Đền Cô Chín – Điểm đến hấp dẫn dành cho những phượt thủ

Đền Cô Chín được đánh giá là địa điểm hấp dẫn cùng với cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp. Địa điểm này chính xác là một trong các ngôi đền thuộc khu vực của Tứ Phủ Thánh Cô. Như đã biết thì đây là nơi cực kỳ linh thiêng nên hàng ngày sẽ có rất nhiều du khách và cả người dân đến để cầu may về tiền tài, sức khỏe. Ngoài tham quan đền thì xung quanh còn có cả những con suối trong veo để mọi người có thể thưởng ngoạn.

Đền Cô Chín tọa lạc ở đâu trên bản đồ Việt Nam? 

Khu vực tỉnh Thanh Hóa là nơi nổi tiếng với rất nhiều địa điểm tham quan du lịch như: động Tiên Sơn, thiền viện Trúc Lâm, Hàm Rồng,… cùng với rất nhiều địa điểm khác. Đặc biệt được nhiều người chú ý và luôn muốn đến tham quan đó chính là Đền thờ Cô Chín để cầu tài lộc.

Khu vực đền Cô Chín nằm ở khu vực đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Bắc Sơn của thị xã Bỉm Sơn. Ngôi đền này nằm cách phía khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội khoảng 130km. Với địa hình giao thông xung quanh khu vực đền cực kỳ dễ di chuyển nên mỗi năm địa điểm này đón tiếp rất nhiều lượt du khách tham quan và cầu bái.

Khu vực đền cô Chín được xây dựng tại tỉnh Thanh HóaKhu vực đền cô Chín được xây dựng tại tỉnh Thanh Hóa

Đền Cô Chín ở Thanh Hóa được hình thành như thế nào?

Về sự tích hình thành xây dựng nên đền Cô Chín, khu vực này còn có tên gọi khác là đền thờ Cô Chín Giếng. Khu vực đền này được xây dựng nên để có thể thờ tự người con gái thứ 9 của vua Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vì là người con thứ 9 nên cô Chín có cái tên rất đặc biệt là Cứu Thiên Huyền Nữ. Thời gian mà ngôi đền được xây dựng và hoàn thành là vào cuối thế kỉ XVIII. Sau đó được người dân và chính quyền địa phương tiến hành tu sửa vào năm 1939.

Theo như những nhà sử học lâu đời, sự tích hình thành nên đền Cô Chín được kể lại như sau:

Ở cuộc chiến tranh giữa 2 phe chúa Liễu Hạnh và cả Tiền Quân Thánh thì chúa Liễu Hạnh đã gặp nạn. Sau đó thì hóa thành một con rồng thiêng ẩn minh tại ngôi nhà mà Cửu Thiên Công Chúa sống. Vậy nên sau này người dân mới được biết đến nguồn gốc của 9 cái giếng thiêng.

Tiếp theo thì công chúa Cứu Thiên đã ra tay hóa phép để cứu chúa Liễu Hạnh thoát khỏi Tiền Quân Thánh. Để tưởng nhớ công ơn cứu mạng của công chúa nên 2 người đã kết nghĩa chị em. Sau đó thì chúa Liễu Hạnh tiến hành xây dựng nên ngôi đền Cô Chín ngay cạnh 9 giếng thiêng. Người dân đã luôn tưởng nhớ và thờ cúng cô Chín phù hộ nên địa điểm này rất thiêng. Theo đó thì những mùa lễ hội ở tỉnh Thanh Hóa cùng được tổ chức rất lớn tại khu vực đền thờ của cô Chín.

Vào đúng năm 1993, Bộ Văn hóa đã công nhận đền thờ Cô Chín là khu vực di tích lịch sử có tính cấp quốc gia. Sau đó thì cho đến năm 2004, ngôi đền đã được tân trang và tu sửa để có diện mạo đẹp hơn.

Một số tên gọi khác của khu vực linh thiêng Đền Cô Chín

Cô Chín là ngôi đền thờ Cửu Thiên Huyền Nữ công chúa, cô cực kỳ linh thiêng và luôn cứu giúp những người khó khăn. Chính vì vậy mà người dân luôn rất kính trọng và tin tưởng vào cô. 

Chính vì vậy mà cũng có khá nhiều nơi thường thờ phụng cô và gọi cô với rất nhiều cái tên linh thiêng khác như: Cô Chín Suối Rồng ở tại tỉnh Hải Phòng hay là Cô Chín Thượng Thiên ở khu vực thành phố Bắc Giang, hoặc là đền thờ Cô Chín Sòng. Ở những đền này được xây dựng ở các tỉnh thành phố khác thì người ta áp dụng phương thức thờ vọng. Như vậy thì cô sẽ phù hộ và giúp đỡ những người khó khăn nhiều hơn.

Cô Chín còn có rất nhiều tên gọi khác như là Cô Chín SòngCô Chín còn có rất nhiều tên gọi khác như là Cô Chín Sòng

Đền Cô Chín có gì linh thiêng thu hút những du khách?

