DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH HƯƠNG SƠN LÀ MỘT QUẦN THỂ VĂN HÓA – TÔN GIÁO ĐƯỢC ĐÓN NHẬN BẰNG DI TÍCH QUỐC GIA ĐĂC BIỆT

Quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn và chùa Hương thuộc xã Hương Sơn huyện Mỹ Đức là một trong những điểm di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia.Theo sử ký toàn thư thì chùa Hương được phát hiện vào thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) có 3 vị Hòa Thượng đã tìm thấy động Hương Tích. Phật thoại truyền rằng: đức Quán thế âm Bồ tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu trang Vương ở nước Hưng Lâm, tu hành 9 năm và đắc đạo ở động này nên đặt tên là Hương Tích.

Quần thể di tích  lớn nhất Quốc gia này gồm hệ thống đình,đền, chùa ,hang, động tọa lạc rải rác quanh dãy núi Hương Sơn ở 5 thôn: Yến Vỹ, Đục Khê, Hội Xá, Tiên Mai và Phú Yên. Các di tích Phật giáo này  được chia làm 3 tuyến chính là: Thiên Trù – Hương Tích; Tuyến Long Vân – Thanh Sơn; Tuyến Bảo Đài – Tuyết Sơn. Nổi bật quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn là các Chùa, động ở đây được phát hiện và xây dựng vào các thế kỷ 17,18, 19. Không gian di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Chùa Hương có hệ núi non kỳ vỹ, điệp điệp trùng trùng và huyền ảo.  Các dãy thạch nhũ muôn hình vạn trạng mà dân gian gọi bằng cái tên dân giã như cây vàng, cây bạc, đụn gạo, chuồng lợn,nong tằm, né kén, ao bèo gắn với tín ngưỡng nông nghiệp. Hàng năm chùa Hương đón hơn 1 triệu du khách về lễ Phật, cầu may mắn.

Hành hương về miền đất Phật chùa Hương, du khách như lạc vào cỗi tiên cảnh. Phong cảnh nơi đây với núi, non trùng điệp hòa quyệt với hương trầm, mây núi.Chẳng thế mà nhà thơ Chu Mạnh Trinh đã phải thốt lên:

Bầu trời cảnh bụt

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay

Kìa non non, nước nước, mây mây

Đệ nhất động hỏi đây có phải?

Đặc biệt chùa Hương trở thành nơi hội tụ của những danh nhân lịch sử cùng các danh nhân văn hóa của dân tộc . 162 bia đá, lập năm cảnh trị 1667 cho thấy sự ghi chép, tu sửa, tôn tạo, hưng công, tạc tượng, đúc chuông và văn thơ đề vịnh của chúa Trịnh Sâm, của các Quan nghè, quan Đốc học  suốt từ thời Lê đến thời Nguyễn. Chùa Hương  còn là đề tài cảm hứng sáng tác thi ca của các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như : Tản Đà, Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Chế Lan Viên, Tố Hữu.

