh từng khâu công việc trong 1 dây truyền khép kín. Đồng thời
đảm bảo tính hợp lý của từng loại công việc, tiết kiệm được thời gian và sức lao
động trong quá trình sản xuất
– Để quy hoạch được vườn ươm đầu tiên phải dự trù diện tích vườn ươm bao
gồm: đất sản xuất và đất không sản xuất.
+ Đất sản xuất là đất trực tiếp gieo hạt, cấy cây và đất luân canh
+ Đất không sản xuất là đất làm rãnh luống, hệ thống tưới tiêu, đường đi, đất
làm nhà ở, nhà kho, bờ rào, các dải rừng phòng hộ…
– Thông thường diện tích chia làm 03 loại::
+ Vườn ươm nhỏ: diện tích đất phục vụ không sản xuất: 40-45% diện tích đất
sản xuất.
+ Vườn ươm trung bình: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30-40% diện tích đất
sản xuất.
+ Vườn ươm lớn: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30% diện tích đất sản xuất.
– Ngoài ra khi quy hoạch mặt bằng vườn ươm cần chú ý các vấn đề:
+ Khu vực dành cho gieo ươm cây mạ chiếm khoảng 10% diện tích toàn
vườn ươm
+ Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con chiếm ≥ 70% diện tích
vườn ươm
+ Đường đi, hàng rào và cổng chiếm 1-3% diện tích vườn ươm
+ Nhà để phân, đóng bầu, kho chứa và văn phòng làm việc chiếm 10%
vườn ươm
+ Nguồn nước tưới, hệ thống tưới
– Diện tích đất liên canh tính theo công thức sau:
P=
N
A
n
– Diện tích luân canh:
P=
NxA B
x
n
c
18
Trong đó:
P: là diện tích đất sản xuất cho 1 loại cây (m2; ha)
N: số cây con phải sản xuất hàng năm (cây)
n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1 đơn vị diện tích
A: số năm nuôi cây ươm
B: tổng số các khu trong vườn ươm
C: số khu sử dụng để gieo ươm hàng năm
– Trường hợp luân canh theo hàng tính theo công thức sau:
P=
NxA B
x
m+n C
Trong đó:
m: tổng số chiều dài của luống gieo∕ 1 đơn vị diện tích (ha)
n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1m dài của luống.
Chú ý: Nếu gieo vườn ươm nhiều loài cây thì tính P cho từng loài để từ đó
tính tổng
3.1. Bố trí các khu ươm hạt, ươm cây mạ, giâm hom cây
3.1.1. Khu gieo ươm hạt
– Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựng luống
ươm hạt, luống ươm hạt nên bố trí gần văn phòng để tiện theo dõi.
– Luống gieo hạt và luống cây bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho
cây con có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất.
Xem thêm: Xây dựng điểm đến an toàn cho du khách
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Điểm Đến