Đền thờ Cô Chín luôn là điểm đến đầu tiên của những du khách phương xa khi đến thăm Thanh Hóa. Thậm chí còn có rất nhiều người dân và du khách đã từng “cầu được ước thấy” khi đến cầu nguyện tại ngôi đền. Và một trong số đó được chú ý nhất chính là bên trong ngôi đền này có đến 9 miệng giếng cực kỳ linh thiêng. 

Hầu như là quanh năm thì những chiếc giếng này chưa bao giờ cạn nước và lúc nào nước cũng trong veo. Mỗi người du khách đến thăm đều thực hiện nghi thức phóng sinh nên dưới mỗi giếng đều có hơn hàng nghìn con cá. Phía trong của đền Cô Chín còn có ban thờ Thành Hoàng và ban thờ Ngũ vị Tôn quan, Chầu Cửu cùng với tượng được sơn son thếp vàng cực đẹp. Bất kỳ thời gian nào thì bạn cũng đều có thể đến cầu nguyện và thờ cúng quanh năm.

Thời gian diễn ra các buổi lễ hội ở đền Cô Chín

Theo như những người dân địa phương tại đây cho biết, đền Cô Chín thường tổ chức lễ hội vào ngày 26/2 và 9/9 theo lịch Âm. Đây là buổi lễ hội thường niên được nên thu hút rất nhiều người dân và du khách đến tham dự. Khi đến vào dịp 26/2, người dân sẽ được tham dự các lễ hội rước kiệu từ đền Sòng Sơn đền Cô Chín rồi đến khu vực đèo Ba Dội. Còn ngày 9/9 âm là ngày lễ hội chính của các lễ tế nên người tham dự sẽ đông hơn.

Nên dâng lễ vật gì tại đền thờ Cô Chín

Thông thường, đền thờ Cô Chín là địa điểm thờ cúng khá là linh thiêng. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người thường thắc mắc không biết là phải dâng lễ vật gì để tỏ lòng biết ơn đến với cô. Tuy nhiên, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau nên bạn không cần phải quá đắn đo vì chuyện này.

Khi đi đến lễ đền, bạn chỉ cần tiến hành sắm sửa và mua những gì mình cảm thấy cần thiết và bày tỏ được tấm lòng của mình. Mỗi người đều có thể tùy tâm, đó cũng có thể là đồ cúng chay hoặc mặn kèm theo trái cây và một ít vàng mã. Đặc biệt những khu vực xung quanh khu vực đền thờ Cô Chín có rất nhiều hàng quán bán các lễ vật nên bạn có thể đến đây rồi chuẩn bị cũng được.

Khu vực mỗi giếng trong đền luôn có rất nhiều cá được phóng sanhKhu vực mỗi giếng trong đền luôn có rất nhiều cá được phóng sanh

Một số điều cần phải lưu ý khi đến Cô Chín Thanh Hóa

Tất cả những khu vực đền thờ linh thiêng đều có rất nhiều điều cần phải kiêng kỵ. Mỗi một nơi đều có các quy tắc mà bạn cần phải chú ý và tuân theo. Sau đây là một số các lưu ý mà bạn cần phải tuân theo khi đến hành hương tại đền Cô Chín:

  • Nếu như bạn muốn tự mình tiến hành dâng lễ lên đền của Cô Chín. Đầu tiên hãy đến bàn thờ và khấn bái trước, sau đó thì mới tiến hành dâng lễ và đọc các văn khấn ở ngay bên trong ngôi đền.

  • Điều quan trọng khi tiến hành thắp hương thì hãy đợi hương hết 1 tuần lễ rồi mới tiến hành hạ các lễ vật.

  • Nếu như bạn không kịp chuẩn bị trước các lễ vật để dâng lên đền thờ của cô thì hãy đến trước các sạp hàng ngay dưới chân đền. Nơi đây có đầy đủ các loại sớ, hoa quả, các loại hương, đèn, vàng mã,… mà bạn muốn. Nếu như bạn muốn chuẩn bị số lượng lớn thì nên liên hệ trước để người bán ở ngay cạnh

    đền Cô Chín

    chuẩn bị để không đợi lâu nhé.

  • Đền thờ là nơi cực kỳ linh thiêng nên bạn cần phải chú ý đi nhẹ, nói khẽ và đặc biệt là trang phục phải gọn gàng và lịch sự.

  • Sau khi mượn các đồ dùng để tiến hành cúng theo lễ nghi thì hãy trả lại theo đúng nơi mà bạn đã mượn.

Cần xem qua một số lưu ý trước khi đến cầu khấn tại đền thờ Cô ChínCần xem qua một số lưu ý trước khi đến cầu khấn tại đền thờ Cô Chín

Có thể bạn quan tâm:

Theo như những thông tin trên thì có thể thấy đền Cô Chín là nơi cực kỳ linh thiêng. Đây được xem như là nơi ứng nghiệm với những lời cầu khẩn từ các du khách phương xa và cả người địa phương. Chắc chắn địa điểm này sẽ thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi khi đến thời gian lễ hội được tổ chức thường niên.