Tô điểm thêm cho quần thể thắng cảnh Hương Sơn là Chùa Hương có những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, hài hòa, tinh sảo,độc đáo do bàn tay người Việt tạo nên.Trong đó phải kể đến Tháp Viên Công, gác chuông Thiên Trù, Cổng Nam thiên Môn và hơn 100 mái chùa. Các công trình điêu khắc thuộc thời đại cuối thời Trần đầu thời Lê “thế kỷ 16-17”. Văn bản có niên đại sớm nhất là “Hương tích sơn động chung” ở động Hương tích, đúc năm Thịnh Đức thứ 3 – 1655 đời Lê Thần Tông. Quả chuông đồng đúc năm 1794 đời Tây Sơn. Quần thể thắng cảnh Hương Sơn có hệ sinh thái, thảm thực vật đa dạng, phong phú, là một kho dự trữ thiên nhiên to lớn về bảo tồn các loài động vật quí hiếm, là rừng phòng hộ và là vành đai sáng giá của Thủ đô Hà Nội. Với những giá trị to lớn về lịch sử, tôn giáo, ngày 25/12/2017, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định công nhận quần thể thắng cảnh Hương Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt. Vinh dự cho Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện và xã Hương Sơn được đón Bác Hồ về thăm chùa Hương vào ngày 19/5/1958. Bác căn dặn cán bộ và nhân dân phải biết bảo vệ và tôn tạo khu di tích thắng cảnh sao cho xứng đáng với cảnh đẹp nhất trời Nam. Khắc ghi lời dạy của Bác, 60 năm qua,Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Mỹ Đức, xã Hương Sơn  và Tùng Lâm Hương Tích đã tập trung trí tuệ, sức lực, tôn tạo, giữ gìn và phát huy các giá trị đặc biệt  vốn có của quần thể di tích thắng cảnh Hương Sơn. Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho du khách về thăm quan, lễ Phật. Công tác tổ chức, quản lý, điều hành lễ hội ngày một đổi mới theo hướng chuyên nghiệp và đảm bảo tiêu chí “Lễ hội kỷ cương- văn minh du lịch”.

Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mồng sáu tháng giêng, lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Vào dịp lễ hàng  triệu phật tử cùng du khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng riêng đến 18 tháng hai âm lịch. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của địa phương. Đến nay nghi lễ “mở cửa rừng” hàm chứa ý nghĩa mới – mở cửa chùa.

Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

Xã Hương Sơn là xã sở tại trực tiếp quản lý các tuyến du lịch. Trước khi vào chùa, du khách phải nghỉ lại ở các làng quanh bến Đục, bến Yến. Vì thế đi hội chùa Hương du khách dễ có dịp hòa mình vào không khí của hội làng truyền thống.

 

Ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc chạy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt qua những động tác ít thấy ở mọi nơi. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ dứt. Về phần lễ có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Vòng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngổn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Như vậy, phần lễ là toàn thể hệ thống tín ngưỡng gần như là cả một tổng thể tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho. Những tính chất tôn giáo có phần bị tình yêu thiên nhiên, tinh yêu nam nữ, tình cảm cộng đồng… tràn đầy chất thẩm mỹ vừa thanh cao, rất trần tục lấn đi. Trẩy hội chùa Hương vì cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Ngày hội, làng tổ chức rước thần từ đền ra đình. Cờ trống đi trước dàn nhạc bát âm kế theo, trai thanh gái lịch phù kiệu, ông già bà cả thành tâm tiễn thần. Không khí ấy làm tâm linh mọi người sảng khoái. Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc. điều  khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự hoan hỷ mà nam phụ lão ai ai cũng có phần riêng của mình.

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn …

Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền. Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò – một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.

Rời con thuyền, giã từ sông nước, con người được hòa nhập vào núi vãn cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới – hành trình leo núi. Leo núi chơi hang, chơi động lý thú vui nước đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng.

Trong không khí linh thiêng của ngày hội. Ở bất cứ chỗ nào như sân chùa, sân nhà tổ, hình thức hát chèo đò đều được thực hiện. Các vãi có giọng hay đứng dậy làm động tác chèo đò và hát những đoạn văn trên sáu dưới tám liên quan đến tích nhà Phật. Đây là một sinh hoạt rất được các vãi hâm mộ.

Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc – hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Đó là vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất – trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng – trí tưởng tượng này lòng nhân ái của con người.

Quan niệm lưỡng hợp biểu hiện ở thế đối ứng hai hiện tượng, hai phạm trù khác nhau mà bên nhau, làm cho cuộc hành trình về nơi thờ Phật dù có lúc vất vả nhưng vẫn đem lại sự cân bằng trong tâm thức và thể lực cho du khách.

Trẩy hội chùa Hương là hành động giải tỏa hòa hợp giữa thực và mơ, tiên và tục – thực là nền tảng, mơ là uất vọng – trên cái nền mùa xuân tươi sáng mà con người Việt Nam chất phác, nhân ái thuở xưa cảm nhận hành động và trao truyền.